Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Việt Nam đầu tư thêm 6,8% GDP cho biến đổi khí hậu mỗi năm

Giá trị của các khoản đầu tư thêm để thích ứng và giảm nhẹ tác động biến đổi khí hậu tại Việt Nam từ nay đến năm 2040 tương đương 6,8% GDP mỗi năm.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại Phiên thảo luận về thương mại và biến đổi khí hậu bên lề MC12 Việt Nam sẽ ứng phó với biến đổi khí hậu trên nguyên tắc công bằng

Hôm nay (14/7) nhóm Ngân hàng Thế giới công bố Báo cáo Quốc gia Khí hậu và Phát triển cho Việt Nam. Báo cáo nhấn mạnh đến tính cấp thiết của việc thích ứng với biến đổi khí hậu, cũng như giảm cường độ car-bon trong tăng trưởng. Theo ước tính đưa ra tại báo cáo, giá trị hiện tại của các khoản đầu tư thêm để thích ứng và giảm nhẹ các tác động biến đổi khí hậu tại Việt Nam từ nay đến năm 2040 là 368 tỷ USD, tương đương 6,8% GDP mỗi năm.

Đồng thời khẳng định, 100 triệu người dân Việt Nam thuộc nhóm dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước tác động của khí hậu đang phải đối mặt với nhiều rủi ro dọc theo bờ biển dài 3.260 km và các vùng trũng thấp rộng lớn của đất nước. Nguy cơ đối với các khu đô thị và khu công nghiệp, đặc biệt là trong và xung quanh trung tâm kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, đặt nhiều bộ phận lớn của nền kinh tế vào rủi ro.

Việt Nam đầu tư thêm 6,8% GDP cho biến đổi khí hậu mỗi năm
Việt Nam thuộc nhóm dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước tác động của khí hậu

Đồng bằng sông Cửu Long - nơi sinh sống của 18 triệu người, đã và đang bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu; hơn 70% diện tích đất của một số tỉnh thành có thể bị ngập trong vòng 80 năm nữa. Việt Nam thiệt hại khoảng 10 tỷ USD vào năm 2020, tương đương 3,2% GDP, do các tác động của khí hậu. Các mô hình cho thấy, tổng chi phí kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra có thể lên tới 523 tỷ USD vào năm 2050, theo đó, Việt Nam cần ưu tiên đầu tư để giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu.

Theo Ngân hàng Thế giới, đóng góp của Việt Nam vào tổng lượng phát thải khí nhà kính (KNK) toàn cầu tương đối nhỏ, chỉ ở mức 0,8%. Tính theo bình quân đầu người, lượng phát thải của Việt Nam chưa bằng một nửa lượng phát thải bình quân đầu người của các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam đã tăng lượng phát thải KNK bình quân đầu người lên gấp 4 lần trong thế kỷ này, từ 0,79 tấn carbon dioxide (CO2) tương đương vào năm 2000 lên 3,81 tấn CO2 vào năm 2018, và lượng khí thải đang tăng với tốc độ nhanh nhất trên thế giới. Ô nhiễm liên quan đến khí thải này ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm năng suất; tình trạng cạn kiệt tài nguyên và các tác động của biến đổi khí hậu đã làm tổn hại đến thương mại và đầu tư.

Khi nền kinh tế đang phát triển nhanh của Việt Nam tiến dần đến vị thế là nước có thu nhập cao, cùng với đó, lượng khí nhà kính Việt Nam thải ra ngày càng nhiều. Do đó, để đạt được mục tiêu tham vọng về phát thải ròng bằng 0, theo Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Manuela V. Ferro: Việt Nam cần phải giảm cường độ car-bon, nhất là trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông, nông nghiệp và công nghiệp chế biến, chế tạo, và sử dụng định giá carbon để thúc đẩy đầu tư.

Bởi nếu không có các biện pháp thích ứng toàn diện, tác động của biến đổi khí hậu có thể khiến thêm từ 400.000 đến 1 triệu người rơi vào cảnh nghèo cùng cực vào năm 2030. Đồng thời, để bảo vệ các hộ gia đình dễ bị tổn thương nhất trước giá năng lượng tăng cao và gián đoạn việc làm trong quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế carbon thấp, Việt Nam sẽ cần đẩy mạnh các chương trình khuyến khích khu vực tư nhân áp dụng những công nghệ sạch hơn và tạo thuận lợi cho dịch chuyển lao động.

Cũng theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam cũng sẽ cần bổ sung đầu tư công bằng nhiều cải cách chính sách để thu hút đầu tư tư nhân. Các dự án đầu tư ưu tiên cho thích ứng từ nay đến năm 2040 có thể cần khoảng 254 tỷ USD, và để giảm tốc độ tăng phát thải sẽ cần ít nhất 81 tỷ USD. Thuế carbon hoặc các quy định hình thành hệ thống mua bán khí thải sẽ là chìa khóa để Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển và khí hậu đầy tham vọng.

Ông Alfonso Garcia Mora, Phó Chủ tịch Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của IFC – cho rằng: Hai mục tiêu, trở thành một quốc gia có thu nhập cao và phát thải ròng bằng “0” trong 30 năm tới, đòi hỏi Việt Nam phải huy động một lượng lớn vốn tư nhân. Để điều này trở thành hiện thực, điều quan trọng là Việt Nam phải thiết kế và thực hiện các chính sách và cải cách đúng đắn.

Theo đó, “Xanh hóa lĩnh vực tài chính, thúc đẩy các dự án tăng trưởng xanh trên nhiều lĩnh vực và ban hành quy trình thủ tục minh bạch và dễ đoán cho các dự án năng lượng là một ưu tiên rõ ràng” - ông Alfonso Garcia Mora cho biết thêm.

Báo cáo quốc gia về Khí hậu và Phát triển (CCDR) của Nhóm Ngân hàng Thế giới là các báo cáo đánh giá quan trọng mới tích hợp các mối quan tâm về biến đổi khí hậu và phát triển. Báo cáo này sẽ giúp các quốc gia ưu tiên giải pháp có tác động lớn nhất về giảm phát thải KNK và nâng cao khả năng thích ứng, đồng thời thực hiện các mục tiêu phát triển lớn hơn.
Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Biến đổi khí hậu

Tin cùng chuyên mục

Vinh danh những doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR tốt nhất năm 2024

Vinh danh những doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR tốt nhất năm 2024

Xây dựng kết cấu hạ tầng quốc gia: Nhìn từ đóng góp của các doanh nghiệp tư nhân

Xây dựng kết cấu hạ tầng quốc gia: Nhìn từ đóng góp của các doanh nghiệp tư nhân

PVcomBank và UBND huyện Dầu Tiếng ký kết hợp tác về thúc đẩy chuyển đổi số

PVcomBank và UBND huyện Dầu Tiếng ký kết hợp tác về thúc đẩy chuyển đổi số

Nộp thuế trực tuyến dễ dàng qua eTax Mobile với SHB

Nộp thuế trực tuyến dễ dàng qua eTax Mobile với SHB

Ông Nguyễn Văn Hương được bổ nhiệm Quyền Tổng Giám đốc PGBank

Ông Nguyễn Văn Hương được bổ nhiệm Quyền Tổng Giám đốc PGBank

Tín dụng chính sách đồng hành cùng người dân Yên Bái vượt qua hậu quả bão lũ

Tín dụng chính sách đồng hành cùng người dân Yên Bái vượt qua hậu quả bão lũ

Khi đi rút tiền ATM, khách hàng cần làm gì để tránh bị đánh cắp thông tin?

Khi đi rút tiền ATM, khách hàng cần làm gì để tránh bị đánh cắp thông tin?

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng hấp dẫn

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng hấp dẫn

Nam A Bank gặp gỡ trực tuyến nhà đầu tư, sẵn sàng bứt phá trong những tháng cuối năm 2024

Nam A Bank gặp gỡ trực tuyến nhà đầu tư, sẵn sàng bứt phá trong những tháng cuối năm 2024

LPBank kiến nghị gì tại Hội nghị Thường trực Chính phủ?

LPBank kiến nghị gì tại Hội nghị Thường trực Chính phủ?

Chủ tịch VIB: Không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng để cho vay bằng mọi giá

Chủ tịch VIB: Không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng để cho vay bằng mọi giá

Chủ tịch Techcombank đưa ra 3 giải pháp

Chủ tịch Techcombank đưa ra 3 giải pháp 'cứu cánh' dòng vốn trên thị trường

Chủ tịch MB Lưu Trung Thái: Ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp để giảm áp lực vốn lên ngân hàng

Chủ tịch MB Lưu Trung Thái: Ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp để giảm áp lực vốn lên ngân hàng

Tổng cục Hải quan điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024

Tổng cục Hải quan điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024

Chi 1.000 tỷ đồng mua trái phiếu trước hạn, Công ty Điện gió Phước Hữu - Duyên Hải 1 báo lỗ

Chi 1.000 tỷ đồng mua trái phiếu trước hạn, Công ty Điện gió Phước Hữu - Duyên Hải 1 báo lỗ

VietinBank giảm lãi suất, hỗ trợ khách hàng thiệt hại do bão Yagi

VietinBank giảm lãi suất, hỗ trợ khách hàng thiệt hại do bão Yagi

SVTech mang đến những giải pháp công nghệ tối ưu quản lý dữ liệu cho ngân hàng Việt

SVTech mang đến những giải pháp công nghệ tối ưu quản lý dữ liệu cho ngân hàng Việt

Fed cắt giảm lãi suất: Con dao hai lưỡi với kinh tế Việt Nam

Fed cắt giảm lãi suất: Con dao hai lưỡi với kinh tế Việt Nam

Các nhà băng đồng loạt cam kết hoãn nợ, hạ lãi suất cho vay với khách hàng ảnh hưởng bão số 3

Các nhà băng đồng loạt cam kết hoãn nợ, hạ lãi suất cho vay với khách hàng ảnh hưởng bão số 3

Ngân hàng Nhà nước sẽ có động thái gì sau quyết định hạ lãi suất của Fed?

Ngân hàng Nhà nước sẽ có động thái gì sau quyết định hạ lãi suất của Fed?

Xem thêm