Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 21/11/2024 19:57

TS Vũ Tiến Lộc: Bộ Công Thương cần tập trung đặc biệt vào chính sách công nghiệp

TS Vũ Tiến Lộc cho rằng, để phục hồi nền kinh tế và nâng cao cạnh tranh cho doanh nghiệp về lâu dài cần những chính sách mạnh về phát triển công nghiệp.

TS. Vũ Tiến Lộc - Đại biểu Quốc hội khoá XV, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá, thời gian qua, Bộ Công Thương đã nỗ lực rất lớn trong việc mở cửa thị trường nước ngoài cho doanh nghiệp thông qua các khung khổ hội nhập, thông qua các Hiệp định FTA. Tuy nhiên, dù thị trường được mở rộng song hiệu quả các FTA chưa cao. Doanh nghiệp chưa tham gia được những công đoạn cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Nếu tiếp tục kéo dài tình trạng này thì doanh nghiệp sẽ tụt hậu trong chuỗi giá trị toàn cầu.

TS Vũ Tiến Lộc: Chính sách công nghiệp cần là trọng tâm trong giai đoạn tới của Bộ Công Thương

Hiện nay Việt Nam vẫn có ưu thế về lao động so với Trung Quốc, song các nền kinh tế sau ta cũng đang vươn lên, có thể trở thành các quốc gia cạnh tranh lớn với ta cả về nguồn lao động cũng như môi trường kinh doanh dầu tư.

Với vai trò của Bộ Công Thương, trong bối cảnh đó, thứ nhất, Bộ Công Thương cần tập trung vào việc xây dựng các chính sách công nghiệp trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu bằng các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ.

"Cần chuyển trọng tâm chính sách nhằm vào những đối tượng, doanh nghiệp, ngành nghề, lĩnh vực và sản phẩm riêng lẻ sang chính sách thúc đẩy phát triển các chuỗi cung ứng, các hệ sinh thái gắn kết được các doanh nghiệp, địa phương, các lĩnh vực ngành nghề trong nền kinh tế Việt Nam. Để hình thành các chuỗi cung ứng nhu vậy thì phát triển công nghiệp hỗ trợ giữ một vai trò quan trọng. Phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ giúp chúng ta thoát khỏi kiếp gia công, gia tăng giá trị khi tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu và cũng đảm bảo cho chúng ta tự chủ hơn trong việc duy trì các chuỗi cung ứng" - TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Thứ hai, đặt trọng tâm vào việc thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Thời gian tới, vai trò của Bộ Công Thương là phải gắn kết được hệ sinh thái cộng sinh cùng có lợi giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ ba, Bộ Công Thương trong thời gian tới cũng cần đặc biệt quan tâm tới nội dung phát triển công nghiệp. Đây là một xu hướng không thể nào khác được nếu chúng ta muốn có một nền kinh tế có hiệu quả cao hơn, có giá trị gia tăng lớn hơn, bền vững hơn và tự chủ hơn. Đây là mệnh lệnh phát triển của chúng ta trong giai đoạn mới, bên cạnh những nỗ lực tiếp tục hội nhập.

Các chính sách phát triển sản xuất công nghiệp phải làm sao thoát khỏi việc tỷ lệ gia công quá lớn, chủ yếu người lao động vẫn phải sống bằng lao động giản đơn, tiền lương, thu nhập thấp. Điều đó có nghĩa là người lao động sẽ không thể có một khoản dự trữ để đề phòng, đầu tư cho tương lai. Do đó, khi dịch bệnh xảy ra khiến đứt đoạn sản xuất, họ không còn việc làm, sẽ rất khó trụ vững được.

Ngược lại, nếu như ngành công nghiệp phát triển ở một trình độ cao, giá trị gia tăng lớn thì lại khác hẳn. Những người lao động sẽ có thể có khả năng chống chịu cao, sẵn sàng trở lại với doanh nghiệp khi sản xuất mở cửa trở lại. Chính vì vậy, cho nên điều quan trọng là phải nâng cấp lên trong chuỗi cung ứng toàn cầu bằng việc đầu tư cho sản xuất, nghiên cứu, thương hiệu và phân phối. Đây là điều rất quan trọng mà Việt Nam phải bứt phá trong thời gian tới và nó liên quan đến chính sách công nghiệp quốc gia.

Bên cạnh đó, chính sách phát triển công nghiệp hiện nay có điểm một bất hợp lý là chúng ta hình thành những đại công trường, chủ yếu là lắp ráp, tập trung xung quanh các thành phố lớn. Mà các thành phố lớn thì đang quá tải và sẽ đầy rủi ro bởi nếu xảy ra tình trạng thiên tai, dịch bệnh hay chiến tranh khiến sản xuất ngưng trệ thì toàn bộ dây chuyền đó không thể hoạt động được. Trong khi đó, nếu chúng ta phân tán sản xuất ra thì khi chỗ này phải ngừng sản xuất thì chỗ khác còn có thể tiếp tục. Chính vì vậy, cần giải được bài toán phân bổ không gian khu công nghiệp. Đây là bài toán cần tính trong chiến lược phát triển công nghiệp của chúng ta trong thời gian tới.

Phương Lan
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Tin cùng chuyên mục

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Bài 4

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 3

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 2

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 1

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu