Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 07:53

Xem xét việc sửa đổi, bổ sung Luật Tần số vô tuyến điện và Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Tiếp tục chương trình nghị sự phiên họp thứ 5, sáng 23/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về đề nghị của Chính phủ về bổ sung 2 dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.

Thúc đẩy phát triển công nghệ số, thông tin vô tuyến điện

Trình bày Tờ trình của Chính phủ tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, Chính phủ đề nghị bổ sung cả dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện và Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) vào chương trình năm 2022 trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022), thông qua tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022).

Theo Bộ trưởng Lê Thành Long, việc sửa đổi, bổ sung Luật Tần số vô tuyến điện là để kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng tại Nghị quyết số 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII.

Để tiếp tục đạt được mục tiêu phát triển nền công nghệ số, phát triển thông tin vô tuyến điện, góp phần đạt được mục tiêu về chỉ số đổi mới sáng tạo, phát triển mạnh mẽ kinh tế số, xã hội số và về phát triển khoa học - công nghệ khai thác hiệu quả tài nguyên, nguồn lực, trong đó có tài nguyên tần số, Chính phủ thấy rằng, các chủ trương này cần được thể chế kịp thời trong Luật Tần số vô tuyến điện.

Theo Bộ trưởng Lê Thành Long, việc sửa đổi, bổ sung Luật Tần số vô tuyến điện cũng nhằm khắc phục những bất cập, vướng mắc của luật này; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của luật với một số luật ban hành sau có nội dung liên quan như Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, Luật Đầu tư năm 2020...

UBTVQH cho ý kiến về đề nghị của Chính phủ về bổ sung 2 dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu quan điểm tán thành với sự cần thiết xây dựng dự án Luật. Bên cạnh đó, ông Hoàng Thanh Tùng cung cấp thông tin, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị cân nhắc trình dự án Luật này theo hướng sửa đổi toàn diện Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009, vì số lượng điều khoản được đề nghị sửa đổi, bổ sung khá nhiều; nhiều nội dung trong các văn bản dưới luật cần phải được rà soát, luật hóa; bảo đảm tính thống nhất với nhiều luật khác mới được Quốc hội ban hành.

“Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ báo cáo làm rõ thêm, trường hợp mở rộng phạm vi sửa đổi toàn diện Luật thì cần phải chuẩn bị lại hồ sơ cho đầy đủ, phù hợp để trình UBTVQH cho ý kiến chậm nhất tại phiên họp tháng 3/2022”, Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh.

Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, Ủy ban Pháp luật và các cơ quan của Quốc hội cơ bản thống nhất với đề xuất của Chính phủ, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 để trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022), thông qua tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022).

Cho ý kiến vào dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị đánh giá kỹ về một số vấn đề, nhất là về an toàn bức xạ, tài nguyên số… để việc sửa đổi luật đáp ứng tốt nhất yêu cầu từ thực tiễn cuộc sống.

Giải quyết các bất cập, tồn tại của Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, dự án Luật đã được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định tạm thời rút dự án luật này khỏi chương trình Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XIV để Chính phủ, ngành y tế tập trung dành thời gian cho công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan soạn thảo nghiên cứu kỹ lưỡng, tổng kết, đánh giá bổ sung, lấy ý kiến rộng rãi các đối tượng có liên quan, hoàn thiện hồ sơ bảo đảm chất lượng, tạo sự đồng thuận giữa các cơ quan có liên quan.

Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng, tổng kết, đánh giá bổ sung, lấy ý kiến rộng rãi các đối tượng liên quan và đã chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ dự án luật để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp này. Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, bổ sung dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 và thông qua tại Kỳ họp thứ 4.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp

Ông Tùng nhận định, việc Chính phủ tiếp tục đề nghị bổ sung dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) vào Chương trình năm 2022 là thực hiện đúng kết luận của UBTVQH; đồng thời, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng công tác khám bệnh, chữa bệnh trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp; bảo đảm kịp thời triển khai nhiệm vụ lập pháp đã được xác định tại Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Tuy nhiên, đề nghị xây dựng Luật do Chính phủ trình đề xuất 15 nhóm chính sách lớn nhằm sửa đổi toàn diện Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, song hồ sơ dự án Luật còn nhiều vấn đề cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện. Ủy ban Pháp luật và các cơ quan của Quốc hội đề nghị UBTVQH chưa quyết định bổ sung ngay dự án Luật này vào Chương trình năm 2022 mà yêu cầu Chính phủ chỉ đạo cơ quan soạn thảo và các cơ quan có liên quan nghiên cứu ý kiến của các cơ quan thẩm tra, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trình UBTVQH xem xét chậm nhất tại phiên họp tháng 3/2022.

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, để nâng cao chất lượng trong xây dựng Luật, hạn chế việc điều chỉnh chương trình nhiều lần, Chính phủ cần rà soát kỹ nhiều nội dung trong dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh trên cơ sở đánh giá, tổng kết công tác khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian có dịch bệnh Covid-19 vừa qua.

Ông Trần Thanh Mẫn đề nghị chưa quyết định bổ sung ngay dự án luật này vào chương trình xây dựng pháp luật năm 2022. Đồng thời, đề nghị Chính phủ nghiên cứu, trình lại vào tháng 3/2022, đủ điều kiện thì bổ sung vào chương trình Kỳ họp tháng 5/2022.

Cho ý kiến về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị làm rõ phạm vi đối tượng chịu tác động; phân tách rõ ranh giới giữa y tế dự phòng và khám, chữa bệnh để tránh sai phạm có thể xảy ra. Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý Bộ Y tế đánh giá đầy đủ tác động của dịch Covid-19 để có những quy định phù hợp trong dự án luật này như việc khám chữa bệnh từ xa hay thành lập bệnh viện dã chiến. Xây dựng báo cáo đánh giá đầy đủ đối với mô hình bác sĩ gia đình… Mặc dù việc sửa đổi thực sự rất cấp bách, nhưng theo Chủ tịch Quốc hội, đây là những vấn đề không thể không cân nhắc kỹ lưỡng.

Sau khi thảo luận kỹ lưỡng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua việc đưa dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 để trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 vào tháng 5/2022. Riêng dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục đánh giá tác động, hoàn thiện dự án luật để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tại phiên họp sau.

Đỗ Nga

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư

Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia