Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt vi phạm về lĩnh vực du lịch tại Thừa Thiên Huế Thanh tra Chính phủ chỉ ra loạt sai phạm ở các dự án du lịch tại tỉnh Lâm Đồng |
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vừa văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thông tin, báo chí, dư luận liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành, trong đó có nội dung về công tác thanh tra.
Theo bài báo "Doanh nghiệp đang gặp khó: Cần giảm những thanh tra, kiểm soát không cần thiết", những tháng cuối năm nay, nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn do sụt giảm về đơn hàng, áp lực về chi phí đầu vào tăng, gián đoạn chuỗi cung ứng, thiếu nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất… Điều này đã ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nhiều ngành, lĩnh vực và nội tại nền kinh tế trong nước. Theo ông Lê Quốc Lý, nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là rất cần thiết. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi, an toàn hơn cho doanh nghiệp, giảm mọi chi phí, để phục hồi kinh tế… Phải giảm mạnh khâu kiểm tra, giám sát không cần thiết; kiểm tra, giám sát quá mức sẽ thành ra quấy nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp và làm doanh nghiệp không còn thời gian, sức lực để phát triển…
Về việc này, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã giao Thanh tra Chính phủ nghiên cứu các nội dung bài báo phản ánh để có biện pháp xử lý theo quy định nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ kiểm tra, khắc phục tình trạng chồng chéo trong thanh, kiểm tra tại doanh nghiệp - Ảnh minh họa |
Liên quan tới những bất cập trong hoạt động thanh, kiểm tra, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu Huỳnh Thị Phúc (Đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, cần quy định rõ việc phối hợp xử lý chồng chéo giữa hoạt động thanh tra với hoạt động giám sát của cơ quan dân cử và hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng, để phát huy cao nhất hiệu quả cơ chế kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước, nhưng không làm lãng phí nguồn lực, chồng chéo công việc, góp phần phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn Đà Nẵng) cho rằng cụm từ “không chồng chéo, trùng lặp” được lặp lại nhiều lần nhưng thực tế cho thấy là tuy không trùng về nội dung, không trùng về thời điểm thanh tra nhưng có quá nhiều cuộc thanh tra, ảnh hưởng đến điều hành hoạt động của địa phương. Do đó, đại biểu đề nghị là nên quy định rõ không quá bao nhiêu cuộc thanh tra trong 1 năm đối với các bộ, ngành, địa phương.
Bên cạnh đó, đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn Quảng Nam) cho rằng xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra là vấn đề cần thiết, để tránh tạo áp lực nặng nề cho đơn vị thanh tra. Vì thực tiễn những đơn vị sản xuất kinh doanh khi có đoàn thanh tra vào, thì các đối tác kỳ hợp đồng rất dè dặt và khó khăn.
Để khắc phục tình trạng này, nhiều đại biểu cũng cho rằng, cần có những quy định chặt chẽ, rõ ràng hơn trong việc phối hợp giữa cơ quan thanh tra và giữa cơ quan thanh tra với cơ quan kiểm toán, từ quá trình xây dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện, nhất là việc xử lý đối với những vấn đề còn chưa thống nhất giữa kết luận thanh tra và kết luận của kiểm toán để giảm bớt khó khăn, phiền hà cho các đối tượng được thanh tra, kiểm toán cũng như việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm toán tại các địa phương. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần xem xét quy định về đình chỉ thanh tra với lý do chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra. Vì việc chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra đã có quy định xử lý.