Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

WB: Việt Nam có thể xem xét các yếu tố chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ phục hồi kinh tế

Trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2021, Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến nghị Việt Nam cần đặc biệt chú ý đến việc triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 bởi đây là hoạt động sẽ tác động đến tốc độ phục hồi kinh tế. Đồng thời có thể xem xét thêm các yếu tố chính sách tài khóa và tiền tệ để hỗ trợ phục hồi nhu cầu của khu vực tư nhân.

Các chuyên gia của WB nhận định, Việt Nam đã nhanh chóng kiểm soát được đợt bùng phát dịch Covid-19 vào cuối tháng 1 nhờ các biện pháp ứng phó kịp thời của Chính phủ. Nhờ đó, số lượng các ca nhiễm mới bắt đầu có xu hướng giảm và các hạn chế phần nào được nới lỏng trong nửa cuối của tháng.

WB: Kinh tế Việt Nam có thể can thiệp thêm chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ phục hồi

Sự phục hồi kinh tế trong nước đang đi đúng hướng khi sản xuất công nghiệp và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh làn sóng Covid-19 thứ ba

Cùng với đó, Việt Nam đã phê duyệt 3 loại vaccine ngừa Covid-19 gồm AstraZeneca (Anh), Moderna (Mỹ) và Generium (Nga). Chính phủ cũng đã thông qua nghị quyết mua tổng cộng khoảng 150 triệu liều vaccine và nêu rõ các nhóm đối tượng được ưu tiên. Việt Nam đã nhận được 117.000 liều vaccine đầu tiên vào cuối tháng 2/2021, và hoạt động tiêm vaccine đã được triển khai từ ngày 8/3, bắt đầu từ các nhân viên y tế tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Hải Dương.

Về kinh tế, trong báo cáo WB nhận định, sự phục hồi kinh tế trong nước đang đi đúng hướng khi sản xuất công nghiệp và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh làn sóng Covid-19 thứ ba.

Sản xuất công nghiệp tháng 2 chậm lại do các nhà máy đóng cửa nghỉ Tết Nguyên đán, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2/2021 giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Theo đánh giá của các chuyên gia WB, sự sụt giảm này chủ yếu phản ánh sự khác biệt giữa hai năm về thời điểm nghỉ Tết, khi các nhà máy ngừng hoạt động trong 1 tuần. Tính bình quân trong 2 tháng đầu năm 2021, chỉ số này vẫn ghi nhận mức tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất kim loại, sản phẩm điện tử, máy tính và sản phẩm quang học tiếp tục tăng lần lượt 8,6% và 3,2% trong tháng 2, nhờ nhu cầu cao trên thị trường thế giới.

Trong khi đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng tốc trở lại trong tháng 2/2021 sau khi tăng trưởng chậm lại vào tháng 1. Mặc dù có đợt bùng phát dịch Covid-19 mới, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong tháng 2 vẫn tăng 0,3% so với tháng trước và 8,3% so với cùng kỳ năm trước nhờ nhu cầu tiêu dùng cao hơn trong dịp Tết.

Về xuất khẩu, trong tháng 2/2021, xuất khẩu hàng hóa giảm 4,2% trong khi nhập khẩu tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước, dẫn đến thâm hụt thương mại lần đầu tiên kể từ tháng 4/2020. “Tuy nhiên, hiện còn quá sớm để kết luận liệu điều này có thể hiện một xu hướng mới trong cán cân thương mại hàng hóa hay không” - chuyên gia WB nhận định.

Theo đối tác thương mại, dữ liệu sơ bộ cho thấy xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc tăng, trong khi xuất khẩu sang EU, ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản giảm.

Kim ngạch nhập khẩu tăng là do nhập khẩu từ Trung Quốc trong tháng 2/2021 đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, tương tự như xu hướng nhập khẩu tháng 1/2021. Vào tháng 1/2021, nhập khẩu điện thoại, máy tính, điện tử và linh kiện, và máy móc thiết bị chiếm một nửa tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc và tăng hơn 75% so với cùng kỳ năm trước.

Điều này phản ánh sự phụ thuộc nhiều của Việt Nam vào đầu vào nhập khẩu trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, cũng như việc đa dạng hóa thương mại tiếp tục diễn ra do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa được giải quyết"- báo cáo của WB chỉ rõ.

Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), sau khi giảm vào tháng 1, Việt Nam đã thu hút được 3,4 tỷ USD vốn FDI trong tháng 2, cao hơn 70,4% so với tháng trước và tăng gấp ba lần giá trị vốn FDI ghi nhận vào tháng 2.

Tăng trưởng tín dụng của Việt Nam có chiều hướng chững lại do các hoạt động kinh tế tạm dừng trong những ngày nghỉ Tết. Trong khi đó, chính sách tài khóa đang được điều chỉnh nhẹ do thu ngân sách được cải thiện trong hai tháng đầu năm 2021, còn chi ngân sách giảm do chậm triển khai các dự án đầu tư công.

"Việc nhanh chóng kiểm soát đợt bùng phát dịch Covid-19 mới vào cuối tháng 1/2021 đã giúp duy trì triển vọng phục hồi kinh tế tích cực của Việt Nam trong năm 2021"- báo cáo của WB nhận xét.

Tuy nhiên, các chuyên gia của WB cũng khuyến nghị, thời gian tới, Việt Nam cần đặc biệt chú ý đến việc triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 vì hoạt động này sẽ tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Thu Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6% năm 2024

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6% năm 2024

Nhận diện động lực tăng trưởng, đảm bảo mục tiêu GDP 2024

Nhận diện động lực tăng trưởng, đảm bảo mục tiêu GDP 2024

PVcomBank giới thiệu nhiều sản phẩm dịch vụ tại sự kiện GRECO 2024

PVcomBank giới thiệu nhiều sản phẩm dịch vụ tại sự kiện GRECO 2024

MB nhận ‘cú đúp’ giải thưởng tại IR Awards 2024

MB nhận ‘cú đúp’ giải thưởng tại IR Awards 2024

BIDV phát hành thành công 3.000 tỷ đồng Trái phiếu bền vững

BIDV phát hành thành công 3.000 tỷ đồng Trái phiếu bền vững

Vinh danh những doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR tốt nhất năm 2024

Vinh danh những doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR tốt nhất năm 2024

Xây dựng kết cấu hạ tầng quốc gia: Nhìn từ đóng góp của các doanh nghiệp tư nhân

Xây dựng kết cấu hạ tầng quốc gia: Nhìn từ đóng góp của các doanh nghiệp tư nhân

PVcomBank và UBND huyện Dầu Tiếng ký kết hợp tác về thúc đẩy chuyển đổi số

PVcomBank và UBND huyện Dầu Tiếng ký kết hợp tác về thúc đẩy chuyển đổi số

Nộp thuế trực tuyến dễ dàng qua eTax Mobile với SHB

Nộp thuế trực tuyến dễ dàng qua eTax Mobile với SHB

Ông Nguyễn Văn Hương được bổ nhiệm Quyền Tổng Giám đốc PGBank

Ông Nguyễn Văn Hương được bổ nhiệm Quyền Tổng Giám đốc PGBank

Tín dụng chính sách đồng hành cùng người dân Yên Bái vượt qua hậu quả bão lũ

Tín dụng chính sách đồng hành cùng người dân Yên Bái vượt qua hậu quả bão lũ

Khi đi rút tiền ATM, khách hàng cần làm gì để tránh bị đánh cắp thông tin?

Khi đi rút tiền ATM, khách hàng cần làm gì để tránh bị đánh cắp thông tin?

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng hấp dẫn

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng hấp dẫn

Nam A Bank gặp gỡ trực tuyến nhà đầu tư, sẵn sàng bứt phá trong những tháng cuối năm 2024

Nam A Bank gặp gỡ trực tuyến nhà đầu tư, sẵn sàng bứt phá trong những tháng cuối năm 2024

LPBank kiến nghị gì tại Hội nghị Thường trực Chính phủ?

LPBank kiến nghị gì tại Hội nghị Thường trực Chính phủ?

Chủ tịch VIB: Không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng để cho vay bằng mọi giá

Chủ tịch VIB: Không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng để cho vay bằng mọi giá

Chủ tịch Techcombank đưa ra 3 giải pháp

Chủ tịch Techcombank đưa ra 3 giải pháp 'cứu cánh' dòng vốn trên thị trường

Chủ tịch MB Lưu Trung Thái: Ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp để giảm áp lực vốn lên ngân hàng

Chủ tịch MB Lưu Trung Thái: Ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp để giảm áp lực vốn lên ngân hàng

Tổng cục Hải quan điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024

Tổng cục Hải quan điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024

Chi 1.000 tỷ đồng mua trái phiếu trước hạn, Công ty Điện gió Phước Hữu - Duyên Hải 1 báo lỗ

Chi 1.000 tỷ đồng mua trái phiếu trước hạn, Công ty Điện gió Phước Hữu - Duyên Hải 1 báo lỗ

Xem thêm