Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Từ "made in Vietnam" đến "made by Vietnam"

Câu chuyện thế nào là hàng "made in Vietnam", "made by Vietnam" cùng những lùm xùm của Khải Silk năm 2018 và chiếc tivi của Asanzo mới đây tuy khuấy động dư luận nhưng phía sau đó nổi lên một vấn đề quan trọng hơn là chỗ đứng thương hiệu của một quốc gia trong toàn cầu hóa kinh tế. 

Để hiểu rõ hơn về "made in Vietnam"

Cùng với những xu hướng đáng khích lệ trong phong trào "Người Việt dùng hàng Việt", nhiều hàng Việt đã có vị thế vững chắc trên thị trường nội địa, chiếm được sự tin tưởng của khách hàng như dệt may, nông thủy sản, đồ gỗ, đồ gia dụng… Đây là giá trị tinh thần và tài sản vô giá mà các doanh nghiệp phải biết gìn giữ vì sự tồn tại và phát triển của chính mình.

Nhưng vấn đề liên quan đến chiếc TV Asanzo đang tạo ra những tranh luận liên quan việc một sản phẩm được tạo ra từ hầu hết linh kiện nhập khẩu dán nhãn "made in Vietnam". Các cơ quan quản lý có cần xây dựng các quy chuẩn đối với hàng hóa được quyền gắn nhãn "made in Vietnam"? Và liệu việc đặt ra các tiêu chuẩn này có thực sự thúc đẩy nền sản xuất trong nước?

tu made in vietnam den made by vietnam
Nguồn gốc tivi Asanzo đang có những ý kiến trái chiều

Liên quan khái niệm "hàng Việt" có ba cách tiếp cận cơ bản: Hàng có xuất xứ Việt Nam (of Vietnam origin), hàng sản xuất tại Việt Nam (made in Vietnam), và hàng của Việt Nam (product of Vietnam) hay do Việt Nam sản xuất (made by Vietnam).

Hàng xuất xứ Việt Nam thường được xác định bởi các cơ quan quản lý nhà nước nhằm mục đích cho phép nhà xuất khẩu hưởng thuế quan ưu đãi của nước nhập khẩu. Các tiêu chí xác định một mặt hàng có được coi là có xuất xứ từ Việt Nam hay không được quy định cụ thể trong các hiệp định thương mại với các quốc gia liên quan. Các cơ quan quản lý nhà nước căn cứ vào các tiêu chí này để cấp chứng nhận xuất xứ Việt Nam cho các lô hàng xuất khẩu vào thị trường đối tác ký kết. Có nhiều tiêu chí và phương pháp xác định xuất xứ. Thông thường một mặt hàng sẽ được công nhận xuất xứ khi tối thiểu 30-40% hàm lượng chế biến được thực hiện tại quốc gia. Ngoài ra với từng nhóm hàng có thể có những quy định riêng. Việc chứng nhận được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền và đơn thuần vì mục đích thương mại.

Trong khi đó, việc một sản phẩm như thế nào sẽ được quyền dán nhãn sản xuất tại Việt Nam chưa được quy định bởi các cơ quan quản lý nhà nước. Có một thực tế là các quốc gia cũng thường chỉ dành quan tâm tới việc xây dựng các tiêu chuẩn đối với một sản phẩm được sản xuất và lưu hành trên thị trường mình. Việc gắn nhãn địa điểm sản xuất theo thông lệ thể hiện địa điểm nơi sản phẩm được hoàn tất để đưa ra thị trường hơn là gắn với những lợi ích thương mại như chứng nhận xuất xứ.

Khi các nền sản xuất vẫn còn bị giới hạn trong đường biên giới quốc gia, hàng hóa thường được sản xuất gần như toàn bộ trên lãnh thổ của quốc gia. Cụm từ "made in" ngày đó hàm chứa nhiều thông điệp hơn là chỉ dẫn xuất xứ của hàng hóa. Nó đại diện những giá trị sản xuất truyền thống của quốc gia, tiềm lực công nghệ… khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Đồng thời chính những sản phẩm có chất lượng này sẽ hình thành nên thương hiệu quốc gia.

Tuy nhiên, toàn cầu hóa đã khiến một sản phẩm là kết quả của một chuỗi cung ứng từ nhiều quốc gia và kết thúc ở bất kỳ một quốc gia nào trong chuỗi cung ứng đó mà nhà sản xuất thấy phù hợp. Bằng chứng rõ nhất là chúng ta đang thấy những sản phẩm "made in EU", phản ánh mức độ liên kết sâu sắc của 28 nền kinh tế thành viên. Tương tự như vậy, việc Việt Nam mỗi năm xuất khẩu lượng điện thoại di động lớn không khiến chúng ta được coi là "nhà sản xuất thiết bị di động" mà chỉ đơn thuần là cơ sở sản xuất lớn nhất thế giới của Samsung. Trở lại câu chuyện của Asanzo, ví thử một phần lớn số linh kiện của những chiếc TV của Asanzo được sản xuất tại các doanh nghiệp do Asanzo đầu tư tại Trung Quốc chắc chắn người tiêu dùng không có phản ứng phẫn nộ như đã thấy.

"Made by Vietnam": Hướng đến toàn cầu hóa

Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, người tiêu dùng thường không quan trọng sản phẩm được làm ra ở đâu mà quan trọng là nó được phân phối ở thị trường nào hoặc tạo ra bởi nhà sản xuất nào. Hàng hóa tiêu thụ trên thị trường phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật về vệ sinh, an toàn, môi trường… bất kể nó được sản xuất trong nước hay nhập khẩu. Các tập đoàn đa quốc gia cũng thường đưa ra cam kết chất lượng toàn cầu để bảo đảm hàng hóa của họ có thể tiếp cận mọi thị trường bất kể được sản xuất tại đâu (về lý thuyết là như vậy).

Có thể sắp tới, trước sức ép dư luận đối với việc xử lý hàng hóa nước ngoài đội lốt hàng Việt Nam, các cơ quan quản lý sẽ tìm cách đưa ra các quy định quản lý nhằm xác định những mặt hàng thế nào sẽ được gắn mác "made in Vietnam". Nhưng như đã phân tích, công việc phức tạp và sẽ khá tốn kém này mang giá trị tinh thần nhiều hơn là thương mại cũng như không có nhiều ý nghĩa trong việc tạo thêm động lực phát triển sản xuất trong nước. Bản chất của chuỗi phân công lao động toàn cầu ngày nay là sản phẩm được làm ra bởi ai (made by) chứ không phải ở đâu (made in).

Chúng ta từng hy vọng "đi tắt đón đầu", thực hiện "công nghiệp hóa, hiện đại hóa" dựa vào nguồn lực bên ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài trong những lĩnh vực công nghệ được chiều chuộng với các chính sách ưu đãi, bảo hộ với hy vọng họ sẽ chuyển giao công nghệ cho chúng ta. Tuy nhiên, các nhà sản xuất điện tử, xe máy, ôtô… đến rồi bỏ đi ngay khi các hàng rào bảo hộ thuế quan bị dỡ bỏ mà không hề có chuyển giao công nghệ như chúng ta chờ đợi. Năm 2018, xuất khẩu điện thoại di động và linh phụ kiện đạt khoảng 49 tỷ USD. Nhưng giá trị phần đóng góp bởi doanh nghiệp nội chỉ khoảng trung bình 2 USD/sản phẩm. Chiếc xe du lịch thương hiệu Việt đầu tiên sắp ra đời bằng vốn và sức lao động của người Việt nhưng hoàn toàn bằng công nghệ, máy móc nước ngoài từ các khâu kỹ thuật tới quản lý. Những chiếc xe, điện thoại kể trên đều là những sản phẩm có giá trị thương mại cao, tạo công ăn việc làm và đóng góp cho ngân sách. Nhưng không thể nhìn vào kim ngạch thương mại và dòng chữ "made in Vietnam" để tự hào rằng đó là những sản phẩm Việt.

Những thành công của bóng đá Việt Nam gần đây là thành quả bền bỉ đầu tư chiều sâu thông qua xã hội hóa, đầu tư cho công tác đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp. Bài học từ bóng đá gợi cho thấy con đường trở thành một nước công nghiệp phát triển phải được hoạch định dựa trên việc khai phá các tiềm năng tri thức, sáng tạo của xã hội để làm chủ khoa học công nghệ. Các sản phẩm "made in Vietnam" giúp chúng ta có công ăn việc làm, thoát nghèo. Để thành ông chủ và gia nhập câu lạc bộ các nền kinh tế phát triển chúng ta cần nhiều sản phẩm chất lượng "made by Vietnam".

Một thời gian dài, chúng ta đã đánh đồng hai khái niệm "made in Vietnam" và "made by Vietnam". Hoặc cũng có thể các nhà quản lý cố tình nhầm lẫn nhằm tìm một thành công dễ dãi trong việc tạo ra những sản phẩm công nghệ "made in Vietnam".
Chi Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tăng cường liên kết, xúc tiến thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Tăng cường liên kết, xúc tiến thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Thương mại Việt Nam -Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, hứa hẹn đưa kim ngạch xuất nhập khẩu song phương tiến sát mốc 200 tỷ USD trong năm nay.
GRECO 2024: Thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững

GRECO 2024: Thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững

Hàng nghìn sản phẩm lĩnh vực công nghệ xanh, giải pháp phát triển bền vững quy tụ “Không gian giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tăng trưởng xanh TP. Hồ Chí Minh”.
Xuất khẩu phân bón của Việt Nam tăng cả về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón của Việt Nam tăng cả về lượng và kim ngạch

8 tháng năm 2024, cả nước xuất khẩu gần 1,17 triệu tấn phân bón các loại, tương đương trên 478,69 triệu USD, tăng 5,9% về khối lượng, tăng 6,4% về kim ngạch.
Xuất nhập khẩu: Điểm sáng trên bức tranh kinh tế đất nước

Xuất nhập khẩu: Điểm sáng trên bức tranh kinh tế đất nước

Những năm vừa qua, xuất nhập khẩu luôn khẳng định vị trí là điểm sáng trên bức tranh kinh tế của đất nước với tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng cao.
Nhìn lại một năm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ

Nhìn lại một năm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ

Sau một năm nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện (10/9/2023-10/9/2024), hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Tin cùng chuyên mục

Xung lực mới cho hợp tác thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Xung lực mới cho hợp tác thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ giúp duy trì, củng cố quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, hứa hẹn mở thêm cơ hội trong hợp tác thương mại hai nước
Tổng cục Hải quan tăng cường kiểm soát rủi ro đối với doanh nghiệp tạm đình chỉ nhập khẩu hóa chất

Tổng cục Hải quan tăng cường kiểm soát rủi ro đối với doanh nghiệp tạm đình chỉ nhập khẩu hóa chất

Tổng cục Hải quan vừa ra văn bản yêu cầu các Cục Hải quan địa phương siết chặt kiểm soát rủi ro đối với doanh nghiệp tạm đình chỉ hoạt động nhập khẩu hóa chất.
Điểm tên 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất lớn nhất thức ăn gia súc của Việt Nam

Điểm tên 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất lớn nhất thức ăn gia súc của Việt Nam

Trung Quốc và Mỹ hiện là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam.
Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh sẽ diễn ra từ 21-23/10

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh sẽ diễn ra từ 21-23/10

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 hứa hẹn sẽ là một nền tảng quan trọng thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và châu Âu trong lĩnh vực kinh tế xanh.
Ban hành Bản câu hỏi điều tra rà soát áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với đường mía

Ban hành Bản câu hỏi điều tra rà soát áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với đường mía

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã Ban hành Bản câu hỏi điều tra rà soát áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía.
Khai mạc hội chợ triển lãm thương mại Việt Nam - Thượng Hải lần thứ 18

Khai mạc hội chợ triển lãm thương mại Việt Nam - Thượng Hải lần thứ 18

Hội chợ triển lãm thương mại Việt Nam - Thượng Hải quy tụ hơn 200 doanh nghiệp và trên 20 hiệp hội trưng bày, giới thiệu các sản phẩm chất lượng của Trung Quốc.
Việt Nam đã chi hàng tỷ đồng để nhập khẩu ngô các loại, mua từ nước nào nhiều nhất?

Việt Nam đã chi hàng tỷ đồng để nhập khẩu ngô các loại, mua từ nước nào nhiều nhất?

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi 1,72 tỷ USD, nhập khẩu ngô các loại, tăng 29,5% khối lượng, tăng 0,07% về kim ngạch nhưng giảm 22,8% về giá so với cùng kỳ.
Đến giữa tháng 9, xuất nhập khẩu cả nước vượt mức 540 tỷ USD

Đến giữa tháng 9, xuất nhập khẩu cả nước vượt mức 540 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế đến 15/9, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 540,72 tỷ USD, xuất siêu hơn 18 tỷ USD.
Giá tôm nguyên liệu và xuất khẩu đều có xu hướng tăng

Giá tôm nguyên liệu và xuất khẩu đều có xu hướng tăng

Tuần thứ 2 của tháng 9, giá tôm chân trắng ướp lạnh nguyên con tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2023. Giá tôm xuất khẩu sang cũng có xu hướng tăng.
Đến thời điểm giữa tháng 9, xuất khẩu gạo đã vượt 4 tỷ USD

Đến thời điểm giữa tháng 9, xuất khẩu gạo đã vượt 4 tỷ USD

Tính đến giữa tháng 9, Việt Nam xuất khẩu gần 6,5 triệu tấn gạo, mang về 4,06 tỷ USD.
8 tháng Việt Nam đã thu về hơn 822 triệu USD từ xuất khẩu sắn

8 tháng Việt Nam đã thu về hơn 822 triệu USD từ xuất khẩu sắn

8 tháng Việt Nam thu về hơn 822 triệu USD từ xuất khẩu sắn, sản lượng đạt hơn 1,7 triệu tấn, giảm 3,8% về lượng nhưng tăng 7% về trị giá so với cùng kỳ.
7 doanh nghiệp được phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 121.000 tấn đường năm 2024

7 doanh nghiệp được phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 121.000 tấn đường năm 2024

Sáng ngày 20/9, Bộ Công Thương tổ chức Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường theo phương thức đấu giá năm 2024.
Sắp diễn ra Hội chợ Làng nghề lần thứ 20, năm 2024

Sắp diễn ra Hội chợ Làng nghề lần thứ 20, năm 2024

Sáng 20/9, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp tổ chức họp báo thông tin Hội chợ Làng nghề lần thứ 20, năm 2024.
Hoa Kỳ ban hành kết luận cuối cùng vụ việc rà soát cuối kỳ túi dệt từ Việt Nam

Hoa Kỳ ban hành kết luận cuối cùng vụ việc rà soát cuối kỳ túi dệt từ Việt Nam

Hoa Kỳ đã ban hành kết luận cuối cùng vụ việc rà soát cuối kỳ lần thứ nhất lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với túi dệt nhập khẩu từ Việt Nam.
Thái Lan tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội

Thái Lan tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội

Thái Lan thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Ấn Độ tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch

Ấn Độ tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch

Ấn Độ tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Kết luận rà soát hành chính thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Kết luận rà soát hành chính thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã ban hành Kết luận sơ bộ trong cuộc rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 20 (POR 20) đối với cá tra Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này
Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hoàng hôn sản phẩm lò xo đệm không bọc từ Việt Nam

Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hoàng hôn sản phẩm lò xo đệm không bọc từ Việt Nam

Hoa Kỳ thông báo khởi xướng rà soát hoàng hôn lần thứ ba đối với lệnh áp thuế chống bán phá giá sản phẩm lò xo đệm không bọc từ Việt Nam.
Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng hơn 800% trong 8 tháng

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng hơn 800% trong 8 tháng

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi hơn 190 triệu USD nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine, tăng hơn 800% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
‘Cửa ngõ’ giao thương Việt Nam - Trung Quốc thông suốt sau bão Yagi

‘Cửa ngõ’ giao thương Việt Nam - Trung Quốc thông suốt sau bão Yagi

Tại các cửa khẩu lớn với Trung Quốc, hoạt động xuất nhập khẩu đã dần trở lại ổn định và tăng trưởng sau bão Yagi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động