Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 06/11/2024 08:39

Xây dựng thành phố thông minh để giải quyết thách thức đô thị hóa

Việc xây dựng thành phố thông minh cần dựa trên 4 trụ cột chính gồm Quy hoạch đô thị thông minh, Xây dựng và quản lý đô thị thông minh, Dịch vụ, tiện ích thông minh, Hệ thống cơ sở dữ liệu số hóa. Đây là giải pháp có hiệu quả để giải quyết những thách thức của các tỉnh, thành phố của Việt Nam trong bối cảnh đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ.

Sáng 23/10, tại TP. Đà Nẵng đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Thành phố Thông minh 2019 (Smart City Summit) với sự tham dự của hơn 500 đại biểu là lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương, lãnh đạo các doanh nghiệp, tập đoàn, hiệp hội trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.

Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thôn Phan Tâm Hạ cho rằng hạ tầng thông tin, dữ liệu là xương sống trong phát triển Smart City.

Smart City Summit là diễn đàn để các cơ quan quản lý, chuyên gia, tập đoàn công nghệ…. chia sẻ tầm nhìn chiến lược, kinh nghiệm xây dựng thành phố thông minh của các thành phố trong nước và khu vực, từ đó, đưa ra những giải pháp quản lý, quy hoạch và phát triển đô thị thông minh phù hợp với các thành phố dựa trên nền tảng công nghệ mới như: IoT, Big Data, AI,… hướng đến mục đích cuối cùng là người dân sẽ hưởng lợi từ những nền tảng công nghệ này.

Phát biểu tại sự kiện, ông Trương Gia Bình – Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) cho biết, xây dựng thành phố thông minh đang phát triển nở rộ trên toàn thế giới. Việt Nam có trên 30 tỉnh, thành đã hợp tác với các đối tác xây dựng có kế hoạch phát triển Smart City. Một số thành phố đã có những kết quả khả quan bước đầu như Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế và đặc biệt là Đà Nẵng. “Diễn đàn kỳ vọng sẽ là nơi các nhà lãnh đạo Việt Nam và khu vực, các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam và quốc tế sẽ chia sẻ những tri thức (knowhow) về những vấn đề cụ thể trong xây dựng Smart City như: thông minh hóa đã hạ tầng cơ bản, xây dựng hạ tầng thông tin như xương sống của Smart City, dữ liệu mở, và đặc biệt là hợp tác công tư PPP nhằm đẩy nhanh tiến trình xây dựng, tạo cơ hội, lợi thế lớn cho các doanh nghiệp, đem lại cuộc sống thuận tiện, hạnh phúc cho người dân”, ông Trương Gia Bình nói và cho rằng các thành phố và các doanh nghiệp cần có sự tương tác nhiều hơn để đưa ra những tiêu chuẩn, công nghệ, giải pháp cho Smart City phù hợp với nguồn lực của địa phương.

Các đại biểu trải nghiệm và tìm hiểu các công nghệ mới do các tập đoàn công nghệ trong nước và quốc tế giới thiệu tại Smart City Summit

Trong khuôn khổ, Smart City Summit 2019, các đại biểu sẽ tập trung trao đổi các giải pháp cho việc xây dựng những thành phố thông thông qua các trụ cột chính: Quy hoạch đô thị thông minh - Xây dựng và quản lý đô thị thông minh – Các Dịch vụ, tiện ích thông minh và Hệ thống cơ sở dữ liệu số hóa.

Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, áp lực của quá trình đô thị đang đặt ra những “bài toán khó” cho chính quyền sở tại về hạ tầng, giao thông...đặc biệt là sự ra đời của nhiều “siêu đô thị”. Việc xây dựng thành phố thông minh chính là một giải pháp nền tảng để đối phó với những áp lực đó, nâng cao sức cạnh tranh cho từng đô thị, từng quốc gia.

Tại Việt Nam, theo phân tích số liệu của PwC (một trong 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới) tốc độ tăng trưởng đô thị hóa đã được tăng nhanh từ 19,6% (2009) lên 36% (2018) và dự kiến 45% (2020). Áp lực của đô thị hóa kéo theo những nguy cơ tụt hậu về công nghệ, không theo kịp tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Phan Tâm – Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông cho rằng, yếu tố tiên quyết trong việc xây dựng và phát triển các thành phố, đô thị thông minh là phải Thông minh hóa các hạ tầng hiện có (Giao thông, Năng lượng, Trường học, Y tế…); đồng thời tập trung phát triển hạ tầng thông tin vì nó dữ liệu là xương sống trong phát triển Smart City.

Bên cạnh đó, các Tỉnh/Thành cần phối hợp chặt chẽ với Bộ TT-TT và các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng các chính sách liên quan Dữ liệu mở (Opendata). Từ đó, tạo đà và nền tảng cho việc cung cấp các dịch vụ mới, tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp, và phục vụ người dân.

Phải "thông minh hóa" các hạ tầng hiện có, trong đó có giao thông thông minh

Tại chương trình, đại diện các tập đoàn công nghệ và dữ liệu hàng đầu thế giới và Việt Nam cũng sẽ trao đổi và cập nhật cách thức vận hành, ứng dụng và quản lý các công nghệ mới như AI, IoT, Big Data, Blockchain… vào phục vụ xây dựng thành phố thông minh.

Vũ Lê

Tin cùng chuyên mục

Vinfast sẽ bán 3.000 xe điện VF5 và 300 xe buýt điện để vận hành tại Mexico

VAMA, VIVA và VAMM khẳng định vị thế trong ngành công nghiệp ô tô và xe máy nội địa

Kịch tính ô tô vượt rừng, bốn bánh lơ lửng tại giải đua ô tô địa hình lớn nhất toàn quốc

Xử phạt 2 doanh nghiệp viễn thông sử dụng dữ liệu cá nhân không đúng mục đích

'Nghẹt thở' với những màn drift bốc lửa tại giải đua ô tô lớn nhất toàn quốc ở Hà Nội

Câu chuyện từ những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số

Trao Giải Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2024

Hàng chục ô tô bán tải, SUV 'hầm hố' góp mặt Lễ khai mạc giải đua Ô tô Địa hình Việt Nam

Vietnam Martech Day 2024: Hợp nhất công nghệ, hướng tới tương lai

Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động

Nhiều hãng giảm mạnh giá ô tô nhập khẩu trong dịp mua sắm cuối năm

Sau 15 ngày ra mắt chính thức, đã có 3 triệu người sử dụng mạng 5G

Nóng: Toyota 'nhá hàng' phiên bản bán tải cho mẫu xe SUV Land Cruiser

Người đàn ông Hà Nội chi hơn 10 tỷ đồng, coi đua xe như cách để thiền định

Hyundai Palisade xuất khẩu sang Thái Lan: Bước tiến 'vượt bậc' của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Có gì tại ngày hội 'đốt lốp' xe hơi lớn nhất toàn quốc tại Hà Nội?

Công nghệ in 3D Stratays hướng tới phát triển xanh, bền vững

Nhà cung ứng của VinFast tạo sức đột phá cho xe hybrid

AI tạo sinh 'thuần Việt' và cơ hội vàng để nền kinh tế bứt tốc

Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng