Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Vì sao doanh nghiệp gặp khó khi tiến hành kiểm kê khí nhà kính?

Theo chuyên gia, mặc dù giảm thiểu phát thải là yêu cầu bắt buộc nhưng doanh nghiệp lại đang gặp nhiều khó khăn trong kiểm kê phát thải khí nhà kính.
Nhiệt điện, sắt thép và xi măng được ưu tiên phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính Ngành da giầy trước thách thức xanh hóa, giảm phát thải khí nhà kính Đồng Nai vào cuộc mạnh mẽ trong cuộc đua Net Zero

Là một trong những quốc gia bị tác động của biến đổi khí hậu lớn nhất trên thế giới, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với tác động không mong muốn từ hiện tượng này như: Gia tăng tần suất mưa to, bão lũ, hạn hán, xâm nhập mặn…

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26), tất cả 197 quốc gia tham gia đã thông qua Hiệp ước khí hậu Glasgow với cam kết “tăng tốc các nỗ lực hướng tới giảm thiểu điện than và loại bỏ trợ cấp dành cho nhiên liệu hóa thạch có hiệu suất kém”. Việt Nam đã đưa ra mục tiêu cam kết giảm 45% lượng phát thải CO2 vào năm 2030 so với mức năm 2010 và về 0 vào 2050.

Sau cam kết của Việt Nam tại COP26, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2022/NĐ-CP (Nghị định số 06) ngày 07/1/2022 quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone. Tiếp theo đó, ngày 18/1/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ngày 18/1/2022 ban hành danh mục 1.912 cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê.

Vì sao doanh nghiệp gặp khó khi tiến hành kiểm kê khí nhà kính?
Quy định kiểm kê khí nhà kính khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó. Ảnh minh hoạ

Doanh nghiệp gặp khó về quy định kiểm kê khí nhà kính

Kiểm kê khí nhà kính là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải và hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Theo ông Trần Quốc Dũng, Giám đốc Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) - Uỷ ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, đến nay, thực tế thế giới vẫn đang tiếp tục nóng lên. Tại Hội nghị COP 21 năm 2015, các nước đã thống nhất giữ cho nhiệt độ trái đất tăng tối đa 2 độ C, phấn đấu đạt 1,5 độ C trong thế kỷ 21.

Tuy nhiên, mới đây, Cơ quan môi trường Liên Hợp Quốc cho biết là nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 2,9 độ C trong thế kỷ này. Vào tháng 7/2023, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc phát biểu rằng, giai đoạn ấm lên toàn cầu (Global warming) đã kết thúc và thế giới đang chuyển sang giai đoạn sôi lên toàn cầu (Global boiling).

Để giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới trung hòa carbon và Net Zero có rất nhiều việc phải làm như chuyển đổi công nghệ, chuyển đổi năng lượng... Nhưng một trong những việc đầu tiên và xuyên suốt quá trình này là phải tính toán xem hiện nay chúng ta đang ở đâu. Do đó, kiểm kê khí nhà kính một cách toàn diện, đầy đủ, chính xác trở thành yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo độ tin cậy, sự công bằng, làm cơ sở cho việc tham gia vào các cơ chế trao đổi tín chỉ carbon.

Hiện nay trên thế giới đã có các tiêu chuẩn quốc tế về kiểm kê khí nhà kính như bộ tiêu chuẩn ISO 14064 hoặc tiêu chuẩn ISO 14067 về định lượng vết carbon, ISO 14068 về trung hòa carbon… Việc áp dụng các tiêu chuẩn như vậy sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo tính chính xác cho báo cáo phát thải, báo cáo giảm nhẹ phát thải, báo cáo định lượng vết carbon... do các tiêu chuẩn này bao quát tất cả các nguồn phát thải trực tiếp và gián tiếp.

Cơ sở để thực hiện kiểm kê khí nhà kính đã có, nhưng theo ông Nguyễn Tuấn Cường, Chuyên gia đánh giá trưởng tại QUACERT, doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong kiểm kê phát thải khí nhà kính. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ việc các đơn vị tư vấn chưa cung cấp đủ phương pháp thu thập dữ liệu một cách chính xác.

Doanh nghiệp thuê đơn vị tư vấn kiểm kê, tuy nhiên không thẩm tra lại kết quả kiểm kê. Bởi vậy, tính chính xác của báo cáo kiểm kê khó bảo đảm. Hoạt động kiểm kê không dựa trên tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 nên trong báo cáo kiểm kê không đầy đủ các nguồn. Tuyên bố về lượng khí nhà kính phát thải không đầy đủ và không theo chuẩn mực quốc tế”, ông Cường thông tin.

Cùng chia sẻ về những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải, TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cho biết, không ít doanh nghiệp phải đối mặt với nỗi lo "cơm áo gạo tiền" trước khi nghĩ đến chuyện kiểm kê phát thải khí nhà kính hay chuyển đổi xanh.

Chưa kể, những quy định liên quan đến môi trường, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được một số thị trường ban hành và áp dụng ngày càng chặt chẽ, thậm chí cả những người làm trong ngành còn rất khó khăn tiếp cận các thuật ngữ, khái niệm chuyên môn. Thực tế này càng khiến cho doanh nghiệp vất vả và lúng túng trong việc tuân thủ các quy định.

Giải pháp nào?

Các chuyên gia đánh giá, bên cạnh những khó khăn, thách thức trong việc thực hiện kiểm kê khí nhà kính, có thể thấy lợi ích, cơ hội mà doanh nghiệp thực hiện có được là không nhỏ. Vì vậy cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần sớm có kế hoạch triển khai kiểm kê khí nhà kính để đáp ứng với các yêu cầu cũng như nâng cao vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế.

Ông Trần Quốc Dũng, Giám đốc Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) chia sẻ thêm, doanh nghiệp nên áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 14064-1 vào hoạt động kiểm kê của mình. Đây là tiêu chuẩn Việt Nam hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế. Khi đó kết quả kiểm kê sẽ bao gồm tất cả các nguồn phát thải có thể tính toán, đo lường được. Còn để đáp ứng yêu cầu pháp luật, doanh nghiệp chỉ cần kết xuất ra một báo cáo riêng, vẫn trên cơ sở dữ liệu từ kết quả kiểm kê theo tiêu chuẩn TCVN.

Khi đó doanh nghiệp sẽ có được con số toàn diện về lượng phát thải của mình và có cơ sở để định lượng vết carbon (hay dấu chân carbon) cho các sản phẩm của mình chính xác, tin cậy hơn, làm cơ sở cho việc tham gia trao đổi tín chỉ carbon sau này.

Ngày 27/12/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư 38/2023/TT-BCT quy định về kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính ngành Công Thương.

Theo đó, kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực năng lượng, các quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm thuộc ngành Công Thương bao gồm:

- Kiểm kê khí nhà kính cho lĩnh vực năng lượng:

+ Phát thải khí nhà kính từ các hoạt động đốt nhiên liệu trong quá trình sản xuất điện và tiêu thụ năng lượng trong các ngành công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.

+ Phát thải khí nhà kính từ các hoạt động phát tán từ khai thác khoáng sản.

- Kiểm kê khí nhà kính cho lĩnh vực các quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm:

+ Phát thải khí nhà kính trong các quá trình hóa học, vật lý không tiêu thụ năng lượng thuộc các ngành công nghiệp hóa chất, luyện kim;

+ Phát thải khí nhà kính là các dung môi chất lạnh từ thiết bị và quá trình sản xuất, kinh doanh môi chất lạnh.

Phong Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kiểm kê khí nhà kính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nam: Cảnh báo lũ sông Đáy đã lên trên báo động III

Hà Nam: Cảnh báo lũ sông Đáy đã lên trên báo động III

Trước tình hình cảnh báo lũ ở mức Báo động III, chiều 10/9, UBND tỉnh Hà Nam ban hành Công văn chỉ đạo về việc theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó.
Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

Chiều 10/9, Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi kiểm tra tuyến đê bối, xã Tự Nhiên và đê sông Nhuệ, thôn Phú Lương, xã Tân Minh (huyện Thường Tín).
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão

Chiều 10/9, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam họp hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bão số 3

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam họp hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bão số 3

Chiều ngày 10/9, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam họp cho ý kiến về hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Hơn 407 tỷ đồng ủng hộ và đăng ký ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra

Hơn 407 tỷ đồng ủng hộ và đăng ký ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra

Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, nhiều tổ chức, cá nhân đã ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão.

Tin cùng chuyên mục

Cấm tuyệt đối người và phương tiện đi trên cầu Đuống từ 22h đêm nay

Cấm tuyệt đối người và phương tiện đi trên cầu Đuống từ 22h đêm nay

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam thông báo phương án điều tiết giao thông khi cấm tuyệt đối người và phương tiện đi trên cầu Đuống, Hà Nội.
Nước lũ cô lập hơn 100 hộ dân tại Hà Nội

Nước lũ cô lập hơn 100 hộ dân tại Hà Nội

Chiều 10/9, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn kiểm tra tình hình úng ngập và tặng quà, động viên các hộ dân xóm Bến Vôi, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai
Bộ Nội vụ ủng hộ khẩn cấp đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Bộ Nội vụ ủng hộ khẩn cấp đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Ngày 10/9, Bộ Nội vụ đã tổ chức phát động quyên góp ủng hộ khẩn cấp, đồng thời đi trao quà cho đồng bào khó khăn sau cơn bão số 3 tại tỉnh Yên Bái.
Hà Nội: Thị trường đồ cứu trợ

Hà Nội: Thị trường đồ cứu trợ 'cháy hàng' sau bão Yagi

Sau bão Yagi, vận chuyển còn gặp nhiều khó khăn, những mặt hàng liên quan đến đồ cứu trợ như: Mì tôm, lương khô, áo phao cứu hộ... trở nên ''cháy hàng''.
Tỉnh Quảng Nam hỗ trợ 22 tỷ đồng cùng các tỉnh miền Bắc khắc phục thiệt hại do bão số 3

Tỉnh Quảng Nam hỗ trợ 22 tỷ đồng cùng các tỉnh miền Bắc khắc phục thiệt hại do bão số 3

Tỉnh Quảng Nam cử đoàn thăm hỏi và hỗ trợ 22 tỷ đồng để chung sức hỗ trợ các tỉnh thành phố miền Bắc khắc phục thiệt hại do do bão số 3 gây ra.
Cả một thôn ở Lào Cai bị vùi lấp, 15 người chết, hơn 100 người mất tích

Cả một thôn ở Lào Cai bị vùi lấp, 15 người chết, hơn 100 người mất tích

Một vụ sạt lở đất kinh hoàng đã khiến 15 người chết, hơn 100 người mất tích xảy ra tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai.
Bắc Ninh: Xử lý đối tượng đăng tải tin thất thiệt về tình hình mưa bão

Bắc Ninh: Xử lý đối tượng đăng tải tin thất thiệt về tình hình mưa bão

Ngày 10/9, Công an tỉnh Bắc Ninh đã xử lý đối tượng P.T.T, trú tại huyện Gia Bình có hành vi đăng tải thông tin thất thiệt về tình hình mưa bão.
Hà Nội: Kiểm tra công tác ứng phó với mưa lũ tại huyện Ba Vì

Hà Nội: Kiểm tra công tác ứng phó với mưa lũ tại huyện Ba Vì

Chiều 10/9, Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội kiểm tra công tác ứng phó với mưa lũ huyện Ba Vì.
Hà Nội ban bố lệnh báo động lũ tại Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng

Hà Nội ban bố lệnh báo động lũ tại Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng

Chiều 10/9, mực nước lũ trên sông Hồng chạm mức báo động I là 12,40m tại địa phận thị xã Sơn Tây và các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng (Hà Nội).
Nhân sự 10/9: Ban Tổ chức Trung ương bổ nhiệm nhân sự; thêm một lãnh đạo CTCP Lộc Trời từ nhiệm

Nhân sự 10/9: Ban Tổ chức Trung ương bổ nhiệm nhân sự; thêm một lãnh đạo CTCP Lộc Trời từ nhiệm

Ngày 10/9, Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định bổ nhiệm nhân sự chủ chốt; CTCP Tập đoàn Lộc Trời tiếp tục gặp biến động khi có thêm lãnh đạo từ nhiệm.
Cả thôn ở Hà Nội lái xuồng máy giải cứu hàng ngàn con lợn bơi trong dòng lũ

Cả thôn ở Hà Nội lái xuồng máy giải cứu hàng ngàn con lợn bơi trong dòng lũ

Nước sông Hồng dâng cao, người dân một thôn ở huyện Đan Phượng, Hà Nội lái xuồng máy giải cứu hàng ngàn con lợn bơi trong lũ và tài sản tháo chạy.
Bản tin Bão lũ ngày 10/9: Hà Nội phát lệnh khẩn, người dân bãi giữa sông Hồng sơ tán

Bản tin Bão lũ ngày 10/9: Hà Nội phát lệnh khẩn, người dân bãi giữa sông Hồng sơ tán

Ngày 10/9, thành phố Hà Nội ra Lệnh báo động lũ cấp độ I trên sông Đuống và sông Hồng, đồng thời yêu cầu di dời nhiều hộ dân đến nơi an toàn trước khi lũ đổ về.
Quảng Bình: Đồng lòng cùng bà con miền Bắc thân yêu khắc phục hậu quả thiên tai

Quảng Bình: Đồng lòng cùng bà con miền Bắc thân yêu khắc phục hậu quả thiên tai

Chiều ngày 10/9, tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Lễ phát động Ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả bão lụt do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam trao tặng 350 triệu đồng chung tay giúp đỡ người dân vùng bão lũ

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam trao tặng 350 triệu đồng chung tay giúp đỡ người dân vùng bão lũ

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam vừa trao tặng 350 triệu đồng để chung tay giúp đỡ người dân vùng bão lũ sớm khắc phục hậu quả thiên tai.
Kỷ luật 2 nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Kỷ luật 2 nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình vừa ký các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành kỷ luật đối với 2 nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Xuất cấp 200 tấn gạo hỗ trợ 14 địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3

Xuất cấp 200 tấn gạo hỗ trợ 14 địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3

Bộ Tài chính được giao xuất cấp 200 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho 14 địa phương chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Sự thật thông tin vỡ đê gây xôn xao ở Hà Nội

Sự thật thông tin vỡ đê gây xôn xao ở Hà Nội

Cơ quan chức năng ở Hà Nội đã khắc phục sự cố vỡ bờ bao ở xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn và khẳng định thông tin vỡ đê là không chính xác.
Hội nghị lần thứ 8 của INTOSAI WGBD bàn thảo về dữ liệu lớn trong nâng cao chất lượng kiểm toán

Hội nghị lần thứ 8 của INTOSAI WGBD bàn thảo về dữ liệu lớn trong nâng cao chất lượng kiểm toán

Hội nghị lần thứ 8 Nhóm công tác Dữ liệu lớn của Tổ chức quốc tế Các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI WGBD) được tổ chức tại Việt Nam.
Thái Nguyên: Nỗi đau xé lòng của người mẹ khi thấy thi thể con trai bị lật thuyền do mưa lũ

Thái Nguyên: Nỗi đau xé lòng của người mẹ khi thấy thi thể con trai bị lật thuyền do mưa lũ

Nước sông Cầu trên địa bàn TP. Thái Nguyên dâng cao, kèm theo mưa lớn, dòng nước xoáy đã làm lật thuyền tự chế của người dân trên địa bàn phường.
Thuỷ điện xả lũ, người dân vùng hạ du nên và không nên làm gì?

Thuỷ điện xả lũ, người dân vùng hạ du nên và không nên làm gì?

Do mưa lớn gây ra, mực nước các hồ thuỷ điện dâng cao, nhiều thuỷ điện ở miền Bắc đang điều tiết xả tràn. Vậy người dân vùng hạ du cần làm gì?
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động