Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Canada: Cách làm hiệu quả phát huy vai trò cán bộ Bộ Công Thương biệt phái ở nước ngoài

Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với các thị trường ngoài nước là để phát huy trí tuệ của bộ phận cán bộ Công Thương, các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài.
Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với các thị trường ngoài nước: “Cánh tay nối dài” cho hàng Việt ra thế giới Giao ban Thương vụ định kỳ hàng tháng: Sáng kiến kịp thời cho doanh nghiệp xuất khẩu

TS. Trần Thu Quỳnh, Tham tán thương mại, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Canada đã có cuộc chia sẻ với Vuasanca về Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với các thị trường ngoài nước.

Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Canada: Cách làm hiệu quả phát huy vai trò cán bộ Bộ Công Thương biệt phái ở nước ngoài

Thưa bà, ngày 29/7 vừa qua, Bộ Công Thương lần đầu tiên tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với các thị trường ngoài nước. Đây chính là tiền đề để Bộ Công Thương tổ chức thường kỳ vào các tháng tiếp theo. Bà đánh giá thế nào về hoạt động này của Bộ Công Thương?

Hội nghị ngày 29/7/2022 là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, tạo lập nền tảng đối thoại và cập nhật thông tin thường kỳ để hệ thống các cơ quan thương vụ ở nước ngoài của Bộ Công Thương sớm nắm vững các chủ trương định hướng và các vấn đề nóng của ngành, để kịp thời tham mưu, dự báo, cung cấp thông tin, kinh nghiệm, cách xử lý của các nước đối tác.

Bên cạnh đó, các thương vụ cũng có cơ hội để thường xuyên trao đổi, hỏi đáp và cập nhật định chiến lược phát triển và nhu cầu của các ngành, địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp cả nước. Với ý nghĩa này, Hội nghị không chỉ là hoạt động giao ban xúc tiến thương mại mà thực tế chính là một Hội nghị đối thoại và triển khai các nhiệm vụ của ngành Công Thương với các cơ quan thương vụ ở nước ngoài. Đưa hoạt động này vào kế hoạch công tác thường kỳ, thể hiện rõ sự sát sao, cầu thị của lãnh đạo Bộ Công Thương để phát huy trí tuệ của bộ phận cán bộ Công Thương biệt phái ở nước ngoài.

Chúng tôi tin rằng, khi được sống cùng “hơi thở, nhịp đập và mạch suy nghĩ”, chúng tôi sẽ có khả năng nâng cao chất lượng tham mưu, kịp thời thông tin, đề xuất chính sách để Lãnh đạo Bộ đưa ra những quyết sách, giúp nhanh chóng phát huy và khơi thông các nguồn lực phát triển ngành riêng và góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội được Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.

Chúng tôi cũng nhận được những phản hồi tích cực của các doanh nghiệp thường xuyên kết nối với thương vụ về Hội nghị ngày 29/7. Các doanh nghiệp đều đánh giá cao cơ hội được lắng nghe và đối thoại cùng các lãnh đạo Bộ ngành và các chuyên gia về các vấn đề thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ của ngành Công Thương.

Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Canada: Cách làm hiệu quả phát huy vai trò cán bộ Bộ Công Thương biệt phái ở nước ngoài
TS. Trần Thu Quỳnh, Tham tán thương mại, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Canada

Có thể nói, Hội nghị này chính là cầu nối quan trọng giữa hệ thống các cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên cả nước. Để nâng cao hiệu quả của hội nghị hơn nữa, bà có góp ý gì?

Hiệu quả của một Hội nghị phụ thuộc rất nhiều vào chủ đề, đối tượng và diễn giả tham gia. Theo tôi, với tính chất là Hội nghị đối thoại và cung cấp thông tin thì đối với mỗi kỳ Hội nghị, phải chọn ra được chủ đề phù hợp, thời sự và trọng tâm.

Phù hợp nghĩa là đúng vào các vấn đề mà Bộ ngành, hiệp hội, địa phương doanh nghiệp quan tâm hay không. Thời sự nghĩa là có đúng xu hướng, đúng thời điểm không. Trọng tâm nghĩa là có đúng những ưu tiên, định hướng và chức năng nhiệm vụ của Bộ ta hay không. Từ chủ đề, chúng ta sẽ mời được đúng diễn giả có chất lượng và hiểu sâu về các vấn đề của từng địa bàn, từng phạm vi quản lý và lĩnh vực mặt hàng.

Chúng ta cũng cần có các nội dung “đặt hàng” các diễn giả sao cho rõ và trúng vào các khía cạnh mới của chủ đề; đặc biệt yêu cầu phân tích nguyên nhân và giới thiệu được các thông tin hay, cách làm sáng tạo, kinh nghiệm hiệu quả... Khi chúng ta có chủ đề và diễn giả tốt, chúng ta càng cần “lựa chọn” đối tượng khách mời cho chính xác để cho thông tin đến được nơi cần đến và đúng thời điểm.

Với tính chất thường kỳ hàng tháng, theo tôi, Ban tổ chức nên triển khai danh mục các chủ đề trước từ 3-6 tháng, dựa theo mối quan tâm của các địa phương, ngành nghề và doanh nghiệp. Sự tham gia của các Cục Vụ trong Bộ và các các Bộ ngành khác về mặt hoạch định nội dung chủ đề và cung cấp, giới thiệu diễn giả là rất cần thiết.

Cùng với các doanh nghiệp, chúng tôi cũng rất cần nghe và được cập nhật kịp thời các thông tin từ trong nước để làm “vốn liếng” khi triển khai công việc ở nước ngoài. Chúng tôi mong muốn thời lượng đối thoại, hỏi đáp được bố trí nhiều hơn và bản thân các cơ quan thương vụ cũng được quyền tham gia đối thoại và đề nghị cung cấp thông tin chứ không phải là trao đổi một chiều.

Và cuối cùng, theo tôi, để kết quả của các Hội nghị có thể triển khai thực chất, rất cần sự quan tâm tham gia chủ trì của lãnh đạo Bộ Công Thương.

Trước tác động của dịch Covid-19, kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, đại diện thương vụ có những khuyến nghị nào tới doanh nghiệp, ngành hàng khi thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường?

Tôi cho rằng các yếu tố dịch bệnh và địa chính trị sẽ tiếp tục mang lại cả những cơ hội và những hệ luỵ tiêu cực cho mọi nền kinh tế và doanh nghiệp. Từ góc độ địa bàn Canada, tôi cho rằng các hệ luỵ tiêu cực này đặc biệt rõ với tỷ lệ lạm phát cao và sụt giảm tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng. Khảo sát cho thấy lòng tin kinh doanh, lòng tin tiêu dùng, lạc quan tài chính của người dân và doanh nghiệp Canada đều thấp, đây đều là những yếu tố khiến cho triển vọng tăng cường xuất khẩu của Việt Nam sang địa bàn không dễ dàng trong thời gian tới.

Mặc dù vậy, các khó khăn về mặt bối cảnh này lại cũng chính là những yếu tố tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường và có thêm cơ hội kết nối sản xuất.

Thứ nhất, chính phủ và doanh nghiệp Canada nhận thức rõ yêu cầu đa dạng hoá nguồn cung trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung không hạ nhiệt và trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục duy trì chính sách zero Covid. Thứ hai, Canada định hình ngày càng rõ chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của mình, vì vậy càng ưu tiên phát triển quan hệ thương mại và đầu tư với châu Á, đặc biệt là Canada đang rất muốn đẩy nhanh ký kết Hiệp định Canada - ASEAN và Việt Nam đang trở thành điểm sáng ở khu vực châu Á nhờ tính ổn định và có thể dự báo.

Để tiếp cận thị trường, cải thiện năng lực xuất khẩu vào thị trường Canada, các doanh nghiệp của chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến việc tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, thị trường, thị hiếu và quy định của sở tại; chủ động nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn; sáng tạo mẫu mã và mở rộng quy mô sản xuất. Ngoài đảm bảo tính cạnh tranh về giá và khả năng cung hàng ổn định, chúng ta phải chú ý xây dựng các giá trị về môi trường, tính nhân văn và thương mại công bằng trong kinh doanh.

Bên cạnh đó, cần lưu ý là trong Hiệp định CPTPP, Canada là quốc gia có số vụ điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất với hàng xuất khẩu Việt Nam, vì vậy, các doanh nghiệp cũng cần quan tâm thực hiện đúng các quy tắc xuất xứ. Là nước có mạng lưới các Hiệp định thương mại tự do rộng khắp, Canada quan tâm thúc đẩy các doanh nghiệp của mình tận dụng nguyên tắc xuất xứ cộng gộp để hợp tác sản xuất và tăng cường xuất khẩu.

Hai nước có nhiều tiềm năng để kết nối chuỗi sản xuất, hợp tác gia công OEM cho các thương hiệu Canada, sử dụng nguyên liệu từ Việt Nam và Canada, sản xuất tại Việt Nam để phục vụ thị trường Canada hoặc xuất khẩu đi nước thứ ba. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển hướng tìm nguồn cung hàng, nguyên vật liệu để thay thế cho các thị trường Nga, Ukraine và cả Tây Âu (Đức, Anh…).

Chúng ta đang đứng trước những thời cơ mới do bối cảnh quốc tế và các cơ hội mới do các FTAs mang lại. Vì vậy, ngoài khai thác các ưu đãi về thuế quan để nhằm thúc đẩy xuất khẩu, các doanh nghiệp cần nắm những cơ hội lớn hơn với các doanh nghiệp nước ngoài như là sự kết nối sản xuất, đầu tư, công nghệ, thương hiệu để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và nâng cao vị trí của mình trong chuỗi..

Đặc biệt, các doanh nghiệp cần quan tâm đến các cơ hội tham gia mua sắm chính phủ, đấu thầu chính phủ, hợp tác công tư ở nước ngoài mà các FTAs mang lại. Ngoài ra, cần tính đến việc tạo sự đồng vận giữa xuất khẩu hàng hoá và xuất khẩu dịch vụ. Đây là mảng xuất khẩu mà các doanh nghiệp của chúng ta còn bỏ ngỏ, chưa tận dụng được cơ hội về dịch vụ vận tải biển, xây dựng, dịch vụ viễn thông và IT và dịch vụ nhượng quyền thương mại, dịch vụ lao động, du lịch…

Xin cảm ơn bà!

Thu Phương - Hoa Quỳnh (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường ngoài nước

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ

Gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ

Cục Phòng vệ thương mại thông báo gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ xuất xứ từ Thái Lan và Trung Quốc.
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đúc bằng sợi từ Việt Nam

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đúc bằng sợi từ Việt Nam

Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam.
"Ông lớn" hệ thống phân phối thúc đẩy sản phẩm OCOP xuất ngoại

"Ông lớn" hệ thống phân phối thúc đẩy sản phẩm OCOP xuất ngoại

Mục tiêu các hệ thống phân phối lớn là xây dựng chuỗi giá trị bền vững, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trong nước vừa tạo tiền đề để sản phẩm vươn xa.
Điều tra phòng vệ thương mại hàng hoá xuất khẩu gia tăng: Chủ động biến nguy thành cơ

Điều tra phòng vệ thương mại hàng hoá xuất khẩu gia tăng: Chủ động biến nguy thành cơ

Số vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam gia tăng, theo đó, doanh nghiệp cần tăng cường ứng phó để biến nguy thành cơ.
Việt Nam giữ vững

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Gạo Việt Nam chiếm gần 80% trong tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines trong 10 tháng năm 2024 và vẫn giữ vững "ngôi vương" xuất khẩu gạo vào thị trường này.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ Công Thương khuyến nghị người tiêu dùng tuyệt đối không mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký để tự bảo vệ quyền lợi ích.
Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Sau 2 ngày livestream tại chương trình “Tự hào hàng Việt” đã thu về 12,7 nghìn đơn hàng cho các sản phẩm nông sản tiêu biểu của tỉnh Gia Lai.
Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, lần đầu tiên sau 27 tháng (kể từ tháng 6/2022).
Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế

Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế

Để sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế cần sự phối hợp, sáng tạo và đổi mới của các cấp, ngành và các chủ thể, hợp tác xã OCOP...
EU khởi kiện Temu vì sản phẩm bất hợp pháp

EU khởi kiện Temu vì sản phẩm bất hợp pháp

Ngày 31/10, vì lo ngại Temu không ngăn chặn được việc bán sản phẩm bất hợp pháp trực tuyến, EU đã chính thức khởi kiện Temu.
Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ diễn ra vào đầu tháng 12/2024.
Kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại ở nước ngoài

Kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại ở nước ngoài

Sáng 1/11, Bộ Công Thương đã tổ chức Tọa đàm “Kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại ở nước ngoài”.
Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

10 tháng năm nay, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy ước đạt 51,74 tỷ USD, trong đó, gạo, cà phê, rau quả lập đỉnh lịch sử.
Ngày mai (1/11): Tọa đàm

Ngày mai (1/11): Tọa đàm 'Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, duy trì dòng chảy xuất khẩu hàng hoá'

Ngày mai (1/11), Vuasanca tổ chức Tọa đàm 'Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, duy trì dòng chảy xuất khẩu hàng hoá bền vững'.
Nỗi niềm trăn trở của

Nỗi niềm trăn trở của 'tư lệnh' ngành nông nghiệp về đầu ra của sản phẩm OCOP

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan: Chúng ta có niềm tin rằng, thế giới sẽ biết thêm về Việt Nam nhờ OCOP không?
Chùm ảnh: Sôi động sản phẩm OCOP vùng miền tại triển lãm VIETNAM OCOPEX

Chùm ảnh: Sôi động sản phẩm OCOP vùng miền tại triển lãm VIETNAM OCOPEX

Triển lãm VIETNAM OCOPEX nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm OCOP có lợi thế của quốc gia vào mạng lưới phân phối trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Các thương vụ chia sẻ kinh nghiệm quốc tế đối với việc thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng

Các thương vụ chia sẻ kinh nghiệm quốc tế đối với việc thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng

Theo các thương vụ, Đà Nẵng cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo đòn bẩy mạnh mẽ cho doanh nghiệp và khu thương mại tự do thành phố.
Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Ông Nguyễn Quang Hiếu - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, năm 2024, không phát hiện vi phạm an toàn thực phẩm đối với nho sữa Trung Quốc nhập khẩu.
Bị nghi ngờ chất lượng sản phẩm, Temu khó chiếm lĩnh thị trường dù hạ giá ‘sập sàn’

Bị nghi ngờ chất lượng sản phẩm, Temu khó chiếm lĩnh thị trường dù hạ giá ‘sập sàn’

Dù hàng giá rẻ có thể thu hút sự chú ý nhưng các chuyên gia cho rằng, để thuyết phục khách hàng, Temu cần thời gian chứng minh chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chuyển đổi mạnh mẽ sang phát triển bền vững, Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu là yêu cầu tất yếu.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SB Law cho rằng, cần kiểm soát chất lượng và nguồn gốc hàng hóa trên sàn thương mại điện tử Temu.
Khách hàng quốc tế quan tâm đến nông sản Việt tại Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc

Khách hàng quốc tế quan tâm đến nông sản Việt tại Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc

Tại Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc diễn ra tại Quảng Châu, nông sản Việt tại Khu gian hàng Quốc gia Việt Nam hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng quốc tế.
Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam

Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam

Theo thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam.
Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam trong tháng 9 năm 2024 với 107 tấn, chiếm tỷ trọng gần 50% trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam.
Doanh nghiệp không chỉ bán sản phẩm, phải bán “câu chuyện tạo ra sản phẩm”

Doanh nghiệp không chỉ bán sản phẩm, phải bán “câu chuyện tạo ra sản phẩm”

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, dư địa cho sản phẩm OCOP còn rất lớn nhưng cần được cạnh tranh bằng giá trị văn hóa khi tiếp cận thị trường.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động