Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

WB: Kinh tế Việt Nam có nhiều tín hiệu tích cực

Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 2/2022 của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, khởi đầu năm 2022, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều tín hiệu tích cực, với các chỉ số kinh tế quan trọng đều tăng mạnh.

Nhiều chỉ số kinh tế quan trọng đều tăng mạnh

Báo cáo của WB chỉ rõ, sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng, tuy với tốc độ chậm hơn và không đồng đều giữa các ngành. Tốc độ tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp giảm xuống còn 2,4% so với cùng kỳ năm trước. WB cho rằng sự giảm tốc này chủ yếu do sản xuất máy tính, điện tử và sản phẩm quang học giảm 5,0% so với tốc độ tăng 15,6% trong tháng 12/2021.

WB: Kinh tế Việt Nam có nhiều tín hiệu tích cực
Sản xuất may mặc đạt tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước

Trong khi đó, sản xuất các sản phẩm kim loại, may mặc và giày da đạt tốc độ tăng trưởng trên 10% so với cùng kỳ năm trước. Theo WB, hai xu hướng trái ngược trên chủ yếu được dẫn dắt bởi nhu cầu từ khu vực kinh tế đối ngoại do kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này cũng thể hiện xu hướng tương tự.

Đồng thời, sự khác biệt về tình trạng thiếu hụt lao động trong từng ngành cũng có thể là yếu tố đóng góp vào hiện tượng trên. Cụ thể, đầu tháng 1/2022, số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất máy tính, điện tử và sản phẩm quang học giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước, trong khi số lao động trong các ngành may mặc và giày da đã đạt hoặc thậm chí vượt các mức trước đó một năm.

Theo WB, điều này có thể do việc tuyển dụng và đào tạo lao động trong ngành may mặc và giày da có thể dễ dàng hơn so với ngành sản xuất linh kiện điện tử, hoặc khủng hoảng có thể đã dẫn đến việc đẩy mạnh tự động hóa trong ngành sản xuất sản phẩm điện tử, làm giảm nhu cầu lao động.

Báo cáo cũng cho thấy, chỉ số PMI (quản lý thu mua) ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã tăng rõ rệt từ 52,5% trong tháng 12/2021 lên 53,7%, là mức cao nhất kể từ tháng 5/2021, cho thấy điều kiện kinh doanh đã được cải thiện đáng kể.

Đáng chú ý, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ghi nhận tăng trưởng dương. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2022 tăng 6,7% so với tháng 12/2021 và tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số này phục hồi nhờ nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt đối với hàng hóa khi các hộ gia đình chuẩn bị cho kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Doanh số bán lẻ hàng hóa, chiếm trên 80% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, tăng 7,0% so với tháng trước và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ tiêu dùng cũng tăng 5,2% so với tháng trước, nhưng vẫn thấp hơn 2,2% so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù xuất khẩu giảm tốc, tăng trưởng chậm lại nhưng cán cân thương mại hàng hóa vẫn thặng dư 1,4 tỷ USD. Tháng 1/2022, tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa giảm tốc xuống 8,1% so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, tăng trưởng nhập khẩu vẫn được duy trì vững chắc ở tốc độ 11,3% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký và giải ngân vào Việt Nam cũng có khởi đầu vững chắc trong năm 2022. Việt Nam đã thu hút được 2,1 tỷ USD vốn FDI đăng ký trong tháng 1/2022, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2021. Mức tăng trên có được nhờ các dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư lớn, đặc biệt trong ngành điện tử và hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) sôi động.

WB cũng ghi nhận, lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 1/2022 tăng 1,9% so cùng kỳ năm 2021, tương đương với tỷ lệ được ghi nhận hồi cuối năm trước. Giá tiêu dùng tăng chủ yếu do tăng giá năng lượng, đẩy chi phí nhóm nhà ở và giao thông tăng lên. Giá lương thực, thực phẩm vẫn tương đổi ổn định trong khi lạm phát cơ bản (không bao gồm giá lương thực, thực phẩm, năng lượng và các mặt hàng có giá do Nhà nước quản lý) tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Ngoài ra, tín dụng trong tháng 1 đã tăng trưởng nhanh hơn nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng trước Tết của các doanh nghiệp và hộ gia đình, khiến cho lãi suất qua đêm thị trường liên ngân hàng tăng mạnh.

Cần theo dõi chặt chẽ

Mặc dù đã có tín hiệu tích cực, song WB khuyến nghị cần theo dõi các biện pháp y tế, như chương trình tiêm vắc-xin và “thông điệp 5K” cần được duy trì vì rủi ro bùng phát dịch với biến chủng Covid-19 mới ảnh hưởng đến kinh tế vẫn tồn tại, và Việt Nam đang mở cửa trở lại trường học cũng như có kế hoạch gỡ bỏ hạn chế nhập cảnh với khách quốc tế để vực dậy ngành du lịch.

Trong tháng 1/2022, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 - 2023 đã được Chính phủ ban hành. Theo đó, các biện pháp tài khóa trong phạm vi ngân sách có tổng quy mô tương đương khoảng 4,5% GDP cũng được đánh giá lại. Chương trình tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) và bổ sung thêm vốn đầu tư công. "Chương trình hỗ trợ và phục hồi kinh tế mới có thể được nâng cao bằng cách bổ sung thêm các biện pháp đảm bảo xã hội nhằm hỗ trợ người lao động và các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi đại dịch"- báo cáo của WB cũng khuyến nghị.

Ngoài ra, để đảm bảo chương trình có tác động đến nền kinh tế như kỳ vọng, WB cho rằng, công tác triển khai cần được theo dõi chặt chẽ. Quan điểm thận trọng với khu vực tài chính nên được duy trì, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng có khả năng đã tác động đến chất lượng danh mục của ngân hàng và có thể có tác động lan tỏa từ việc tăng lãi suất mà Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ dự kiến sẽ thực hiện.

Thu Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Tin cùng chuyên mục

MB nhận ‘cú đúp’ giải thưởng tại IR Awards 2024

MB nhận ‘cú đúp’ giải thưởng tại IR Awards 2024

BIDV phát hành thành công 3.000 tỷ đồng Trái phiếu bền vững

BIDV phát hành thành công 3.000 tỷ đồng Trái phiếu bền vững

SeABank: Ngân hàng tiên phong đón đầu làn sóng kinh tế xanh lam

SeABank: Ngân hàng tiên phong đón đầu làn sóng kinh tế xanh lam

PVcomBank và UBND huyện Dầu Tiếng ký kết hợp tác về thúc đẩy chuyển đổi số

PVcomBank và UBND huyện Dầu Tiếng ký kết hợp tác về thúc đẩy chuyển đổi số

Nộp thuế trực tuyến dễ dàng qua eTax Mobile với SHB

Nộp thuế trực tuyến dễ dàng qua eTax Mobile với SHB

Ông Nguyễn Văn Hương được bổ nhiệm Quyền Tổng Giám đốc PGBank

Ông Nguyễn Văn Hương được bổ nhiệm Quyền Tổng Giám đốc PGBank

Tín dụng chính sách đồng hành cùng người dân Yên Bái vượt qua hậu quả bão lũ

Tín dụng chính sách đồng hành cùng người dân Yên Bái vượt qua hậu quả bão lũ

Khi đi rút tiền ATM, khách hàng cần làm gì để tránh bị đánh cắp thông tin?

Khi đi rút tiền ATM, khách hàng cần làm gì để tránh bị đánh cắp thông tin?

Nam A Bank gặp gỡ trực tuyến nhà đầu tư, sẵn sàng bứt phá trong những tháng cuối năm 2024

Nam A Bank gặp gỡ trực tuyến nhà đầu tư, sẵn sàng bứt phá trong những tháng cuối năm 2024

LPBank kiến nghị gì tại Hội nghị Thường trực Chính phủ?

LPBank kiến nghị gì tại Hội nghị Thường trực Chính phủ?

Chủ tịch VIB: Không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng để cho vay bằng mọi giá

Chủ tịch VIB: Không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng để cho vay bằng mọi giá

Chủ tịch Techcombank đưa ra 3 giải pháp

Chủ tịch Techcombank đưa ra 3 giải pháp 'cứu cánh' dòng vốn trên thị trường

Chủ tịch MB Lưu Trung Thái: Ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp để giảm áp lực vốn lên ngân hàng

Chủ tịch MB Lưu Trung Thái: Ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp để giảm áp lực vốn lên ngân hàng

VietinBank giảm lãi suất, hỗ trợ khách hàng thiệt hại do bão Yagi

VietinBank giảm lãi suất, hỗ trợ khách hàng thiệt hại do bão Yagi

SVTech mang đến những giải pháp công nghệ tối ưu quản lý dữ liệu cho ngân hàng Việt

SVTech mang đến những giải pháp công nghệ tối ưu quản lý dữ liệu cho ngân hàng Việt

Các nhà băng đồng loạt cam kết hoãn nợ, hạ lãi suất cho vay với khách hàng ảnh hưởng bão số 3

Các nhà băng đồng loạt cam kết hoãn nợ, hạ lãi suất cho vay với khách hàng ảnh hưởng bão số 3

Ngân hàng Nhà nước sẽ có động thái gì sau quyết định hạ lãi suất của Fed?

Ngân hàng Nhà nước sẽ có động thái gì sau quyết định hạ lãi suất của Fed?

AI giúp hệ thống ngân hàng tăng doanh thu 340 tỷ USD mỗi năm

AI giúp hệ thống ngân hàng tăng doanh thu 340 tỷ USD mỗi năm

Giảm 1% lãi vay và thêm giải pháp tín dụng cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão số 3

Giảm 1% lãi vay và thêm giải pháp tín dụng cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão số 3

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới lãi suất 4,5%/năm

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới lãi suất 4,5%/năm

Xem thêm