Sửa thuế thu nhập cá nhân: Cần nâng mức giảm trừ gia cảnh ‘Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay đã lạc hậu!’ Bộ Tài chính: Chưa thể điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo quy định hiện hành |
Chiều 20/10, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Bà Phạm Thúy Chinh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội - Ảnh: Q.N |
Liên quan tới câu hỏi về mức giảm trừ gia cảnh trong Luật Thuế thu nhập cá nhân và việc sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân, bà Phạm Thúy Chinh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cho biết, trong Kế hoạch số 81 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai thực hiện Kết luận số 19 của Bộ Chính trị về định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, thì đã có đưa Luật Thuế thu nhập cá nhân vào diện rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung.
Theo bà Phạm Thúy Chinh, từ ý kiến của cử tri và dư luận có liên quan tới nhiều các chính sách trong Luật hiện hành và đặc biệt để thực hiện mục tiêu điều tiết thu nhập, giữa người có thu nhập thấp và thu nhập cao theo Luật Thuế thu nhập cá nhân. Hiện nay, Chính phủ đang trong giai đoạn rà soát và theo kế hoạch, sẽ trình Quốc hội xem xét Luật này trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV.
Tuy nhiên, bà Chinh cho đến thời điểm này, Chính phủ chưa trình dự án luật. Trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, Ủy ban Tài chính, Ngân sách sẽ tiếp thu ý kiến từ cử tri để xem xét một cách cẩn trọng trong việc tính toán mức độ giảm trừ gia cảnh và các chính sách khác trong luật này.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 15 luật, bao gồm: Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng không nhân dân; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Tư pháp người chưa thành niên; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập và Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.
Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến 13 dự án Luật, bao gồm: Luật Công nghiệp công nghệ số; Luật Dữ liệu; Luật Điện lực (sửa đổi); Luật Đầu tư công (sửa đổi); Luật Hóa chất (sửa đổi); Luật Nhà giáo; Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Việc làm (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.