Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội: Cần thiết ban hành Luật Điện lực (sửa đổi)

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Điện lực (sửa đổi).
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ thông qua dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) Luật điện lực (sửa đổi): Cần lấp đầy các khoảng trống pháp lý Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)

Báo cáo thẩm tra dự án Luật Điện lực (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vào chiều 21/10, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Điện lực (sửa đổi). Hồ sơ dự án Luật cơ bản đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy

Ông Huy đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo cung cấp thêm thông tin, bổ sung tài liệu có liên quan; tiếp tục rà soát dự thảo Luật để bảo đảm phù hợp với 6 chính sách đã được thông qua; nghiên cứu thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Một số ý kiến thống nhất với Tờ trình số 520/TTr-CP về việc sửa đổi toàn diện Luật Điện lực hiện hành. Tuy nhiên, một số ý kiến khác cho rằng, trong bối cảnh hiện nay cùng với kiến nghị của Chính phủ thông qua dự án Luật này theo quy trình 1 kỳ họp, thì chưa nên sửa đổi toàn diện Luật Điện lực mà chỉ nên tập trung vào những vấn đề thật sự cấp thiết, đã được đánh giá tác động kỹ lưỡng, làm cơ sở thực hiện mục tiêu trước mắt là bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Về tên gọi và phạm vi điều chỉnh, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cơ bản nhất trí với tên gọi, phạm vi điều chỉnh dự thảo Luật. Đề nghị đánh giá tác động đối với những quy định ngoài 6 chính sách đã được thông qua.

Về áp dụng Luật Điện lực (Điều 3), một số ý kiến đề nghị bỏ Điều 3 dự thảo Luật vì chưa phù hợp với quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 156 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). Có ý kiến đề nghị cần có đánh giá tác động, nhất là các hậu quả pháp lý, hậu quả kinh tế - xã hội do thay đổi pháp luật liên tục, đồng thời giải trình, làm rõ và chỉnh lý các quy định tại Điều 3 để bảo đảm tính khả thi.

Về chính sách của Nhà nước về phát triển điện lực (Điều 5), Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cơ bản nhất trí với việc bổ sung các nội dung về chính sách của Nhà nước về phát triển điện lực. Tuy nhiên, đề nghị nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh, cụ thể hóa trong Luật một số chính sách như hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.

Về phạm vi, điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch thực hiện quy hoạch (từ Điều 10 đến Điều 15), Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cơ bản nhất trí quy định về phạm vi, điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch thực hiện quy hoạch được quy định trong dự thảo luật. Tuy nhiên, đề nghị không quy định lại những quy định đã được quy định tại Luật Quy hoạch; rà soát, sửa đổi để tránh chồng chéo, trùng lặp, không làm phát sinh thêm quy trình, thủ tục hành chính, gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật.

Về cơ chế xử lý đối với các dự án nguồn điện chậm tiến độ (Điều 17), Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhận thấy, các nội dung quy định tại Điều 17 dự thảo Luật nằm ngoài nội dung của chính sách về quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực, đề nghị giải trình, làm rõ sự cần thiết đưa quy định về xử lý các dự án chậm tiến độ vào Luật này hay nên quy định tại các nghị quyết chuyên biệt, văn bản chỉ đạo, điều hành để xử lý các tình huống cụ thể.

Bên cạnh đó, đề nghị giải trình rõ việc bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật về đầu tư đối với các cơ chế xử lý đối với các dự án này.

Về đầu tư xây dựng dự án, công trình điện lực (từ Điều 18 đến Điều 23, Mục 2), Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhận thấy, việc xác định thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư theo cấp điện áp, thẩm quyền quyết định dự án đầu tư công khẩn được quy định trong dự thảo Luật sẽ dẫn tới không thống nhất ngay trong dự thảo Luật và giữa dự thảo Luật với Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công.

Do đó, đề nghị nghiên cứu, làm rõ và cân nhắc tính hợp lý của quy định trên bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy định về chấp thuận chủ trương đầu tư dự án điện lực.

Về lựa chọn nhà đầu tư (từ Điều 26 đến Điều 28), đề nghị bổ sung, sửa đổi các quy định về lập hồ sơ, xác định phương pháp, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu; quy định rõ về tiêu chí về lựa chọn chủ đầu tư các công trình điện thông qua phương thức đấu thầu; về cơ sở, phương pháp xác định tiêu chí giá điện (theo giá thấp nhất), trách nhiệm của chủ thể quyết định tiêu chí giá điện để đấu thầu; về quá trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức đối tác công tư bảo đảm nhất quán, rõ ràng trong quá trình áp dụng pháp luật, tránh mâu thuẫn có thể phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư các dự án điện lực.

Về quy định về điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới (từ Điều 31 đến Điều 37, Mục 1), ông Lê Quang Huy đề nghị tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách ưu đãi và phân bổ các nguồn lực cho năng lượng tái tạo góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam phấn đấu đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Đặc biệt, cần bổ sung nguyên tắc bảo vệ môi trường, xử lý các tấm pin mặt trời hết hạn sử dụng. Việc khảo sát và phát triển năng lượng cần được điều chỉnh để đảm bảo tính đồng bộ với các luật liên quan. Các dự án tự sản, tự tiêu năng lượng tái tạo cần quy định rõ ràng về quy mô và thủ tục đăng ký. Ngoài ra, việc nâng cấp thiết bị và tháo dỡ dự án cũng cần quy định phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.

Về quy định về phát triển điện gió ngoài khơi (từ Điều 38 đến Điều 46, Mục 2), đề nghị đánh giá kỹ tác động và bổ sung quy định rõ trách nhiệm trong phát triển điện gió ngoài khơi, đặc biệt là điều kiện chuyển nhượng dự án để đảm bảo tính thống nhất pháp luật, vì đây là lĩnh vực mới, liên quan đến quốc phòng, an ninh và chủ quyền.

Đồng thời, cần có quy định minh bạch về điện gió gần bờ và trên bờ. Có ý kiến đề nghị chỉ luật hóa các cơ chế, chính sách đối với điện gió ngoài khơi sau khi kiểm nghiệm thực tế và bảo đảm tính khả thi; quy định rõ thẩm quyền phê duyệt dự án theo Luật Đầu tư và trách nhiệm của các địa phương, bộ, ngành liên quan.

Về hoạt động mua bán điện theo hướng thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng, hiệu quả và giá điện theo cơ chế thị trường (từ Điều 60 đến Điều 88, Chương V), Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhận thấy, quy định tại khoản 2 Điều 61 về thị trường điện cạnh tranh là chưa rõ ràng, đề nghị rà soát để bảo đảm cụ thể, thống nhất; chưa có quy định về “thị trường điện kỳ hạn” và “hợp đồng điện giao ngay”, cần rà soát để bảo đảm tính thống nhất với Luật Thương mại.

Đề nghị nghiên cứu bổ sung thông tin trong hợp đồng mua bán điện phục vụ sinh hoạt và làm rõ nội dung các hoạt động mua bán điện; bổ sung quy định về nguyên tắc xác định giá và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng dịch vụ điện; bổ sung tiêu chí xác định giá bán lẻ điện để đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong thị trường điện cạnh tranh.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Infographic | Tiểu sử Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đại tướng Lương Cường

Infographic | Tiểu sử Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đại tướng Lương Cường

Chủ tịch nước Lương Cường: Sẽ nỗ lực hết sức, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ

Chủ tịch nước Lương Cường: Sẽ nỗ lực hết sức, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ

Kiến nghị của cử tri được Bộ Công Thương nghiên cứu, giải đáp kịp thời

Kiến nghị của cử tri được Bộ Công Thương nghiên cứu, giải đáp kịp thời

Thủ tướng Chính phủ nêu 11 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Thủ tướng Chính phủ nêu 11 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Từ Kỳ họp thứ 8: Không đưa quy định của Nghị định, Thông tư vào trong luật

Từ Kỳ họp thứ 8: Không đưa quy định của Nghị định, Thông tư vào trong luật

Phần Lan mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam về năng lượng, kinh tế tuần hoàn

Phần Lan mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam về năng lượng, kinh tế tuần hoàn

Bộ Công an, Bộ Công Thương bổ nhiệm lãnh đạo Cục; kiện toàn nhân sự ở Bắc Giang, Phú Thọ

Bộ Công an, Bộ Công Thương bổ nhiệm lãnh đạo Cục; kiện toàn nhân sự ở Bắc Giang, Phú Thọ

Cử tri, Nhân dân cả nước tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước

Cử tri, Nhân dân cả nước tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Công nghiệp phục hồi tích cực, là động lực dẫn dắt tăng trưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Công nghiệp phục hồi tích cực, là động lực dẫn dắt tăng trưởng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ rõ ba điểm nghẽn cần sớm khắc phục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ rõ ba điểm nghẽn cần sớm khắc phục

Chủ tịch Quốc hội: Chuyển tư duy quản lý sang khơi thông nguồn lực

Chủ tịch Quốc hội: Chuyển tư duy quản lý sang khơi thông nguồn lực

Sáng 21/10, khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Sáng 21/10, khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ lãnh đạo các cơ quan Nội chính Trung ương

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ lãnh đạo các cơ quan Nội chính Trung ương

Đồng chí Lương Tam Quang và Nguyễn Tân Cương được thăng hàm Đại tướng

Đồng chí Lương Tam Quang và Nguyễn Tân Cương được thăng hàm Đại tướng

Việt Nam - Lào ký kết Hợp đồng xây dựng tuyến băng tải vận chuyển than Lalay xuyên biên giới

Việt Nam - Lào ký kết Hợp đồng xây dựng tuyến băng tải vận chuyển than Lalay xuyên biên giới

Thủ tướng: Đẩy mạnh cải cách thể chế, phấn đấu GDP năm 2030 đạt 780-800 tỷ USD

Thủ tướng: Đẩy mạnh cải cách thể chế, phấn đấu GDP năm 2030 đạt 780-800 tỷ USD

Sẽ quyết định chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Sẽ quyết định chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào

Xem xét cẩn trọng việc tính toán mức độ giảm trừ gia cảnh trong Luật Thuế thu nhập cá nhân

Xem xét cẩn trọng việc tính toán mức độ giảm trừ gia cảnh trong Luật Thuế thu nhập cá nhân

Xem thêm