Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 23:45

Tự do báo chí phải đặt trong khuôn khổ pháp luật

Tự do ngôn luận, tự do báo chí là một trong những quyền cơ bản của con người trong thời đại ngày nay.

Gần đây, một số tổ chức, cá nhân có thể không hiểu thực tế ở Việt Nam hoặc có biết nhưng do có dụng ý xấu đã nhân danh cái gọi là “dân chủ, nhân quyền” để bịa đặt, xuyên tạc rằng “ở Việt Nam không có tự do báo chí”, họ vẽ ra một thứ “tự do báo chí” vô nguyên tắc, vô chính phủ. Có lẽ họ không biết rằng, trên thế giới này, ở tất các quốc gia có báo chí thì sự tự do báo chí đều phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật.

Nhìn ra thế giới

Tự do ngôn luận, tự do báo chí là một trong những quyền cơ bản của con người trong thời đại ngày nay. Đó là quyền được thông tin, trao đổi, giao tiếp, thể hiện ý chí và nguyện vọng của mỗi người một cách công khai thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều quyền cơ bản của con người, quyền tự do báo chí phải đặt trong khuôn khổ của pháp luật.

Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1948 có vị trí đặc biệt trong luật quốc tế về nhân quyền. Tuyên ngôn là nền tảng cho hai công ước cơ bản về nhân quyền cùng được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào năm 1966 cũng như các văn kiện quốc tế khác về nhân quyền trong nhiều lĩnh vực được thông qua sau đó. Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền khẳng định: “Mỗi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng, trong khi hưởng thụ các quyền về tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung”.

Thực tế trên thế giới thời gian qua và hiện nay cho thấy, tùy thuộc vào điều kiện và bối cảnh cụ thể mà ở mỗi quốc gia đều đã đưa ra những giới hạn nhất định đối với việc thực hiện tự do ngôn luận của công dân. Ở Mỹ, giới hạn của tự do ngôn luận được thể hiện chủ yếu qua án lệ của các tòa án, đặc biệt là Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, cho phép chính quyền ngăn chặn và trừng phạt các phát ngôn có tính chất khiêu dâm, tục tĩu, phỉ báng, xúc phạm, gây hấn...

Ở Pháp, pháp luật về tự do ngôn luận đưa ra các giới hạn, chế tài nghiêm khắc trừng trị hành vi lạm dụng quyền tự do ngôn luận làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, bao gồm việc bảo vệ nhân phẩm con người, chống lại việc vu khống, bôi nhọ; chống phân biệt chủng tộc, tôn giáo; chống kích động bạo lực, gây hận thù (Luật Tự do báo chí, năm 1881); chống lại việc xâm phạm đời tư (Bộ luật Dân sự); cấm xuất bản một số tài liệu liên quan đến an ninh quốc gia (Luật Hình sự). Việc bày tỏ quan điểm cá nhân trên mạng internet cũng chịu sự điều chỉnh của Luật Tự do báo chí…

Gần đây, một số người liên tục ca ngợi cái gọi là “Tự do báo chí theo mô hình phương Tây”. Thế nhưng ngay chính những người trong cuộc cũng phải thừa nhận rằng, nơi vẫn được gọi là “thế giới tự do”, thì “tự do ngôn luận và tự do báo chí thì cũng chỉ là điều không tưởng”. Ông Paul Sethe là nhà báo danh tiếng, đồng thời là nhà văn và nhà nghiên cứu khoa học xã hội ở Cộng hòa Liên bang Đức mới đây đã khẳng định: “Tự do báo chí ở các nước phương Tây là tự do phổ biến những ý kiến riêng của 200 người giàu có”.

Cách đây đúng 10 năm, vào những ngày đầu tháng 6/2013, cả làng báo quốc tế xôn xao trước sự việc hãng AP kiện Bộ Tư pháp Mỹ vì đã nghe lén điện thoại và kiểm tra email của 20 phóng viên. Theo thông tin của AP, Bộ Tư pháp Mỹ đã “bí mật thu các cuộc điện thoại ở hơn 20 đường dây được phóng viên và văn phòng AP đăng ký, bao gồm cả điện thoại di động và cố định”. Phát biểu về sự việc này trên tờ Yahoo News, nhà sản xuất phim tài liệu Mỹ Robert Greenwald đã nhận định: “Đây là kết quả của các chính sách mà chính quyền Mỹ đang áp dụng. Điều này đã trở thành hệ thống. Đây không phải chỉ xảy ra một lần, không phải là một vụ tai nạn. Đây chính là một nỗ lực để khiến những nhà cung cấp thông tin phải giữ im lặng. Đây quả là một điều đáng tiếc”.

Với tư cách là nước đặt trụ sở của Liên hợp quốc, lẽ ra Mỹ phải có nghĩa vụ không cản trở công việc của các nhà báo đưa tin về hoạt động của Liên hợp quốc, bất kể hoàn cảnh nào. Thế nhưng mới đây, Washington đã từ chối cấp thị thực nhập cảnh cho các nhà báo Nga tháp tùng Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov đến trụ sở Liên hợp quốc. Mặc dù trước đó, Bộ Ngoại giao Nga đã liên hệ nhiều lần và được Bộ Ngoại giao Mỹ đảm bảo rằng thị thực “sắp được cấp”. Tuy nhiên, đây là một lời nói dối trắng trợn. Ngày 23/4/2023, trước khi lên đường đến New York để đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, ông Serguei Lavrov đã chỉ trích Hoa Kỳ có một quyết định “hèn hạ”. Đồng thời, Ngoại trưởng Nga còn mỉa mai rằng, Hoa Kỳ đã cho thế giới thấy rõ giá trị của những tuyên bố của họ về tự do ngôn luận, tự do báo chí.

Thực tế tự do báo chí tại Việt Nam

Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận của công dân. Tự do ngôn luận được xem là quyền hiến định ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1946): “Công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài” (Điều 10). Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện hành (năm 2013) tiếp tục khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25). Như vậy về mặt pháp luật, Đảng, Nhà nước đã ban hành khung pháp lý về quyền tự do ngôn luận đầy đủ, đồng bộ, tương thích với luật pháp quốc tế về quyền con người.

Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, các Luật: Báo chí năm 2016, Tiếp cận thông tin năm 2016 và An ninh mạng năm 2018 đều quy định rõ về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Theo đó, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của mọi công dân là quyền được tự do có quan điểm và giữ vững quan điểm của mình, cũng như được tự do tìm kiếm và tiếp nhận, chia sẻ thông tin nhưng phải nằm trong giới hạn mà pháp luật quy định, phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Không đươc tùy tiện, vu khống, bôi nhọ, lừa bịp, xâm hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, quyền tự do của người khác. Cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội. Những hành vi đăng tải, phát tán thông tin sai lệch, xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền; bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; thông tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân… đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Việt Nam hiện nay, theo số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông đang có có hơn 800 cơ quan báo chí in và điện tử, hơn 70 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình. Cả nước có hơn 40.000 người hoạt động trong cơ quan báo chí, trong đó có hơn 17.000 người được cấp Thẻ Nhà báo… Việt Nam được thế giới ghi nhận là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng và sử dụng internet cao nhất thế giới với gần 70 triệu người sử dụng (chiếm khoảng 70% dân số).

Thời gian qua tại Việt Nam đã có một số nhà báo, hoặc những người đã từng làm báo vi phạm pháp luật bị các cơ quan chức năng của Việt Nam xét xử. Đó là điều bình thường. Bởi lẽ nhà báo cũng là công dân, bình đẳng như mọi công dân khác. Pháp luật của Việt Nam và đại đa số các nước có chế độ pháp quyền đều có quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”. Có điều không bình thường là một số người đã có ý kiến trên mạng xã hội hoặc trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài cho rằng “Việt Nam đã đàn áp nhà báo”, “Ở Việt Nam không có tự do báo chí”… Họ kêu gọi mọi người đấu tranh đòi “tự do báo chí đích thực”, “thả nhà bảo độc lập”… Họ ra sức tung hô, cổ xúy, ca ngợi những kẻ mà họ gán cho những mỹ từ như “nhà báo tự do”, “nhà đấu tranh dân chủ”, “nhà bất đồng chính kiến” mà thực ra đó là những người vi phạm pháp luật, đã bị pháp luật Việt Nam xử lý.

Họ còn đòi Việt Nam phải “tư nhân hóa báo chí” để biến báo chí ở Việt Nam thành công cụ phục vụ mưu đồ của họ. Có lẽ họ không biết sự thật rằng, báo chí ở Việt Nam hiện nay vẫn tiếp tục giữ vai trò là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và là diễn đàn của nhân dân; chủ động, kịp thời, thông tin hiệu quả về những vấn đề lớn của đất nước, có nội dung thông tin thể hiện rõ vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận và tạo sự đồng thuận xã hội. Tự do báo chí ở Việt Nam là sự thật, không thể xuyên tạc được./.

Đại tá, nhà báo Đỗ Phú Thọ

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Thắng 'giặc nội xâm' để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

''Đúng - Trúng - Hay'' trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 3: ''Thành quả'' thiết thực từ sinh hoạt chuyên đề

Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá

Thường xuyên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như 'rửa mặt hàng ngày'

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Vuasanca đoạt giải Khuyến khích Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực chủ động đổi mới, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kép