Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ khắc phục tình trạng chồng chéo trong thanh, kiểm tra doanh nghiệp Năm 2023, Chính phủ sẽ chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp kém hiệu quả |
Trả lời Công văn số 10950/BGTVT-KHCN&MT của Bộ Giao thông vận tải về việc đề nghị góp ý Dự thảo Thông tư về dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô con, xe mô tô, xe máy sử dụng điện và hybrid điện, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nêu ý kiến về công khai lại thông tin về mức tiêu thụ năng lượng và dán lại nhãn năng lượng (Điều 10).
Cụ thể, theo VCCI, Điểm a khoản 1 Điều 10 Dự thảo quy định, cơ sở lắp ráp, nhập khẩu phải công khai lại thông tin về mức tiêu thụ năng lượng đối với trường hợp: “công khai sai mức tiêu thụ năng lượng”.
“Sai mức tiêu thụ năng lượng” là khái niệm chưa rõ. Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Dự thảo thì “mức tiêu thụ năng lượng công khai không được nhỏ hơn 4% so với kết quả đo”. Như vậy, nếu công khai mức tiêu thụ năng lượng nhỏ hơn hoặc lớn hơn 4% so với kết quả đo có được cho là sai mức tiêu thụ năng lượng không? Hay là mức tiêu thụ năng lượng được không khai không phù hợp/không chính xác (không có sai số) với kết quả đo các mức tiêu thụ năng lượng?
Trên cơ sở đó, VCCI đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 theo hướng rõ ràng, có tính định lượng hơn để đảm bảo thuận lợi khi thực hiện.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nêu ý kiến về công khai lại thông tin về mức tiêu thụ năng lượng và dán lại nhãn năng lượng |
Liên quan đến kiểm tra, giám sát liên quan đến thực hiện dán nhãn năng lượng (Điều 11). VCCI cho rằng, khoản 1 Điều 11 Dự thảo quy định, cơ quan quản lý chất lượng “hàng năm lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra việc tuân thủ về công khai thông tin về mức tiêu thụ năng lượng và thực hiện dán nhãn của cơ sở sản xuất lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh xe”.
Hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý là cần thiết để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động này sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp phải tiếp đoàn kiểm tra nhiều lần trong năm.
Vì vậy, để vừa đảm bảo mục tiêu quản lý nhà nước vừa đảm bảo thuận lợi cho doanh nghiệp, VCCI đề nghị, Ban soạn thảo bổ sung quy định về giới hạn số lần kiểm tra doanh nghiệp trong một năm (một lần/một năm hoặc 01 lần trong hai năm) và các kế hoạch kiểm tra hàng năm cần phải công khai trên cổng thông tin của cơ quan quản lý chất lượng.
Về trách nhiệm của cơ sở sản xuất lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh xe (Điều 14). Theo VCCI, khoản 5 Điều 14 Dự thảo quy định “Cơ sở sản xuất lắp ráp, nhập khẩu có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý chất lượng khi có các thay đổi liên quan đến thông tin nhãn năng lượng đã công bố để được xem xét và giải quyết”.
Quy định này là thủ tục hành chính nhưng chưa rõ về trình tự thủ tục: Tài liệu gửi là gì, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và các hướng giải quyết như thế nào? Tiêu chí để giải quyết là gì? Theo đó, đề nghị Ban soạn thảo quy định rõ hơn về khoản 5 Điều 14 Dự thảo.
VCCI cũng đề nghị, Ban soạn thảo sửa đổi quy định tại khoản 15 Điều 3 Dự thảo “cơ sở thử nghiệm, phòng thử nghiệm mức tiêu thụ năng lượng của xe (sau đây viết tắt là “cơ sở thử nghiệm”) là tổ chức thử nghiệm chuyên ngành đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp …” thành “cơ sở thử nghiệm, phòng thử nghiệm mức tiêu thụ năng lượng của xe (sau đây viết tắt là “cơ sở thử nghiệm”) là tổ chức thử nghiệm có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa …”.