Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 04/11/2024 07:24

Vốn ngoại vẫn chảy mạnh vào “công xưởng” Việt

Dù chịu ảnh hưởng mạnh bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng dòng vốn ngoại vẫn tiếp tục chảy mạnh về Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất.

Dù chịu ảnh hưởng mạnh bởi dịch bệnh Covid-19 bùng phát trong năm ngoái và biến chủng mới Omicron trong 3 tháng đầu năm nay, dòng vốn ngoại vẫn tiếp tục chảy mạnh về Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất.

Ngày càng nhiều “ong chúa” đến Việt Nam

Chỉ mới 4 tháng đầu năm, hàng tỉ USD chảy về Việt Nam với nhiều tên tuổi lớn, nhằm xây nhà máy mới hoặc mở rộng năng lực sản xuất. Chẳng hạn, Tập đoàn Fuchs, nhà sản xuất dầu nhớt có kinh nghiệm hơn 90 năm của Đức, công bố xây nhà máy mới tại Bà Rịa - Vũng Tàu, hay Tập đoàn LEGO chính thức nhận giấy chứng nhận đầu tư quy mô 1 tỉ USD cho nhà máy đặt tại Bình Dương.

Có thể nói Việt Nam là nước hưởng lợi chính từ việc tái phân bố các hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng sang Đông Nam Á. Sự xuất hiện của các công ty FDI khổng lồ, hay còn gọi là QueenBees - “ong chúa” đầu tư vào Việt Nam, cũng đồng thời thúc đẩy nhu cầu về không gian lưu trữ và cơ sở sản xuất từ hàng trăm doanh nghiệp vệ tinh và phụ trợ.

Xu hướng tăng cường đầu tư vào Việt Nam từ nhóm FDI cũng có thể nhìn thấy rõ hơn ở trào lưu đẩy mạnh vào hoạt động của các khu công nghiệp. Đầu năm nay, Công ty Cổ phần Phát triển công nghiệp BW (BW), nhà phát triển bất động sản công nghiệp hàng đầu Việt Nam, mua lại khu đất đắc địa có tổng diện tích đất 7,4ha, nằm trong Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong (Quảng Ninh) để xây nhà xưởng, đón đầu các khách thuê nhắm đến khu vực gần cảng thay thế Hải Phòng.

Còn trong tháng 3 vừa qua, BW cũng đánh dấu sự hiện diện tại tỉnh Long An khi công bố quỹ đất mới 20,9ha tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc 2 và 22,3ha tại Khu công nghiệp Xuyên Á. Khu công nghiệp Xuyên Á chỉ cách tổ hợp thương mại điện tử của BW ở Khu công nghiệp Tân Phú Trung chưa tới 10km, nơi mà các đối tác chiến lược của BW đã vận hành thành công trong hơn hai năm qua và hiện đang có nhu cầu mở rộng cơ sở của mình.

Ở cả ba khu vực Bắc – Trung – Nam, hoạt động tìm kiếm, mở rộng, mua bán sáp nhập để tăng quy mô quỹ đất diễn ra liên tục và sôi nổi, trong đó không chỉ là khối ngoại như BW mà cả các công ty bất động sản công nghiệp nội địa. Nhu cầu về bất động sản công nghiệp thực tế đang quay trở lại mạnh mẽ, sau khi chững lại từ tháng 4 năm ngoái khi dịch Covid-19 bùng phát nghiêm trọng.

Nhu cầu về bất động sản công nghiệp đang quay trở lại mạnh mẽ

Việt Nam vẫn là “ngôi sao” hút vốn ngoại

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 20/4/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 10,8 tỉ USD; bằng 88,3% so với cùng kỳ năm 2021. Lý do được giải thích là vì biến chủng mới Omicron xuất hiện, ảnh hưởng đến tình trạng thiếu hụt lao động tạm thời trong các nhà máy. Tuy nhiên, Việt Nam đã nhanh chóng có những giải pháp để khắc phục những khó khăn do biến chủng mới gây ra, trong khi đó, các yếu tố vĩ mô khác vẫn ổn định, kỳ vọng phục hồi nhanh.

Thực tế trong suốt 3 năm qua, thị trường Việt Nam hưởng lợi khi chuỗi cung ứng toàn cầu thay đổi, dịch chuyển và dần trở thành “công xưởng” mới của khu vực. “Việt Nam hiện đã từ bỏ các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt, kết hợp với tỷ lệ phủ vaccine lên đến 90% dân số trưởng thành. Do vậy, chúng tôi tin rằng vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực sẽ chỉ kéo dài tới cuối quý II năm nay”, bà Lương Thị Ngọc Tú, Giám đốc Phát triển kinh doanh BW, chia sẻ.

Cùng với lợi thế kiểm soát tốt dịch bệnh, Việt Nam vẫn được đánh giá là “ngôi sao” thu hút dòng vốn quốc tế, với những lợi thế riêng khi so sánh với các quốc gia đối thủ trong khu vực Đông Nam Á khác. Chẳng hạn, theo báo cáo về ngành bất động sản công nghiệp đầu năm 2022 của Công ty Chứng khoán SSI, giá đất khu công nghiệp ở Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực, thấp hơn từ 20-33% so với Indonesia và Thái Lan, những quốc gia đối thủ trong việc thu hút dòng vốn FDI.

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Savills tháng 3/2021, tỷ lệ chi phí (bao gồm chi phí nhân công nhà kho tính theo giờ, giá điện tính theo Kw/h và giá dầu tính theo lít) tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là thấp nhất trong số dữ liệu của 54 thành phố ở 21 quốc gia.

Một yếu tố vĩ mô dài hạn khác là các hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác lớn trên thế giới, gần đây như Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) hay Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Nếu như EVFTA giúp mở cửa thị trường với các đối tác lớn từ châu Âu, thì RCEP có hiệu lực từ đầu năm 2022 được đánh giá sẽ giúp các công ty Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, tham gia vào chuỗi cung ứng vùng, đồng thời sẽ giúp thu hút nguồn vốn từ nhóm 15 nước thành viên RCEP.

Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Bất động sản

Tin cùng chuyên mục

Một số cò đất bị lợi ích chi phối, bất chấp quy định pháp luật

TP. Hồ Chí Minh: Đất ở được tách thửa tối thiểu 36m2 và tối đa 80m2

Bộ Xây dựng: Nhiều môi giới bất động sản yếu kém về đạo đức kinh doanh

Duy nhất một dự án nhà ở xã hội đã hoàn thành trong quý 3/2024

TP. Hồ Chí Minh: Chính thức cấm phân lô, bán nền

Sống xanh bao quanh tiện ích tại biệt thự hạng sang phía Tây Hà Nội

Hấp lực khó cưỡng từ 2 tòa phức hợp đa tiện ích The Sola Park

Nóng bỏng tay, 93% căn hộ Sun Group từ 1 tỷ đồng hết bay trong 'một nốt nhạc'

Nhiều chuyên gia đánh giá cao phân khúc bất động sản cao cấp phía Nam

Những trải nghiệm giữa tầng không chỉ có thể tìm thấy tại Sky Villa Noble Crystal Tay Ho WorldHotels Residence

Bất động sản phía Nam vượt qua thách thức và đón đầu cơ hội

Vận hành Quý I/2025, InterContinental Residences Halong Bay thu hút nhà đầu tư dài hạn

Lightland Holdings ký kết hợp tác chiến lược phân khu Hải Tiến Center

Yếu tố giúp căn hộ Pearl Residence thu hút nhà đầu tư trẻ

Bảng giá đất TP. Hồ Chí Minh: Đắt nhất thuộc về quận 1, chạm mốc 700 triệu đồng/m2

BIM Group khánh thành khách sạn thương hiệu quốc tế thứ hai tại Thủ đô Viêng Chăn - Lào

Lại 'nóng' đất đấu giá ở Hà Nội, làm thế nào để ngăn hiện tượng giá 'ảo'?

Bất động sản Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều tiềm năng và thách thức

Hải Phòng: Thị trường bất động sản sôi động, nhiều dự án mới

InterContinental Residences Halong Bay khai trương quý I/2025 lấp chỗ trống thiếu hụt của phân khúc nghỉ dưỡng hạng sang