Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Về Nghệ An đi chợ nơi cổng trời

Chợ phiên Mường Lống huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An) nằm ở độ cao khoảng 1.500m so với mực nước biển, ở đây vào mùa đông có những ngày nhiệt độ xuống dưới 5 độ C. Phiên chợ của đồng bào ở đây họp mỗi tháng 2 lần vào 15 và 30 âm lịch và là nơi giao lưu, trao đổi, mua bán hàng hóa của đồng bào người Mông sống trên địa bàn xã Mường Lống khu vực gần biên giới.

Chợ Mường Lống là nơi bà con dân tộc tập trung đến chợ trao đổi hàng hóa rất đông. Họ mang đặc sản của núi rừng, làng bản, gia đình đến chợ bán như: rau rừng, măng rừng, rau vườn nhà, gà vịt thả vườn, lúa, ngô, khoai, sắn, nông cụ sản xuất… Ngoài ra với những sản vật địa phương của bà con dân tộc đem đến sự hấp dẫn cho du khách yêu thích khám phá.

Do nằm trên đỉnh núi, phần lớn buổi sáng ở đây luôn bị sương mù bảo phủ. “Chợ này chẳng có giờ giấc gì cả. Ai bán hết thì về. Chỉ những ngày ế thì bán khi nào trời tối. Mùa này ở đây rét lắm, nhiều khách dưới xuôi nán lại một lúc thôi cũng chịu không được”, bà Và Y Xừ (50 tuổi), nói.

Về Nghệ An đi chợ nơi cổng trời

Tại chợ Mường Lống, du khách sẽ nhìn thấy bán rất nhiều trang phục truyền thống của bà con người Mông

Ai đã từng tới chợ phiên Mường Lống đều thấy khu chợ có những nét đặc trưng so với các nơi khác. Mường Lống được thiên nhiên ưu đãi, được ví như Sapa của xứ Nghệ, lên tham quan trải nghiệm chợ phiên vùng cao của đồng bào nơi đây thấy khác biệt hẳn với chợ dưới trung tâm huyện họp thường xuyên. Theo các tiểu thương ở chợ, chợ Mường Lống chỉ đông nhất vào ngày thứ bảy, chủ nhật, hoặc tới chợ phiên thì mới đông người tới mua bán, trao đổi hàng hoá. Đồng bào các dân tộc mang, vác, gùi hàng, nông sản xuống chợ để bán rồi mua hàng hoá mang về.

Chợ phiên Mường Lống không đơn thuần là nơi mua và bán mà chợ còn tập trung những tinh túy, nét văn hoá đặc sắc của người Mông sống ở đây. Mặc dù thu hút đông khách du lịch đến tham quan nhưng chợ phiên vẫn giữ được nét nguyên sơ, mộc mạc rất riêng của miền Tây xứ Nghệ.

Vào chợ, việc mua bán diễn ra rất đơn giản, nhanh chóng. Người bán hàng gùi hàng tới chợ đặt các loại hàng hóa lên tấm bạt, hoặc một khoảnh đất trước chợ, người mua nếu ưng là mua luôn, không trả giá nhiều. Bán mua đơn giản, nhưng hàng hóa thì lại đặc sắc bởi rất nhiều sản vật có tính địa phương không thể tìm mua ở nơi khác. Chợ vẫn bày bán chủ yếu các mặt hàng truyền thống, do người dân địa phương sản xuất như miến dong làm thủ công, vải thổ cẩm, các loại bánh truyền thống, cây gia vị, đến các đặc sản núi rừng, rau rừng... và không thể thiếu các loại nông, lâm sản trong vùng, kể cả các loại thảo dược rừng như giảo cổ lam, dây thừa canh, nhiều loại nấm…

Về Nghệ An đi chợ nơi cổng trời
Tuy là chợ vùng cao nhưng ở đây cũng đầy đủ những nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ đời sống người dân

Những sản phẩm ấy là kết tinh của lao động, sáng tạo của người dân trên những vùng đất khó. Dừng chân tại chợ, ngoài những sạp cố định của các tiểu thương, số còn lại là bà con trong bản, ai nấy chọn cho mình một góc, trải hàng ra bán. Cứ như thế, mua và bán diễn ra nhẹ nhàng, không cò kè giá cả, thuận mua vừa bán vui vẻ. Rồi họ mua sắm vải vóc, quần áo, mắm muối và các nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ cuộc sống, chuẩn bị đủ mọi thứ cho đến phiên chợ sau.

Tuy là chợ vùng cao nhưng những mặt hàng được đưa đến phục vụ bà con ở đây là các loại thực phẩm như thịt, cá, rau xanh từ dưới xuôi… hay những loại đồ khô như: mắm, muối, hành tỏi…. Những tiểu thương ở chợ Mường Lống tiết lộ với chúng tôi rằng, hàng hoá ở đây tuy không nhiều như ở dưới xuôi nhưng giờ giao thông thuận lợi nên hàng hoá lưu thông cũng có đầy đủ.

Bà Nguyễn Thị Hoa (ở huyện Yên Thành) lên đây buôn bán đã mấy chục năm, bà cho biết: “Điều kiện của bà con ở các bản xa xôi còn nhiều khó khăn, nên hàng mang lên bán phải phù hợp với túi tiền của họ. Cách mua, bán hàng cũng phải linh động, nhiều khi họ không có tiền mặt, mình phải cho họ nợ, hay đổi hàng… Sau nhiều năm buôn bán ở đây, giờ người dân coi tôi như người của bản, thân quen và tin tưởng lắm…”.

Không chỉ bán rau cải ngồng, gian hàng của bà May còn có ít bắp chuối rừng, được rao bán với giá từ 5.000 - 10.000 đồng tùy loại. Đây là những bắp chuối mà bà May hái được dọc đường từ rẫy về. Như nhiều phụ nữ khác, bà May bán ở chợ cổng trời quanh năm. Hết mùa rau cải, bà lại bán khoai sọ, rồi dưa chuột… tất cả đều do gia đình bà trồng được trên rẫy.Những mặt hàng ở chợ nơi cổng trời khá phong phú. Tất cả đều là đặc sản núi rừng, là những sản vật đồng bào dân tộc Mông gần đó trồng được hoặc hái lượm, săn bắt từ núi rừng. Nhưng nhiều nhất vẫn là cây cải ngồng. Mỗi bó cải ngồng ở đây được bán với giá 10.000 đồng. Để có được gần 100 bó cải mang lên chợ bán, bà Lầu Y May (50 tuổi, bản Mường Lống 2) phải thức dậy từ tờ mờ sáng. Toàn bộ số cải này đều được bà May trồng ở trên rẫy. Do rẫy ở xa, bà phải mất hơn một giờ đi bộ mới tới được. “Người Mông mình làm việc như vậy quen rồi. Chẳng thấy vất vả gì cả”, bà May cười nói.

“Trồng rau trên này đơn giản lắm, chỉ cần mang hạt giống lên rẫy rồi vãi ra, cứ thế nó tự lớn cho đến khi thu hoạch. Thời tiết ở đây tốt nên nó sinh trưởng nhanh lắm...", bà May nói thêm.

Về Nghệ An đi chợ nơi cổng trời

Rau sạch của đồng bào dân tộc trồng là mặt hàng được nhiều du khách tìm mua khi đến chợ phiên Mường Lống

Ông Và Chá Xà – Chủ tịch UBND xã Mường Lống cho hay, chợ Mường Lống không chỉ là mua bán, trao đổi hàng hóa, mà còn là một điểm du lịch. “Hiện nay xã Mường Lống đang tập trung phát triển du lịch cộng đồng. Và ngôi chợ cổng trời là điểm đến đầu tiên và rất quan trọng trong chuỗi hành trình của du khách khi đến với vùng đất này. Ở đó có mọi đặc sản của người dân nơi đây để du khách dưới xuôi mua về làm quà. Đó cũng là điểm ngắm cảnh tuyệt vời...”, ông Xà nói.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Những con số ấn tượng tại Giải báo chí Xây dựng Đảng TP. Cần Thơ lần thứ III - năm 2024

Những con số ấn tượng tại Giải báo chí Xây dựng Đảng TP. Cần Thơ lần thứ III - năm 2024

Sau gần 4 tháng triển khai, phát động, Giải báo chí về xây dựng Ðảng (Giải Búa liềm vàng) TP Cần Thơ lần thứ III - năm 2024 có 237 tác phẩm dự thi.
Chùm ảnh: Sôi nổi các cuộc tranh tài tại Hội thao Khối thi đua các sở, ngành kinh tế tỉnh Gia Lai

Chùm ảnh: Sôi nổi các cuộc tranh tài tại Hội thao Khối thi đua các sở, ngành kinh tế tỉnh Gia Lai

Hội thao Khối thi đua các sở, ngành kinh tế tỉnh Gia Lai 2024 khép lại với những trận đấu mãn nhãn, để lại nhiều ấn tượng cho các vận động viên và cả người xem.
Cuối năm 2024, đoàn doanh nghiệp lớn của Séc sẽ tới Nam Định

Cuối năm 2024, đoàn doanh nghiệp lớn của Séc sẽ tới Nam Định

Dự kiến cuối năm 2024, Liên đoàn Công nghiệp và Giao thông Séc sẽ tổ chức một đoàn doanh nghiệp lớn sang Việt Nam và đến tỉnh Nam Định khảo sát.
Đồng Nai: Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp kinh doanh hiện diện trực tuyến tin cậy, an toàn

Đồng Nai: Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp kinh doanh hiện diện trực tuyến tin cậy, an toàn

Tỉnh Đồng Nai sẽ hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh hiện diện trực tuyến tin cậy, an toàn với các dịch vụ số sử dụng tên tên miền quốc gia “.vn”.
Đông Triều (Quảng Ninh): Người dân được hỗ trợ tối đa chuyển đổi giấy tờ và các thủ tục hành chính

Đông Triều (Quảng Ninh): Người dân được hỗ trợ tối đa chuyển đổi giấy tờ và các thủ tục hành chính

Ngày 1/11/2024, thị xã Đông Triều sẽ chính thức trở thành thành phố, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của tỉnh Quảng Ninh.

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Cưỡng chế thu hồi đất của Công ty CP May Hai vào sáng 31/10

Hải Phòng: Cưỡng chế thu hồi đất của Công ty CP May Hai vào sáng 31/10

UBND quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng sẽ tiến hành cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất của Công ty CP May Hai.
Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Ngày 30/10, Hội đồng đánh giá phân loại sản phẩm OCOP thị xã Quảng Yên đã tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024.
Lạng Sơn: Xuất nhập khẩu cán đích sớm

Lạng Sơn: Xuất nhập khẩu cán đích sớm

Đến thời điểm hiện tại, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt khoảng 52,9 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2023.
Thừa Thiên Huế: Tiếp tục điều tiết hồ chứa thủy điện Bình Điền

Thừa Thiên Huế: Tiếp tục điều tiết hồ chứa thủy điện Bình Điền

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành lệnh điều chỉnh tăng lưu lượng vận hành điều tiết hồ chứa thuỷ điện Bình Điền để đón lũ.
Nam Định hoàn thành đo đạc đất đợt 3 tại khu vực Cồn Xanh

Nam Định hoàn thành đo đạc đất đợt 3 tại khu vực Cồn Xanh

Ngày 30/10, UBND huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định tiếp tục triển khai các tổ công tác thực hiện nhiệm vụ đo đạc hiện trạng sử dụng đất tại khu vực Cồn Xanh.
Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Hiện toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh, trong đó 34 sản phẩm đạt chất lượng 4 sao và 107 sản phẩm đạt 3 sao.
Gia Lai: Lực lượng bảo vệ rừng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

Gia Lai: Lực lượng bảo vệ rừng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

Công việc vất vả, áp lực lớn song lương và chế độ đãi ngộ chưa xứng đáng khiến nhiều người làm công tác bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai bỏ việc.
Cần Thơ: Sắp diễn ra tuần lễ du lịch, thương mại ‘Tinh hoa miền sông nước

Cần Thơ: Sắp diễn ra tuần lễ du lịch, thương mại ‘Tinh hoa miền sông nước'

Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2024 với chủ đề “Tinh hoa miền sông nước” sắp diễn ra tại TP. Cần Thơ.
Đồng Nai: Phấn đấu năm 2026 sẽ đưa cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu vào hoạt động

Đồng Nai: Phấn đấu năm 2026 sẽ đưa cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu vào hoạt động

Đồng Nai vừa triển khai đợt thi đua cao điểm, phấn đấu đưa cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đường Vành đai 3 đoạn qua địa bàn tỉnh vào hoạt động năm 2026.
Cận cảnh những vị trí sạt lở nghiêm trọng trên cao tốc La Sơn - Túy Loan

Cận cảnh những vị trí sạt lở nghiêm trọng trên cao tốc La Sơn - Túy Loan

Mưa lớn do ảnh hưởng của bão Trà Mi khiến một số khu vực ở cao tốc La Sơn – Túy Loan (TP. Đà Nẵng) bị sạt lở.
Đẩy mạnh phát triển lưới điện thông minh kết hợp ngầm hóa trên địa bàn TP. Thủ Đức

Đẩy mạnh phát triển lưới điện thông minh kết hợp ngầm hóa trên địa bàn TP. Thủ Đức

Ngành điện phối hợp với TP. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) đẩy mạnh triển khai phát triển lưới điện thông minh kết hợp ngầm hóa, phù hợp với Quy hoạch điện VIII.
Bình Dương: Vinh danh 41 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bình Dương: Vinh danh 41 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Việc công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Bình Dương không chỉ khẳng định giá trị mà còn là "bệ đỡ" để sản phẩm khẳng định thương hiệu.
Thừa Thiên Huế: Điều tiết hai hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện do mưa lớn

Thừa Thiên Huế: Điều tiết hai hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện do mưa lớn

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thừa Thiên Huế ban hành lệnh điều tiết hồ chứa thuỷ điện Hương Điền và điều chỉnh tăng lưu lượng vận hành hồ chứa nước Tả Trạch.
Đắk Lắk: Thành phố Buôn Ma Thuột sẽ còn 11 phường và 8 xã

Đắk Lắk: Thành phố Buôn Ma Thuột sẽ còn 11 phường và 8 xã

Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) sẽ có 19 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 11 phường và 8 xã.
Chính sách hiệu quả góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Ninh

Chính sách hiệu quả góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Ninh

Những năm qua, Quảng Ninh đã dành nhiều sự quan tâm, thông qua các chính sách đã hỗ trợ thiết thực bà con dân tộc thiểu số.
Người dân Quảng Ninh hưởng lợi từ rừng nhờ các chính sách ưu đãi

Người dân Quảng Ninh hưởng lợi từ rừng nhờ các chính sách ưu đãi

Với những chính sách hỗ trợ của Quảng Ninh, sự vào cuộc của người dân, nguồn lợi từ phát triển rừng đã giúp nhiều hộ gia đình vươn lên, có kinh tế khá giả.
Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp

Tỉnh Thanh Hóa có 44 CCN đang thực hiện đầu tư, nhưng chỉ có 5 CCN thu hút được dự án thứ cấp. Tỉnh này đang triển khai các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ.
Hải quan TP. Hồ Chí Minh đề nghị duyệt phương án tiêu hủy cần sa

Hải quan TP. Hồ Chí Minh đề nghị duyệt phương án tiêu hủy cần sa

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh vừa gửi văn bản đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt phương án tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là cần sa.
Sóc Trăng: Cụm Công nghiệp Xây Đá B sẵn sàng đón nhà đầu tư

Sóc Trăng: Cụm Công nghiệp Xây Đá B sẵn sàng đón nhà đầu tư

Cụm công nghiệp Xây Đá B (xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) sẵn sàng đón các nhà đầu tư thứ cấp đến tham quan và đánh giá tiềm năng.
Công bố danh mục dự án thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

Công bố danh mục dự án thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành danh mục dự án thu hút đầu từ vào Khu Công nghệ cao trong giai đoạn 2024 -2030.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động