Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

VEPR đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2024, kịch bản cao GDP cả năm sẽ tăng trưởng 7%, đạt mục tiêu đề ra.
Xây dựng doanh nghiệp 'sếu đầu đàn' dẫn dắt kinh tế Việt Nam bay cao Vai trò thiết yếu của thị trường giao dịch hàng hóa trong phát triển nền kinh tế bền vững

Kinh tế Việt Nam phục hồi tương đối tốt

Sáng 15/10, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) - Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã phối hợp cùng Truyền hình Quốc hội tổ chức Tọa đàm Đối thoại chính sách: Phục hồi tăng trưởng - Triển vọng và thách thức.

VEPR đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) phối hợp cùng Truyền hình Quốc hội tổ chức Tọa đàm Đối thoại chính sách: Phục hồi tăng trưởng - Triển vọng và thách thức. Ảnh: NH

Tại Tọa đàm, ông Nguyễn Quốc Việt – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách đã điểm lại tình hình kinh tế quý III/2024 và 9 tháng năm 2024. Theo ông Nguyễn Quốc Việt, kết thúc quý III/2024, nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi tương đối tốt trong sự lạc quan về tăng trưởng chung của nền kinh tế thế giới cuối năm 2024 và năm 2025.

Tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,82%, tăng hơn 1,5 lần so với mức tăng 4,4% cùng kỳ năm ngoái với sự đóng góp chủ yếu từ khu vực công nghiệp và dịch vụ. Ở phía tổng cầu, thương mại trên đà phục hồi và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tích cực là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế.

“Cùng với đó, xuất nhập khẩu hàng hoá tăng nhanh hơn so với dự kiến, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 578,5 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ, xuất siêu đạt 20,8 tỷ USD. Đây được đánh giá là mức xuất siêu khá tích cực trong giai đoạn 2020-2024” – TS Nguyễn Quốc Việt nêu.

Tuy nhiên, báo cáo của VEPR cũng cho thấy, chi tiêu của người tiêu dùng vẫn thấp hơn mức trước đại dịch và áp lực lạm phát trong nửa đầu năm 2024 cũng làm giảm tốc độ tăng trưởng của vốn.

Thu ngân sách nhà nước vượt kế hoạch trong khi chi tiêu công giảm so với cùng kỳ năm 2023, dẫn đến ngân sách tiếp tục đạt thặng dư cao, tạo dư địa cho các chính sách tài khoá tiếp tục trong năm 2024 như các chính sách miễn, giãn, giảm thuế, nhất là trong bối cảnh các ngành, lĩnh vực chịu thiệt hại do cơn bão Yagi.

Thương mại tăng trưởng tích cực, vốn FDI thực hiện đạt mức cao kỷ lục, du lịch phục hồi mạnh mẽ, tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại trong nước đã liên tục giảm, với mức giá thấp hơn nhiều so với trần do Ngân hàng Nhà nước quy định. Tốc độ tăng cung tiền và tăng trưởng tín dụng phục hồi khá tốt, góp phần tích cực vào tăng trưởng và đầu tư, mặc dù vẫn thấp hơn nền trung bình những năm trước đại dịch Covid-19. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện các chính sách tiền tệ linh hoạt tương đối thành công giai đoạn vừa qua để giảm các “cú sốc” và can thiệp thanh khoản, giúp hạ nền lãi suất, hỗ trợ chi phí vốn cho nền kinh tế mà không cần can thiệp lãi suất điều chỉnh.

VEPR đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024
VEPR đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế trong năm 2024. Ảnh: NH

Tăng trưởng GDP có thể đi ngang trong quý IV/2024

Mặc dù nền kinh tế quý III và 9 tháng có nhiều điểm sáng tích cực, tuy nhiên theo ông Nguyễn Quốc Việt, kinh tế Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức ở phía trước. Các chỉ số quản trị mua hàng PMI suy giảm và xuống dưới 50 điểm trong tháng 9/2024. Cùng với đó, tỷ lệ doanh nghiệp rút lui so với doanh nghiệp gia nhập thị trường vẫn ở xu hướng cao. Tiêu dùng trong nước lẫn giải ngân đầu tư công chưa đạt được như kỳ vọng.

Tính chung 9 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có sự phục hồi rất mạnh mẽ của ngành du lịch, tăng 16,7%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đã giảm so với trước Covid-19.

Đặc biệt, theo nhận định của ông Nguyễn Quốc Việt, thời gian qua, FDI là động lực tăng trưởng chính trong các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam, tuy nhiên tại Việt Nam, dòng vốn FDI dường như đang có sự chững lại trong quý III/2024.

"Theo đó, cần nghiên cứu kỹ các dòng chảy dòng vốn FDI trên thế giới nói chung và vào Việt Nam nói riêng để có chính sách đối ứng trong thời gian tới" - Phó Viện trưởng VEPR thông tin thêm.

Báo cáo cũng cho thấy, xu thế phân mảnh kinh tế - chính trị toàn cầu, hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu khiến cầu bên ngoài có thể suy giảm, điều này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của Việt Nam. Bên cạnh đó, chi phí đẩy khiến năng lực cạnh tranh xuất khẩu và khả năng tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu gặp nhiều thách thức. Các yếu tố đầu vào trong sản xuất gặp nhiều rào cản cũng như tình thế khó khăn trong chuyển dịch mô hình tăng trưởng, đổi mới môi trường kinh doanh và cải cách thể chế mặc dù đạt được một số tiến bộ nhưng vẫn chậm chạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong đầu tư, kinh doanh, làm nản lòng cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Điều này được thể hiện qua số liệu doanh nghiệp gia nhập và rút lui khỏi thị trường trong 9 tháng. Cụ thể, 9 tháng năm 2024, đã có hơn 183 nghìn doanh nghiệp đăng ký mới và quy trở lại thị trường, cao hơn con số cả năm của giai đoạn 2018-2021. Tuy nhiên, số doanh nghiệp rút khỏi thị trường vẫn ở mức cao và liên tục tăng từ 2020. 9 tháng năm 2024, tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 163,76 nghìn.

Phát biểu tại sự kiện, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, động lực tăng trưởng trong quý III và 9 tháng năm 2024 chủ yếu vẫn là xuất nhập khẩu và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đặc biệt, các chỉ tiêu nền kinh tế có sự phục hồi, nhưng vẫn chưa được như giai đoạn trước Covid-19, đây là vấn đề cần lưu ý.

Đồng tình với ý kiến cho rằng tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2024 đối mặt với nhiều thách thức, theo ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội: Bên cạnh những thách thức đã được phân tích, những thiệt hại về cơn bãi Yagi vẫn chưa thể khắc phục, điều này đã và sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, những chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sau bão Yagi cần được triển khai nhanh, để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Trong bối cảnh thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, VEPR đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế trong năm 2024, bao gồm kịch bản cao và thấp. Trong đó, ở kịch bản cao, tăng trưởng GDP quý IV sẽ đi ngang với mức tăng trưởng 7,4%, tăng trưởng cả năm dự kiến sẽ đạt mục tiêu mới mà Chính phủ đưa ra, là 7%. Với kịch bản thấp, tăng trưởng GDP quý IV/2024 sẽ dưới mức 7%, dự báo tăng trưởng cả năm 2024 sẽ dao động quanh mức 6,84%.

Nguyễn Hoà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phản ứng của Việt Nam về những động thái mới của Philippines tại Biển Đông

Phản ứng của Việt Nam về những động thái mới của Philippines tại Biển Đông

Chiều ngày 21/11, tại họp báo thường kỳ, Bộ Ngoại giao đã lên tiếng, thông tin về những động thái mới nhất của Philippines, Trung Quốc trên Biển Đông.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia

Trưa 21/11, ngay sau Lễ đón trọng thể tại Phủ Thủ tướng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội đàm chính thức với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện từ Hoa Kỳ

Bộ Ngoại giao thông tin về việc tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện từ Hoa Kỳ

Chiều 21/11, tại họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thông tin với báo chí về việc tiếp nhận máy bay huấn luyện T-6C từ Hoa Kỳ.
Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc

Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc

Việt Nam luôn khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực Hàn Quốc có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu thu hút và ưu tiên cao.
Xung đột Nga-Ukraine lan rộng, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine lan rộng, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khuyến cáo, các công dân Việt Nam không đến Ukraine thời điểm này, trừ trường hợp thực sự cần thiết.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, xem xét công tác nhân sự

Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, xem xét công tác nhân sự

Chiều 21/11, Quốc hội đã điều chỉnh chương trình Đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Quốc hội sẽ họp về công tác nhân sự.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Thủ đô Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Thủ đô Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary sẽ chủ trì lễ đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Ngay sau lễ đón, hai bên tiến hành hội đàm.
Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long hội kiến Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Chiết Giang, Trung Quốc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long hội kiến Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Chiết Giang, Trung Quốc

Ngày 21/11, tại Hàng Châu, Phó Thủ tướng Lê Thành Long hội kiến Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Tỉnh ủy kiêm Tỉnh trưởng tỉnh Chiết Giang.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia

Chiều 21/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước Việt Nam lên đường thăm chính thức Vương quốc Campuchia.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Malaysia

Sáng 21/11, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân đã chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân trong chuyến thăm chính thức Malaysia từ 21 đến 23/11.
Giá bất động sản phi mã, lao động, công chức khó có thể mua

Giá bất động sản phi mã, lao động, công chức khó có thể mua

Theo đại biểu Quốc hội, hiện trạng bất động sản hiện có rất nhiều vấn đề như giá bất động sản phi mã, người nghèo, lao động, công chức rất khó có thể mua được.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Sáng ngày 20/11/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Cộng hòa Dominica Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị ở mức độ cao.
Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long không đạt tiêu chuẩn

Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long không đạt tiêu chuẩn

Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi khảo sát, đánh giá chất lượng, trữ lượng không đạt tiêu chuẩn nên phải tìm mỏ khác thay thế.
Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Ngày 20/11, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định 1437/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.
Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia sẽ củng cố mạnh mẽ nền tảng quan hệ chính trị và tiếp thêm động lực thúc đẩy hơn nữa hợp tác chiến lược.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan

Chiều 20/11, Chủ tịch nước Lương Cường đã có buổi tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.
Làm đường sắt tốc độ cao, đại biểu đề nghị huy động sức dân

Làm đường sắt tốc độ cao, đại biểu đề nghị huy động sức dân

Nhiều đại biểu Quốc hội đặt vấn đề khả năng cân đối nguồn vốn khi thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, do vậy đại biểu đề nghị huy động sức dân.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long tiếp Chủ tịch Tập đoàn Cảng thông tin Trung Quốc-ASEAN

Phó Thủ tướng Lê Thành Long tiếp Chủ tịch Tập đoàn Cảng thông tin Trung Quốc-ASEAN

Phó Thủ tướng Lê Thành Long tiếp Chủ tịch Tập đoàn Cảng thông tin Trung Quốc-ASEAN nhân chuyến công tác Trung Quốc.
Nợ công thấp phù hợp để đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Nợ công thấp phù hợp để đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường và Trần Hoàng Ngân, việc đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là phù hợp trong điều kiện nợ công của chúng ta thấp.
Ngày Nhà giáo suy ngẫm về lời Tổng Bí thư

Ngày Nhà giáo suy ngẫm về lời Tổng Bí thư 'phát động Bình dân học vụ số'

Tổng Bí thư Tô Lâm mới đây đã nhắc lại giá trị của phong trào bình dân học vụ và đề xuất một cách tiếp cận mới: Phát động phong trào bình dân học vụ số.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Ngày 20/11, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức lễ công bố quyết định của Ban Bí thư về điều động, bổ nhiệm chức vụ Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động