Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 19/11/2024 22:36

Việt Nam - Hàn Quốc hướng tới mục tiêu thương mại 100 tỷ USD

Ngày 12/11, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Hiệp hội Các nhà nhập khẩu Hàn Quốc (KOIMA) tổ chức Hội thảo “Giao thương doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Hàn Quốc”. Hội thảo có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, ông Myoung Jin Shin - Chủ tịch KOIMA và đông đảo doanh nghiệp 2 nước.
Đông đảo đại biểu tham gia Hội thảo "Giao thương doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Hàn Quốc"

Nhập siêu giảm

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh: Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao (ngày 22/12/1992) quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đã phát triển sâu sắc, toàn diện trên nhiều lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hoá, du lịch…

Đáng lưu ý, hợp tác kinh tế giữa 2 nước đang trong thời kỳ sôi động nhất từ trước tới nay. Việt Nam hiện là 1 trong 4 đối tác thương mại lớn của Hàn Quốc. Từ cuối năm 2015, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực đã tạo bước tăng trưởng vượt bậc cho kim ngạch thương mại hai chiều của 2 quốc gia.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải - Bộ Công Thương mong muốn hợp tác với các cơ quan liên quan của Hàn Quốc nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp 2 nước

Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam cũng cho thấy, 9 tháng năm 2018 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước đạt 48,52 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu 13,45 tỷ USD, nhập khẩu 35,07 tỷ USD từ thị trường Hàn Quốc.

“Đặc biệt, nhập siêu của Việt Nam từ Hàn Quốc đã giảm 9,3% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 21,62 tỷ USD. Cho thấy, chất lượng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đã thay đổi theo chiều hướng tích cực” - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cũng cho hay: Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc chủ yếu là các sản phẩm dệt may, điện thoại, linh kiện điện tử, thuỷ sản, gỗ… Ở chiều ngược lại, Hàn Quốc xuất khẩu sang Việt Nam tập trung vào các mặt hàng máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, phương tiện vận tải… Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá giữa 2 nước có sự bù trừ. Hơn nữa, nhiều mặt hàng của Việt Nam có chất lượng tốt, chiếm được niềm tin của người tiêu dùng Hàn Quốc cũng đã đóng góp vào sức tăng trưởng kim ngạch thương mại hai chiều trong những năm qua.

Ông Myoung Jin Shin- Chủ tịch KOIMA- VKFTA đã và đang tạo cơ hội tốt cho doanh nghiệp 2 nước

Hướng tới mục tiêu mới

Mặc dù kim ngạch thương mại giữa 2 nước có sự cải thiện đáng kể qua các năm, tuy nhiên cán cân vẫn nghiêng về phía Hàn Quốc, tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam vẫn cao. Qua các kỳ viếng thăm và trao đổi, lãnh đạo Chính phủ 2 nước đã thống nhất, thúc đẩy tăng trưởng thương mại 2 chiều lên một mục tiêu mới với trên 100 tỷ USD. Quan trọng hơn, nỗ lực thực hiện các giải pháp cân bằng cán cân thương mại trên cơ sở nâng cao chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu giữa 2 nước.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng tin tưởng: Sự kiện giao thương ngày hôm nay là hoạt động lớn, có ý nghĩa thiết thực. Đồng thời mở ra cơ hội mới, tạo điều kiện cho doanh nghiệp 2 nước gặp gỡ trao đổi và tăng cường hợp tác, góp phần đưa kim ngạch xuất nhập khẩu lên tầm cao mới.

“Bộ Công Thương sẽ tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp Hàn Quốc kinh doanh sản xuất tại Việt Nam và mong muốn phối hợp với các Bộ, ngành liên quan của Hàn Quốc tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tại Hàn Quốc”- Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Ông Myoung Jin Shin - Chủ tịch KOIMA - khẳng định: VKFTA có hiệu lực đã giúp thương mại 2 chiều tăng đáng kể. Đặc biệt xuất khẩu một số sản phẩm của Việt Nam như hoa quả tươi, nông sản tăng mạnh, do đó mục tiêu xuất nhập khẩu 2 chiều đạt 100 tỷ USD là rất khả thi.

Từ năm 2000 trở lại đây, KOIMA đã tổ chức 13 đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc sang giao thương với doanh nghiệp Việt Nam. Năm nay, đoàn giao thương có nhiều doanh nghiệp “gạo cội” với 20-30 năm kinh nghiệm. Hy vọng các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được kinh nghiệm của các doanh nghiệp này để tiến sâu hơn nữa vào thị trường Hàn Quốc.

This browser does not support the video element.

Việt Nga- Hoàng Lan

Tin cùng chuyên mục

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Nhiều nhà nhập khẩu quốc tế đến Cà Mau tìm kiếm đối tác

Hà Nội: Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thạch Thất

Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá

Đẩy mạnh kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và châu Mỹ

Khai mạc Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Chuyển đổi xanh trong sản xuất nông sản, thực phẩm thúc đẩy xuất khẩu sang EU

Cơ hội và thách thức khi xuất khẩu rau củ quả chính ngạch sang thị trường Trung Quốc