Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức 4,7% năm 2023

Môi trường bên ngoài khó khăn và nhu cầu trong nước suy yếu đang làm cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm lại. Nhưng kinh tế sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm nay
Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh: 2 kịch bản cho tăng trưởng kinh tế năm 2023 WB dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2022 đạt 5,3%

Nhận định trên được đưa ra tại Bản cập nhật kinh tế mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) có tựa đề “Để đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng” vừa công bố sáng nay (10/8).

Cầu bên ngoài yếu, 6 tháng đầu năm khó khăn

WB đánh giá môi trường bên ngoài vẫn còn nhiều thách thức với những rủi ro theo chiều hướng tiêu cực và hiện diện trong ngắn hạn. Tăng trưởng GDP toàn cầu được dự báo sẽ giảm xuống còn 2,1% trong năm 2023, so với mức 3,1% trong năm 2022, do sức cầu tại các nền kinh tế phát triển hàng đầu đang yếu đi. Song song với việc tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chững lại, tăng trưởng thương mại toàn cầu dự kiến cũng giảm từ 6% trong năm 2022 xuống còn 1,7% trong năm 2023.

Với Việt Nam, sau khi đạt tốc độ tăng trưởng GDP thực ở mức 8% trong năm 2022, tăng trưởng kinh tế giảm mạnh trong nửa đầu năm 2023, giảm còn 3,7% so cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với số liệu tăng trưởng báo cáo cho nửa đầu năm 2022 khi tăng 6,4% so với cùng kỳ 2021. Các doanh nghiệp và thị trường lao động đều chịu ảnh hưởng tiêu cực khi kinh tế trầm xuống. Nguyên nhân chính do sức cầu bên ngoài giảm mạnh, đồng thời cầu trong nước cũng đang yếu đi.

“Tăng trưởng giảm đà có nguyên nhân do sức cầu bên ngoài giảm mạnh, thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu giảm” - bà Dorsati Madani, Chuyên gia kinh tế cao cấp của WB cho biết.

Bên cạnh đó, sức cầu trong nước cũng chững lại do sự giảm dần hiệu ứng xuất phát điểm thấp của giai đoạn phục hồi sau Covid-19 trong năm ngoái, và do niềm tin của người tiêu dùng đang yếu đi. Tốc độ tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng cuối giảm chỉ còn 2,7% so với cùng kỳ năm trước trong nửa đầu năm, so với mức 6,1% (so cùng kỳ) trong sáu tháng đầu năm 2022.

Mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn đứng vững và đầu tư công tăng nhẹ, nhưng tốc độ tăng đầu tư toàn xã hội vẫn bị giảm, do tăng trưởng đầu tư của khu vực tư nhân trong nước giảm mạnh xuống còn 2,4% so cùng kỳ, sau khi đạt mức 11,8% (so cùng kỳ) vào năm trước.

WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức 4,7% năm 2023
Họp báo công bố báo cáo của WB

Tổng cầu giảm cũng được phản chiếu ở phía sản xuất (tổng cung) của GDP.

Trong điều kiện áp lực lạm phát đang hạ nhiệt và tăng trưởng đang chững lại, Ngân hàng Nhà nước nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ cho nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn cộng lại lên đến 150 - 200 điểm cơ bản (bps) qua 4 đợt cắt giảm lãi suất chính sách liên tục từ tháng 3 - 6/2023, lần lượt xuống còn 3% và 4,5%.

Mặc dù lãi suất đã giảm, nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn giảm từ 16,8% so cùng kỳ trong tháng 6/2022 xuống còn 7,8% so cùng kỳ trong tháng 6/2023, qua đó cho thấy nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp đang yếu đi.

Đầu tư công được đẩy nhanh đã hỗ trợ cho nền kinh tế đang giảm đà, nhưng những thách thức trong triển khai vẫn còn tồn tại. Cân đối ngân sách đến giữa năm 2023 cho thấy bội thu ước đạt 1,5% GDP, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước 5,2% GDP do thu ngân sách giảm 7% trong nửa đầu năm 2023 so cùng kỳ năm trước khi các hoạt động kinh tế chững lại.

Trong khi đó, tổng chi ngân sách tăng 12,8% (so cùng kỳ) trong nửa đầu năm 2023, do giải ngân đầu tư công tăng 43% (so cùng kỳ), nhờ triển khai hợp phần đầu tư (trị giá 1,6% GDP) trong kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế xã hội 2022 - 2023. Tuy nhiên, số liệu giải ngân đầu tư công lũy kế theo ước tính vẫn thấp - chỉ bằng 30,5% dự toán ngân sách năm ở thời điểm cuối tháng 6/2023.

Triển vọng, rủi ro và khuyến nghị chính sách

Dù các chuyên gia WB kỳ vọng nền kinh tế sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm nay nhưng với mức tăng trưởng GDP chỉ 3,7% trong nửa đầu năm 2023, báo cáo Điểm lại dự báo tăng trưởng cả năm 2023 sẽ chỉ ở mức 4,7%, sau đó tăng dần lên 5,5% vào năm 2024 và 6,0% vào năm 2025. Chính sách tài khóa chủ động hỗ trợ nhu cầu ngắn hạn, loại bỏ các hạn chế đối với việc thực hiện hiệu quả đầu tư công và giải quyết các điểm nghẽn cơ sở hạ tầng có thể giúp nền kinh tế đạt được các mục tiêu này và thúc đẩy tăng trưởng dài hạn.

“Nền kinh tế Việt Nam đang gặp thách thức từ các yếu tố bên trong và bên ngoài. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Chính phủ có thể hỗ trợ tổng cầu thông qua đầu tư công hiệu quả, qua đó tạo việc làm và kích thích hoạt động kinh tế. Ngoài các biện pháp hỗ trợ ngắn hạn, Chính phủ không nên bỏ qua các cải cách thể chế cơ cấu - bao gồm cả trong lĩnh vực năng lượng và ngân hàng - vì những lĩnh vực này là điều bắt buộc đối với tăng trưởng dài hạn” - bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam cho biết tại buổi công bố báo cáo.

WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức 4,7% năm 2023
WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức 4,7% năm 2023

Báo cáo nhận định, tuy có chững lại nhưng cầu trong nước dự kiến vẫn là động lực tăng trưởng chính trong năm 2023. Tiêu dùng tư nhân sẽ vẫn đứng vững; đầu tư sẽ đóng góp khoảng 1,8 điểm phần trăm cho tăng trưởng GDP (đầu tư tư nhân dự kiến sẽ giảm nhẹ, đóng góp 1,2 điểm phần trăm cho tăng trưởng GDP; đầu tư công dự kiến sẽ được đẩy mạnh, tăng 9,5% (so cùng kỳ), đóng góp 0,6 điểm phần trăm cho tăng trưởng GDP).

Chỉ số CPI dự kiến tăng nhẹ từ mức bình quân 3,1% trong năm 2022 lên bình quân 3,5% trong năm 2023, sau đó giữ ổn định ở mức 3,0% trong năm 2024 và 2025 trên cơ sở kỳ vọng giá năng lượng và thương phẩm sẽ ổn định. Cân đối ngân sách dự kiến đạt bội chi ở mức thấp là 0,7% GDP trong năm 2023. Chính sách tài khóa dự kiến vẫn tiếp tục hỗ trợ phần nào cho nền kinh tế trong năm 2023 trong điều kiện vẫn còn những thách thức trong triển khai đầu tư công.

Bắt đầu từ năm 2024, Chính phủ sẽ từng bước quay lại củng cố tình hình tài khóa cho phù hợp với Chiến lược tài chính giai đoạn 2021-2030. Nợ công và nợ được khu vực công bảo lãnh vẫn ở mức bền vững, ổn định quanh khoảng 36% GDP trong năm 2023 trước khi giảm xuống khoảng 34,4% vào năm 2025. Tài khoản vãng lai dự kiến sẽ dần được cải thiện, nhờ xuất khẩu phục hồi nhẹ, số lượt du khách quốc tế tiếp tục phục hồi và nguồn kiều hối vẫn đứng vững.

Trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn do tổng cầu yếu đi và tăng trưởng giảm tốc xuống dưới mức tiềm năng, báo cáo khuyến nghị cần có những hỗ trợ chính sách chủ động. Các chính sách cụ thể được WB đề xuất:

Một là, chính sách tài khóa cần đóng vai trò chủ đạo, đảm bảo ngân sách đầu tư năm 2023 được triển khai tốt hơn rõ rệt.

Hai là, hỗ trợ bằng chính sách tài khóa nên được thực hiện song hành với việc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ nhưng dư địa để nới lỏng thêm không còn nhiều vì nhu cầu tín dụng vẫn tiếp tục ở mức thấp mặc dù lãi suất đã giảm, nên việc cắt giảm lãi suất thêm nữa chưa chắc đã đem lại hiệu ứng mong muốn nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, hơn nữa sẽ làm tăng chênh lệch lãi suất với các thị trường trên toàn cầu, có khả năng gây áp lực cho tỷ giá.

Ba là, để xử lý rủi ro tài chính và nguy cơ dễ tổn thương trong khu vực tài chính đang gia tăng, cần phải có những cải cách nhằm cải thiện tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng, tăng cường cơ chế, thể chế về giám sát an toàn, can thiệp sớm, xử lý các ngân hàng yếu kém và quản lý khủng hoảng.

Bốn là, đợt cải cách cơ cấu mới cần được thực hiện để giúp nâng cao năng suất và tính bền vững cho tăng trưởng kinh tế, góp phần thực hiện nguyện vọng trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Năm là, trong trung hạn, chính sách tài khóa có thể giúp nâng cao tính bền vững cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, như có thể giúp nâng cao khả năng chống chịu biến đổi khí hậu bằng cơ chế khuyến khích sản xuất và tiêu dùng xanh…

Chuyên đề đặc biệt của báo cáo lần này nghiên cứu về quản lý đầu tư công của Việt Nam và cách để đầu tư công có thể đóng góp vào mục tiêu đưa Việt Nam lên mức thu nhập cao hơn. Để khai thác sức mạnh của đầu tư công, báo cáo khuyến nghị Việt Nam cần duy trì mức đầu tư, nâng cao chất lượng của dự án và khắc phục những tồn tại trong quản lý đầu tư công và thể chế tài chính liên ngành.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Tin cùng chuyên mục

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6% năm 2024

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6% năm 2024

Nhận diện động lực tăng trưởng, đảm bảo mục tiêu GDP 2024

Nhận diện động lực tăng trưởng, đảm bảo mục tiêu GDP 2024

PVcomBank giới thiệu nhiều sản phẩm dịch vụ tại sự kiện GRECO 2024

PVcomBank giới thiệu nhiều sản phẩm dịch vụ tại sự kiện GRECO 2024

MB nhận ‘cú đúp’ giải thưởng tại IR Awards 2024

MB nhận ‘cú đúp’ giải thưởng tại IR Awards 2024

BIDV phát hành thành công 3.000 tỷ đồng Trái phiếu bền vững

BIDV phát hành thành công 3.000 tỷ đồng Trái phiếu bền vững

Vinh danh những doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR tốt nhất năm 2024

Vinh danh những doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR tốt nhất năm 2024

Xây dựng kết cấu hạ tầng quốc gia: Nhìn từ đóng góp của các doanh nghiệp tư nhân

Xây dựng kết cấu hạ tầng quốc gia: Nhìn từ đóng góp của các doanh nghiệp tư nhân

PVcomBank và UBND huyện Dầu Tiếng ký kết hợp tác về thúc đẩy chuyển đổi số

PVcomBank và UBND huyện Dầu Tiếng ký kết hợp tác về thúc đẩy chuyển đổi số

Nộp thuế trực tuyến dễ dàng qua eTax Mobile với SHB

Nộp thuế trực tuyến dễ dàng qua eTax Mobile với SHB

Ông Nguyễn Văn Hương được bổ nhiệm Quyền Tổng Giám đốc PGBank

Ông Nguyễn Văn Hương được bổ nhiệm Quyền Tổng Giám đốc PGBank

Tín dụng chính sách đồng hành cùng người dân Yên Bái vượt qua hậu quả bão lũ

Tín dụng chính sách đồng hành cùng người dân Yên Bái vượt qua hậu quả bão lũ

Khi đi rút tiền ATM, khách hàng cần làm gì để tránh bị đánh cắp thông tin?

Khi đi rút tiền ATM, khách hàng cần làm gì để tránh bị đánh cắp thông tin?

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng hấp dẫn

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng hấp dẫn

Nam A Bank gặp gỡ trực tuyến nhà đầu tư, sẵn sàng bứt phá trong những tháng cuối năm 2024

Nam A Bank gặp gỡ trực tuyến nhà đầu tư, sẵn sàng bứt phá trong những tháng cuối năm 2024

LPBank kiến nghị gì tại Hội nghị Thường trực Chính phủ?

LPBank kiến nghị gì tại Hội nghị Thường trực Chính phủ?

Chủ tịch VIB: Không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng để cho vay bằng mọi giá

Chủ tịch VIB: Không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng để cho vay bằng mọi giá

Chủ tịch Techcombank đưa ra 3 giải pháp

Chủ tịch Techcombank đưa ra 3 giải pháp 'cứu cánh' dòng vốn trên thị trường

Chủ tịch MB Lưu Trung Thái: Ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp để giảm áp lực vốn lên ngân hàng

Chủ tịch MB Lưu Trung Thái: Ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp để giảm áp lực vốn lên ngân hàng

Tổng cục Hải quan điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024

Tổng cục Hải quan điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024

Chi 1.000 tỷ đồng mua trái phiếu trước hạn, Công ty Điện gió Phước Hữu - Duyên Hải 1 báo lỗ

Chi 1.000 tỷ đồng mua trái phiếu trước hạn, Công ty Điện gió Phước Hữu - Duyên Hải 1 báo lỗ

Xem thêm