Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Vai trò của công nghiệp chế biến, chế tạo trong việc đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế

Mô hình tăng trưởng kinh tế là cách thức tổ chức huy động và sử dụng các nguồn lực (vốn, lao động, và tài nguyên) để đảm bảo có sự tăng trưởng về kinh tế. Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng (tăng trưởng về lượng) có đặc trưng cơ bản là tăng khối lượng sản xuất nhờ vào tăng trưởng vốn, lao động và tài nguyên thiên nhiên. Đây là con đường đơn giản nhất để mở rộng sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập... nhưng cũng có nhiều hạn chế, đó là nền kinh tế trì trệ, năng suất lao động thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm...

Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu (tăng trưởng về chất) có đặc trưng cơ bản là dựa vào khoa học và công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả, chất lượng của tăng trưởng, như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, năng suất lao động, và hiệu quả sử dụng tài nguyên. Tăng trưởng theo chiều sâu không chỉ nâng cao chất lượng, hiệu quả nền kinh tế, mà còn gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện phúc lợi xã hội, phát triển bền vững.

Vai trò của công nghiệp chế biến, chế tạo trong việc đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế

Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã đặt mục tiêu đến năm 2025 nước ta sẽ là nước đang phát triển có công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp (GNI bình quân đầu người đạt trên 4.045USD), tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Bên cạnh đó, Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 22/3/2018 đã đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực ASEAN về công nghiệp, trong đó một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; tỉ trọng công nghiệp chế biến chế tạo trong GDP đạt 30%; tăng trưởng giá trị gia tăng ngành chế biến chế tạo đạt bình quân trên 10%/năm; đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại.

Để đạt được những mục tiêu đã đặt ra, trong giai đoạn chiến lược tới, từ 2021-2030, kinh tế Việt Nam nói chung và công nghiệp Việt Nam nói riêng đứng trước bối cảnh hoàn toàn mới và những thách thức chưa từng gặp phải. Đặc biệt là ngành chế biến chế tạo phải tăng trưởng với tốc độ cao hơn nhiều so với giai đoạn trước để có thể đạt được mục tiêu về đóng góp trong GDP. Như vậy, từ những mục tiêu đặt ra có thể thấy công nghiệp chế biến chế tạo được xác định là một trong những yếu tố tạo động lực tăng trưởng của giai đoạn tới, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, cơ cấu lại nền kinh tế để có thể tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, tránh bẫy thu nhập trung bình, và đưa đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Xét theo cấu trúc của toàn chuỗi giá trị, mọi hoạt động kinh tế đều có mối quan hệ khăng khít, và công nghiệp chế biến chế tạo là trọng tâm trong mối quan hệ giữa các ngành kinh tế. Các ngành dịch vụ phụ thuộc rất lớn vào quy mô và trình độ phát triển của hoạt động sản xuất; dịch vụ bán buôn, bán lẻ (thường đóng góp từ 15-20% GDP) chính là hoạt động mua và bán hàng hóa do các ngành công nghiệp chế biến chế tạo sản xuất ra, và logistics, vận tải, kho bãi cũng không thể phát triển nếu không có hoạt động trao đổi hàng hoá tạo ra bởi các ngành sản xuất này. Điều đáng lưu ý là, logistics, vận tải, kho bãi vừa là ngành dịch vụ đóng góp vào GDP, nhưng cũng là một cấu phần trong chi phí đầu vào của ngành chế biến chế tạo và thương mại hàng hoá. Nếu những ngành này hoạt động kém hiệu quả, sẽ làm tăng chi phí và giảm năng suất của các ngành chế biến, chế tạo. Tương tự với bất động sản, cũng là ngành dịch vụ có tỷ trọng lớn (đóng góp khoảng 10% GDP), hành động mua và bán bất động sản, như căn hộ hay tòa nhà chính là sản phẩm được tạo nên từ các mặt hàng của ngành sản xuất (xi măng, sắt thép, đồ nội thất). Ngay cả y tế hay du lịch đều là hoạt động sử dụng và tiêu dùng các sản phẩm của ngành sản xuất chế biến chế tạo, như thiết bị y tế, thuốc, dược phẩm trong y tế, và các sản phẩm tiêu dùng trong khách sạn, nhà hàng phục vụ khách du lịch. Tài chính, một ngành dịch vụ mà nhiều người cho rằng không liên quan đến sản xuất, bởi hoạt động của ngành này là luân chuyển các nguồn lực dư thừa của khu vực phi tài chính trong nền kinh tế, nhưng đối tượng để phục vụ của các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và các ngành dịch vụ chuyên môn (như tư vấn, nghiên cứu triển khai, giáo dục đào tạo…) phần lớn lại là các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, ngành công nghiệp chế biến chế tạo càng phát triển thì nhu cầu về vốn vay, bảo hiểm, về trình độ lao động, nghiên cứu càng lớn, và ngược lại.

Tóm lại, sức khỏe của nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe của khu vực sản xuất. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và dịch cúm Covid-19 xảy ra gần đây càng cho thấy rõ tầm quan trọng của nền sản xuất tự cường và chuỗi giá trị với sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất. Trung Quốc chưa làm chủ được các công nghệ nguồn nên dù có là công xưởng thế giới, nhưng khi bị cắt nguồn cung về công nghệ, và các nhà đầu tư rút khỏi thị trường, kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Các nước phát triển như Hoa Kỳ, EU, do dịch chuyển công đoạn sản xuất ra ngoài lãnh thổ làm đứt gãy chuỗi giá trị trong nước, nên khi xảy ra đại dịch, các nước không thể chủ động đáp ứng nhu cầu các hàng hoá cơ bản do bị phụ thuộc quá lớn vào công đoạn sản xuất ở nước ngoài. Đại dịch Covid-19 xảy ra đã làm thay đổi hoàn toàn cấu trúc chuỗi giá trị toàn cầu được hình thành từ trước đó. Sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và khan hiếm nguồn cung đặt ra yêu cầu phải hình thành được chuỗi cung ứng trong nước, với nguồn cung trong nước đủ sức chống chịu, thay thế một phần nguồn cung từ bên ngoài trong trường hợp xảy ra những cú sốc như đại dịch vừa qua, nhằm giảm thiểu rủi ro phụ thuộc quá mức vào nguồn cung từ bên ngoài. Mặt khác, sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu cũng đặt ra cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào các chuỗi mới hình thành của các tập đoàn đa quốc gia. Đây cũng là thời điểm để các quốc gia định hình lại hệ thống kinh tế của mình trong tương lai, để chúng không chỉ đạt được hiệu quả mà còn phải đảm bảo tính bền vững về môi trường và sự thịnh vượng chung. Rõ ràng là xác định mô hình tăng trưởng kinh tế không phải là việc lựa chọn giữa công nghiệp hay dịch vụ, mà phải xác định sản xuất là cốt lõi, và dịch vụ phục vụ sản xuất phải luôn đồng hành cùng sản xuất, phục vụ sản xuất, và tạo ra giá trị gia tăng cho các ngành sản xuất.

Việt Nam là một trong những nước có độ mở nền kinh tế lớn nhất trên thế giới nhờ có các hiệp định tự do thương mại (FTA) với các đối tác lớn trên thế giới, điển hình là hai FTA thế hệ mới, CPTPP và EVFTA. Các FTA đã giúp Việt Nam mở rộng thị trường và gia tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đây là cơ hội để Việt Nam gia tăng quy mô nền kinh tế, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật trên cơ sở học tập, tiếp thu các kỹ năng từ bên ngoài, cũng như từ các FDI tại Việt Nam. Độ mở nền kinh tế lớn giúp cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam dễ dàng tiếp cận với thị trường toàn cầu, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho hàng hoá của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, độ mở lớn cũng khiến cho nền kinh tế của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu, và dễ bị tổn thương trước những cú sốc từ bên ngoài. Việc tham gia nhiều FTA cũng mang lại nguy cơ biến Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ cho các đối tác FTA nếu các doanh nghiệp trong nước không trưởng thành để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài ngay tại thị trường trong nước. Phát triển chuỗi cung ứng trong nước hoàn chỉnh, nâng cao năng lực sản xuất trong nước, tạo ra giá trị gia tăng trong nước cao hơn sẽ giúp nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp trong nước nói riêng giảm thiểu rủi ro trước những cú sốc, và giảm phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài.

Trước những thay đổi về bối cảnh trong và ngoài nước, và thực tiễn của một năm vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế đã chứng minh cho vai trò quan trọng của hoạt động sản xuất và của ngành chế biến chế tạo trong việc đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững nền kinh tế Việt Nam, trong đó bao gồm cả các ngành dịch vụ. Năm 2020 là năm đầy thử thách đối với nền kinh tế Việt Nam, với mức tăng trưởng đạt 2,9%, mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020, nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội thì đây được xem là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới. Trong bối cảnh khó khăn như vậy, công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt, dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 5,8%.

Mô hình tăng trưởng mới, bối cảnh phát triển cũng mới đòi hỏi các chính sách phát triển công nghiệp cũng phải đổi mới, khác với những chính sách đã thực hiện trong quá khứ. Tổ chức Thương mại và Phát triển LHQ (UNCTAD) đã chỉ ra rằng chính sách công nghiệp mới là cần thiết nhằm giải quyết các vấn đề mới như hội nhập, nâng cấp chuỗi giá trị toàn cầu, công nghiệp 4.0, phát triển sản xuất gắn với mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và năng suất lao động, tái cấu trúc chuỗi giá trị để ứng phó với các cú sốc từ bên ngoài... Chính sách công nghiệp mới phải gắn liền với hoạt động xúc tiến, tạo thuận lợi đầu tư, đồng thời có các cơ chế sàng lọc đầu tư nhằm tạo động lực thu hút đầu tư phù hợp với mục tiêu phát triển của đất nước. Để có thể xây dựng và thực thi hiệu quả các chính sách công nghiệp mới này, trong giai đoạn tới, Việt Nam cần có những giải pháp đột phá, đổi mới hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động liên quan đến phát triển công nghiệp để tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, thể chế hoá các định hướng phát triển công nghiệp đã được đưa ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng XIII và Nghị quyết 23.

Những số liệu và nhận định trên đây cho thấy công nghiệp chế biến, chế tạo có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Trong thời gian tới, để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, tránh bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần tiếp tục theo đuổi mục tiêu công nghiệp hoá lấy công nghiệp chế biến, chế tạo làm trọng tâm, song song với đó là phát triển hiệu quả các ngành dịch vụ phân phối và dịch vụ cho các nhà sản xuất để tạo động lực kép thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; phát triển công nghiệp chế biến chế tạo chính là tạo thị trường cho các ngành dịch vụ phát triển; do vậy, nguồn lực xã hội nên tập trung vào việc xây dựng và nâng cao năng lực, năng suất cho các doanh nghiệp công nghiệp trong nước, hình thành và phát triển các doanh nghiệp công nghiệp mạnh, các chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị trong nước (bao gồm cả hoạt động sản xuất và dịch vụ trên toàn chuỗi), có đủ năng lực cạnh tranh toàn cầu; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi để các doanh nghiệp công nghiệp trong nước có thể lớn mạnh, tạo ra giá trị gia tăng trong nước lớn hơn, kết nối được với khu vực đầu tư nước ngoài, và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong nước lớn mạnh cũng là tạo nền tảng vững chắc và phát triển thị trường cho các ngành dịch vụ, và ngược lại, phát triển hiệu quả các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất chính là góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của ngành chế biến, chế tạo.

Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Tin mới nhất

Thành phố Hà Nội sẽ làm gì để chống “mùa” bụi mịn?

Thành phố Hà Nội sẽ làm gì để chống “mùa” bụi mịn?

Hà Nội từ nhiều năm nay vẫn đang loay hoay với việc giải bài toán chống ô nhiễm bụi mịn trong không khí nhưng xem ra tình hình có vẻ ít chuyển biến.
Xét tuyển đại học bằng học bạ khó phản ánh năng lực thực chất của học sinh, dễ nảy sinh tiêu cực

Xét tuyển đại học bằng học bạ khó phản ánh năng lực thực chất của học sinh, dễ nảy sinh tiêu cực

Nhiều người đánh giá, giờ để vào học đại học quá dễ dàng thông qua "cánh cửa" xét học bạ, nhưng hệ lụy làm giảm chất lượng sinh viên do hổng kiến thức căn bản.
Quỹ Tấm lòng Việt:

Quỹ Tấm lòng Việt: ''Viết tiếp ước mơ đến trường'' của nhiều học sinh nghèo vượt khó

Với sự đồng hành của Quỹ Tấm lòng Việt, những cô, cậu học trò nơi vùng quê khó khăn đã viết tiếp ước mơ đến trường, vươn lên trong học tập, thay đổi số phận.
Lòng yêu nước

Lòng yêu nước 'cháy rực' trên sân trường: Hiệu ứng tích cực từ 'Anh trai vượt ngàn chông gai'

Qua những bài hát truyền thống được phối lại, nhiều bạn học sinh đã được truyền cảm hứng để bày tỏ lòng yêu nước mạnh mẽ qua tiết mục trên sân trường.
Doanh nghiệp dệt may phát huy sức sáng tạo của người lao động

Doanh nghiệp dệt may phát huy sức sáng tạo của người lao động

Đồng hành cùng người lao động nghiên cứu, cải tiến và ứng dụng các sáng kiến vào sản xuất, doanh nghiệp dệt may thu được nhiều lợi ích.

Tin cùng chuyên mục

Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những

Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những 'giọt hồng' yêu thương

Hơn 7 năm qua, các thành viên của Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai không sao đếm xuể số bệnh nhân mình đã cho máu và đã hồi sinh sự sống cho bao người.
Giải pháp để ngành Công Thương tiến nhanh trên hành trình chuyển đổi số

Giải pháp để ngành Công Thương tiến nhanh trên hành trình chuyển đổi số

Diễn đàn chuyển đổi số ngành Công Thương 2024 đã tạo cơ hội để các doanh nghiệp chia sẻ thông tin, các giải pháp chuyển đổi số hiệu quả.
“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

Mỗi năm Việt Nam có hơn 84.500 ca tử vong do hút thuốc chủ động, 18.800 ca tử vong do các bệnh bởi phơi nhiễm khói thuốc thụ động... là những con số nhức nhối!
Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Chiều 21/11, tại Bộ Công Thương, Vụ Thị trường trong nước có buổi làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ (USGC) về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học.
Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Trong kỷ nguyên số, khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nhà giáo nắm bắt, thúc đẩy ngành giáo dục vươn mình.
Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức Lễ kỷ niệm truyền thống 50 năm

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức Lễ kỷ niệm truyền thống 50 năm

Sáng 20/11, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống nhà trường và mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Vượt qua gia cảnh khó khăn, cô giáo Ksor H’Hiền (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày miệt mài làm tốt công việc chăm lo cho trẻ mầm mon.
Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực 'tiếp sức' cho doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế

Việc tiếp tục giảm 2% thuế sẽ giúp thúc đẩy đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giúp sản xuất - kinh doanh sớm phục hồi.
Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bí quyết làm nên thành công của Chủ nhiệm Bộ môn Động cơ, Khoa Máy bay - Động cơ, Trường Sĩ quan Không quân là luôn cơ động, linh hoạt trong công việc.
Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Ngày 18/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký Công điện số 9307/CĐ-BCT về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi).
Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm đã đặt ra nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có việc xử lý các đại dự án thua lỗ, tồn đọng.
Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Những năm gần đây, vấn đề tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam trở thành tâm điểm tranh luận về việc thế nào là tôn vinh đúng? Thế nào là tặng quà hợp lý?
Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Để thu hút đầu tư vào Khu thương mại tự do Đà Nẵng, theo các chuyên gia, cần tăng cường vai trò của cơ quan hải quan trong tạo thuận lợi thương mại.
TP. Hồ Chí Minh: Tiệm mì 0 đồng lan tỏa yêu thương của những chàng trai Hóc Môn

TP. Hồ Chí Minh: Tiệm mì 0 đồng lan tỏa yêu thương của những chàng trai Hóc Môn

Khởi đầu từ một ý tưởng nhỏ bé đầy ý nghĩa, nhóm những chàng trai Hóc Môn đã xây dựng tiệm mì 0 đồng, trao tặng những bữa ăn miễn phí đến với người khó khăn.
Trách nhiệm thi hành Thông tư quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Trách nhiệm thi hành Thông tư quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.
Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Giải ngân vốn đầu tư công cả nước hiện đạt 52,29% kế hoạch, thấp hơn cùng kỳ 2023 (56,74%) đặt ra cho các tháng cuối năm những thách thức không nhỏ.
Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 7/11/2024 quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu đầu mối quản lý về công nghiệp thực phẩm

Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu đầu mối quản lý về công nghiệp thực phẩm

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài nhấn mạnh, Bộ Công Thương sẽ quản lý về sản xuất, lưu thông hàng hóa là thực phẩm... theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Bộ.
Bộ Công Thương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương vừa có kết luận cuộc họp rà soát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học theo Quyết định 53/2012/QĐ-TTg.
Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Các chuyên gia cho rằng trước mắt, việc cấm phân lô, bán nền sẽ khiến thị trường khan hiếm nguồn cung, nhưng sẽ ổn định về lâu dài.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động