Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Xây dựng thương hiệu: "Chìa khóa" xuất khẩu nông sản

Với lợi thế khí hậu, thổ nhưỡng và thiên nhiên phong phú, Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển các mặt nông sản, thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe. Tận dụng cơ hội trên, nhiều doanh nghiệp trẻ với tinh thần khởi nghiệp đang tích cực xây dựng thương hiệu, đưa nông sản Việt vươn ra toàn cầu.    

Tiềm năng lớn

Thực phẩm là một trong những ngành hàng có tiềm năng của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng vào thúc đẩy xuất khẩu (XK), tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Kim ngạch XK nông sản, thực phẩm thường chiếm tỷ lệ cao trong tổng XK những năm qua. Năm 2018, tổng kim ngạch XK toàn ngành nông-lâm-thủy sản đạt trên 40 tỷ USD, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm trước, chiếm khoảng 17% trong tổng kim ngạch XK của Việt Nam và hiện nằm trong nhóm 15 nước XK nông sản hàng đầu thế giới. Nhiều mặt hàng thực phẩm của Việt Nam giành vị trí cao trong thị phần XK thế giới, như: Gạo, hạt điều, hạt tiêu, cà phê, thủy sản...

xay dung thuong hieu chia khoa xuat khau nong san

Hội nghị qQuốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam (Vietnam Food Forum) - một trong những hoạt động của Chương trình Thương hiệu thực phẩm Việt Nam

Trên thị trường quốc tế, Việt Nam đang đẩy mạnh XK các mặt hàng có thế mạnh và lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, người tiêu dùng (NTD) nước ngoài vẫn chưa có nhiều khái niệm về hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam, vì phần lớn các mặt hàng này vẫn đang XK thông qua trung gian, dưới dạng thô, hoặc gia công cho các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài. Hơn nữa, Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề thực tiễn đặt ra, như chất lượng sản phẩm XK của một số mặt hàng nông sản còn chưa đồng đều, chủng loại còn đơn điệu; năng lực cạnh tranh vẫn chưa được cải thiện nhiều, giá trị gia tăng của sản phẩm chưa cao… dẫn đến XK chưa bền vững. Cơ cấu XK chuyển dịch theo hướng tăng hàm lượng công nghiệp chế biến và giảm tỷ trọng nguyên liệu thô chưa rõ rệt. Giá trị gia tăng trong tổng cơ cấu giá trị hàng hóa còn thấp mà nguyên nhân yếu kém về thương hiệu vẫn chưa dễ khắc phục. Những vấn đề này đang vượt quá khả năng giải quyết của một doanh nghiệp (DN), một ngành hay địa phương riêng lẻ.

Những năm gần đây, ngành thực phẩm Việt Nam có bước chuyển biến tích cực. Chính phủ, DN và người sản xuất dành sự quan tâm nhiều hơn đến thực hành nông nghiệp tốt, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm... Nhiều DN tập trung nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm mới, áp dụng các chiến lược tiếp cận thị trường bài bản. Thay vì chỉ cung cấp các nguyên liệu thô, hiện nhiều DN đã từng bước đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại để sản xuất các mặt hàng có chất lượng, có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Song, NTD nước ngoài không biết đến việc đó. Còn đối với thương nhân nước ngoài, Việt Nam chỉ được coi là địa chỉ hấp dẫn để tìm nguồn cung giá rẻ chứ không phải chất lượng tốt.

xay dung thuong hieu chia khoa xuat khau nong san

Quảng bá thương hiệu thực phẩm Việt Nam (Foods of Vietnam) tại các sự kiện xúc tiến thương mại quốc tế

Xây dựng thương hiệu - yêu cầu cấp bách

Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đang dành sự quan tâm đặc biệt tới việc xây dựng và phát triển thương hiệu ngành nông sản, thực phẩm. Năm 2016, Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, hiệp hội ngành hàng liên quan và DN triển khai Chương trình Thương hiệu thực phẩm Việt Nam. Đây là một cấu phần của Chương trình Thương hiệu quốc gia, theo định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu các ngành hàng có thế mạnh XK và khả năng cạnh tranh. Theo đó, tập trung đề cao các giá trị liên quan trực tiếp tới ngành thực phẩm Việt Nam. Tổ chức Hỗ trợ nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan (CBI) thuộc Bộ Ngoại giao Hà Lan đã tích cực phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương Việt Nam) triển khai các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật.

Mục tiêu của Chương trình nhằm: Xây dựng, quảng bá hình ảnh ngành thực phẩm Việt Nam, tăng cường nhận thức và công nhận ở quy mô quốc tế về giá trị của thực phẩm Việt Nam; thúc đẩy phát triển mạnh mẽ vị trí một cường quốc về thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm; hỗ trợ một thế hệ mới các DN sản xuất, kinh doanh dựa trên các tiêu chuẩn cao về chất lượng sản phẩm và đạo đức xã hội; giúp Việt Nam trở thành một trung tâm kinh doanh tầm cỡ khu vực về ngành thực phẩm.

Theo các chuyên gia kinh tế, trong thời đại bùng nổ thông tin đa chiều, chiến lược cạnh tranh bằng thương hiệu đang diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng, không chỉ dừng lại ở cấp độ DN mà đã phát triển lên mức độ địa phương, ngành hàng và cấp quốc gia. Do đó, việc xây dựng thương hiệu chung cho ngành thực phẩm Việt Nam là một yêu cầu quan trọng và cấp bách, thúc đẩy XK nông sản bền vững.

Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đang xây dựng Đề án Phát triển thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030. Đề án sẽ là cơ sở thúc đẩy ngành thực phẩm trong nước phát triển hiệu quả, bền vững.

Linh Trần
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xây dựng thương hiệu

Tin mới nhất

175 doanh nghiệp trưng bày tại triển lãm nguyên liệu ngành thực phẩm và đồ uống

175 doanh nghiệp trưng bày tại triển lãm nguyên liệu ngành thực phẩm và đồ uống

Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng từ 10% - 12% mỗi năm, ngành thực phẩm đồ uống Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế quan trọng trên bản đồ thực phẩm thế giới.
Hòa Bình: Tưng bừng tổ chức Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc năm 2024

Hòa Bình: Tưng bừng tổ chức Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc năm 2024

Từ ngày 14 - 20/10, Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc - Hòa Bình năm 2024 sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm tỉnh Hòa Bình.
Nghêu là sản phẩm xuất khẩu chủ lực nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam

Nghêu là sản phẩm xuất khẩu chủ lực nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam

Trong số các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam, nghêu đang là nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực, với tỷ trọng chiếm trên 52% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Điểm sáng gạo Việt

Điểm sáng gạo Việt

Ấn Độ gỡ lệnh cấm xuất khẩu không tác động lớn đến gạo Việt. Với sự khẳng định về chất, gạo Việt có những bước đi chắc hơn và bền hơn tại thị trường xuất khẩu.
Doanh nghiệp làm gì để giảm thiểu rủi ro điều tra phòng vệ thương mại từ thị trường Anh?

Doanh nghiệp làm gì để giảm thiểu rủi ro điều tra phòng vệ thương mại từ thị trường Anh?

Hàng hoá Việt Nam đang có nhiều cơ hội xuất khẩu sang thị trường Anh, tuy nhiên, cần chủ động phòng tránh lọt vào “tầm ngắm” điều tra phòng vệ thương mại.

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm Vietstock 2024 có gì đặc biệt?

Triển lãm Vietstock 2024 có gì đặc biệt?

Ngày 9/10/2024, Triển lãm Vietstock 2024 đã khai mạc tại Trung tâm hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Triển lãm Fi Vietnam 2024: Điểm đến cho các doanh nghiệp nguyên liệu thực phẩm và đồ uống

Triển lãm Fi Vietnam 2024: Điểm đến cho các doanh nghiệp nguyên liệu thực phẩm và đồ uống

Triển lãm Fi Vietnam 2024 đã khai mạc vào sáng ngày 9/10/2024, tại Trung tâm hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Ban hành Bản câu hỏi điều tra cho nhà sản xuất trong nước và nhà nhập khẩu

Ban hành Bản câu hỏi điều tra cho nhà sản xuất trong nước và nhà nhập khẩu

Ban hành bản câu hỏi điều tra cho nhà sản xuất trong nước và nhà nhập khẩu vụ điều tra áp dụng chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ từ Thái Lan, Trung Quốc.
Khai mạc Tuần lễ giới thiệu các sản phẩm OCOP, nông đặc sản của Sóc Trăng tại TP. Hồ Chí Minh

Khai mạc Tuần lễ giới thiệu các sản phẩm OCOP, nông đặc sản của Sóc Trăng tại TP. Hồ Chí Minh

Sự kiện nhằm giới thiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản, đặc sản của tỉnh Sóc Trăng đến người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh.
Thông tư tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập gỗ dán vào Việt Nam, tái xuất sang Hoa Kỳ

Thông tư tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập gỗ dán vào Việt Nam, tái xuất sang Hoa Kỳ

Bộ Công Thương tăng cường quản lý xuất khẩu gỗ dán sang Hoa Kỳ, giảm thiểu nguy cơ Hoa Kỳ có thể áp dụng biện pháp siết chặt hơn nữa với gỗ dán của Việt Nam.
Thông tư quy định về danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu

Thông tư quy định về danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu

Ngày 8/10/2024, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 18/2024/TT-BCT quy định về danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu.
Hội nghị thương mại điện tử xuyên biên giới 2024: Tăng tốc, Vươn tầm, Bứt phá thành công

Hội nghị thương mại điện tử xuyên biên giới 2024: Tăng tốc, Vươn tầm, Bứt phá thành công

Sáng ngày 9/10, Amazon Global Selling Việt Nam tổ chức Hội nghị thương mại điện tử xuyên biên giới 2024 với chủ đề “Tăng tốc. Vươn tầm. Bứt phá thành công".
Hà Nội: Thương mại điện tử tăng tốc phát triển

Hà Nội: Thương mại điện tử tăng tốc phát triển

Trong thời gian vừa qua, thương mại điện tử Hà Nội- trụ cột của nền kinh tế số đã bứt phá và trở thành một phần không thể thiếu của doanh nghiệp Thủ đô.
Giá tăng kỷ lục, cà phê xuất khẩu chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai

Giá tăng kỷ lục, cà phê xuất khẩu chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai

Cà phê có giá tăng cao kỷ lục đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.
Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu

Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu

Buổi làm việc giữa Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển và đoàn doanh nghiệp VCCI nhằm tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ… vào thị trường Bắc Âu.
Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến ngày 8/10/2024

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến ngày 8/10/2024

Theo Bộ Công Thương, danh sách thương nhân xuất khẩu gạo cả nước tính đến ngày 8/10/2024 gồm 157 thương nhân.
9 tháng, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần tỷ USD

9 tháng, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu 9 tháng năm đạt 991 triệu USD, trong đó, tiêu đen đạt 781,9 triệu USD, tiêu trắng đạt 142,1 triệu USD.
Việt Nam nhập khẩu dược phẩm nhiều nhất từ thị trường nào?

Việt Nam nhập khẩu dược phẩm nhiều nhất từ thị trường nào?

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam nhập khẩu dược phẩm chủ yếu từ các thị trường Pháp, Mỹ, Đức, Ấn Độ trong 8 tháng đầu năm 2024.
Ngành Hải quan tích cực triển khai các giải pháp quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới

Ngành Hải quan tích cực triển khai các giải pháp quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới

Tổng cục Hải quan hiện đang xây dựng dự thảo Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử…
Infographic | Tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng đầu năm 2024

Infographic | Tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng đầu năm 2024

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê cho thấy nền kinh tế tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực.
Xuất khẩu giày dép duy trì tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu giày dép duy trì tăng trưởng 2 con số

9 tháng năm 2024, xuất khẩu giày dép đạt 16,538 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ, con số này phản ánh bức tranh ngày một “sáng” của ngành da giày.
Kim ngạch xuất khẩu cá tra 9 tháng ước đạt gần 1,5 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu cá tra 9 tháng ước đạt gần 1,5 tỷ USD

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), xuất khẩu cá tra 9 tháng năm 2024 mang về kim ngạch 1,46 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại biên giới

Nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại biên giới

Thương mại biên giới có vai trò quan trọng trong hoạt động ngoại thương của nước ta. Các cơ quan chức năng đang đẩy mạnh giải pháp tăng trưởng khu vực này.
Chỉ số niềm tin kinh doanh quý 3 tại Việt Nam tăng nhẹ

Chỉ số niềm tin kinh doanh quý 3 tại Việt Nam tăng nhẹ

Chỉ số niềm tin kinh doanh quý 3 năm 2024 của EuroCham vừa công bố cho thấy xu hướng tăng nhẹ, đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ trong một năm đầy biến động.
Việt Nam-Lào: Tối đa hóa tiềm năng, nâng kim ngạch thương mại song phương lên 2 tỷ USD

Việt Nam-Lào: Tối đa hóa tiềm năng, nâng kim ngạch thương mại song phương lên 2 tỷ USD

Chính phủ hai nước Việt Nam - Lào mong muốn tăng giá trị thương mại song phương lên 2 tỷ USD bằng cách tối đa hóa tiềm năng hợp tác thương mại sẵn có.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động