Ảnh minh họa |
Song, trong thực tế không phải ai cũng làm được theo nguyên lý đó.
Tại show "Shark Tank" đầu tiên, một startup chỉ mới 3 tuổi đời (thành lập năm 2014) đã có nhiều sản phẩm nông nghiệp độc đáo, đặc biệt là cà trái cây-loại trái cây khiến các Shark phải trầm trồ, rung tim, động não.
Thế rồi, chỉ sau dăm chục phút thuyết trình và trả lời chất vấn, Founder (sáng lập) kiêm CEO và Co-founder (đồng sáng lập) phải ra về tay trắng.
Số là, sản phẩm cà trái cây đang với giá bán 110.000 đồng/kg, doanh thu mang lại cho startup tới 90 triệu đồng/ tháng, tỷ suất lợi nhuận 28%. Bởi thế, các Shark khá hào hứng đầu tư. Nhưng, lửa hào hứng cứ nhỏ dần theo những câu hỏi của các Shark kinh nghiệm đầy mình mà không nhận được câu trả lời rõ ràng, ví dụ: "Cả Founder và Co-founder cùng đầu tư vào trang trại?" hoặc "tiền đầu tư của Co-founder tính vào cổ phần của công ty hay hạch toán riêng?"… Đáng sợ nhất là khi một Shark hỏi: "Co-founder có bao nhiêu phần trăm cổ phần trong công ty?" thì Co-founder hoàn toàn… ngỡ ngàng, không thể tự trả lời, phải cầu cứu Founder đưa ra một con số khó tin.
Sau đó, dù tranh cãi liên hồi, cả Founder và Co-founder vẫn không đi đến thống nhất về tổng tài sản công ty và vốn cổ phần của mỗi người sáng lập.
"Hai người đang có một cái gì đó mà chúng ta không biết. Lý do chính một công ty khởi nghiệp không thành công là vấn đề giữa những người đồng sáng lập"- lời bình luận của một Shark như ngọn gió thổi tắt lịm ngọn lửa đầu tư.
Ý tưởng tốt mà không có đồng đội tốt, startup sao đi đến đích?