VAMA: “Đầu tàu” kiên định của ngành ô tô Việt Nam
Vai trò kết nối
Được thành lập vào ngày 3/8/2000, Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) là một tổ chức phi chính phủ, phi chính trị và phi lợi nhuận, được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện của các nhà sản xuất ôtô tại Việt Nam.
Từ chỗ hoạt động riêng lẻ và chưa có tiếng nói đáng kể với các cơ quan hoạch định chính sách, các nhà sản xuất ôtô Việt Nam đã cùng nhau thiết lập mối quan hệ mật thiết, đồng thuận và tổ chức quy củ tại VAMA. Quyền hạn và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp thành viên cũng như người lao động đã được VAMA đại diện, bảo vệ và đấu tranh khi cần thiết.
Số liệu bán hàng mỗi tháng của các thành viên được VAMA cập nhật công khai và minh bạch cũng đã giúp người tiêu dùng, các cơ quan hoạch định chính sách dễ dàng nắm bắt tình hình kinh doanh và tốc độ phát triển của từng thành viên và toàn thị trường. Các số liệu, dự báo của VAMA đã trở thành chuẩn mực của cả ngành và được tham chiếu thường xuyên trong việc hoạch định bán hàng của các doanh nghiệp.
Phát triển đúng hướng
Một trong những thành tựu lớn nhất của VAMA là việc khuyến khích và hướng dẫn các thành viên phát triển theo định hướng và chính sách của nhà nước. Thông qua các cuộc họp và hội thảo chuyên đề, VAMA đã giúp các thành viên nắm rõ và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh theo sát với định hướng của các cơ quan chức năng. Với 17 thành viên có văn hóa kinh doanh và mục tiêu hoạt động khác nhau, VAMA là cơ chế để các nhà sản xuất dung hòa lợi ích và có tiếng nói chung. Hơn nữa, VAMA đã thành lập các tiểu ban để giám sát các thành viên ở các tiêu chí chất lượng, độ tin cậy, sự an toàn, dịch vụ - bảo hành và bảo vệ môi trường.
Triển lãm Ôtô Việt Nam được xem là điểm sáng của VAMA |
VAMA còn thể hiện vai trò phản biện, điều tiết khi can thiệp kịp thời vào các quyết định chính sách của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng và doanh nghiệp. Đứng trước năm 2018 được dự đoán có nhiều chuyển biến trong ngành ôtô tại Việt Nam, VAMA đã đưa ra các kiến nghị chi tiết cho Chính phủ nhằm giữ vững sự ổn định của ngành công nghiệp ôtô và đặc biệt là khuyến khích sản xuất, lắp ráp trong nước, từ đó đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp tham gia vào ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.
Đóng góp thiết thực
Luôn đặt lợi ích của người tiêu dùng lên hàng đầu, qua 17 năm hình thành và phát triển, VAMA đã có những đóng góp không nhỏ phát triển của ngành công nghiệp ôtô nói riêng cũng như sự phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam nói chung. Khi mới thành lập vào năm 2000, VAMA có tổng cộng 11 thành viên với tổng năng lực sản xuất 148.000 xe/năm. Hiện nay, VAMA đã có tổng cộng 17 thành viên với tổng năng lực sản xuất vượt mức 170.000 xe/năm.
Chỉ tính riêng trong năm 2016, các thành viên VAMA đã đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 2 tỷ USD tiền thuế. 17 nhà sản xuất trực thuộc VAMA đã giải quyết việc làm cho hơn 100.000 lao động trực tiếp và hơn 200.000 lao động gián tiếp. VAMA cũng đã cam kết với Bộ Công Thương, sẽ tạo môi trường làm việc dài hạn mang tiêu chuẩn quốc tế cho lao động Việt Nam.
Với mục tiêu đảm bảo và cải thiện quyền hạn và lợi ích hợp pháp của người sử dụng xe trên mọi phương diện, VAMA đã đưa ra nhiều hoạt động giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với việc sở hữu và sử dụng ôtô. 17 thành viên VAMA mang đến những sản phẩm hợp thị hiếu với mức giá phải chăng, đồng thời giúp cán cân thương mại quốc gia giảm bớt ảnh hưởng từ việc nhập khẩu ôtô. Các thành viên VAMA còn chủ động tiếp cận khách hàng thông qua các hoạt động thương mại và tiếp thị. Trong đó, Triển lãm Ôtô Việt Nam (VMS) có thể được xem là điểm sáng của VAMA trong việc tổ chức một sân chơi chuyên nghiệp, bình đẳng dành cho các thành viên. Kết thúc kỳ triển lãm lần thứ 13 năm 2017, VMS đã đón 150.000 lượt khách tham quan sau 5 ngày mở cửa với hơn 80 mẫu xe của 12 hãng được trưng bày.
Với mục tiêu đảm bảo, cải thiện quyền hạn và lợi ích hợp pháp của người sử dụng xe trên mọi phương diện, VAMA đã đưa ra nhiều hoạt động giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với việc sở hữu và sử dụng ôtô. |