Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Xu hướng đào tạo liên ngành kinh tế, kinh doanh và công nghệ trong năm 2024

Đón đầu xu hướng phát triển, tại kỳ tuyển sinh 2024 nhiều trường đại học kinh tế top đầu mở ngành học mới liên quan đến công nghệ thông tin, khoa học máy tính.
Tuyển sinh đại học 2024: Nở rộ nhiều ngành học mới, phương thức xét tuyển mới Những trường đại học top trên nào "từ chối" xét tuyển bằng học bạ? Chi tiết các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy năm 2024

Khoa học công nghệ trở thành xu hướng đào tạo mới

Chỉ vài tháng nữa mùa tuyển sinh đại học năm 2024 sẽ diễn ra, đến thời điểm hiện tại, ngoài ôn tập kiến thức các thí sinh đã bắt đầu nghiên cứu các khối ngành, quy chế tuyển sinh của các trường đại học để có những lựa chọn phù hợp.

Theo dữ liệu tuyển sinh mới nhất do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, các ngành có tỉ lệ tuyển sinh cao bao gồm: Kinh doanh và quản lý (chiếm tỉ lệ: 24,54%); Máy tính và công nghệ thông tin (chiếm tỉ lệ: 11,79%); Công nghệ kỹ thuật (chiếm tỉ lệ: 9,18%); Nhân văn (chiếm tỉ lệ: 8,68%); Sức khoẻ (chiếm tỉ lệ 6,35%).

Năm 2024, với xu thế không chỉ đào tạo các ngành chuyên biệt, hướng tới đào tạo đa ngành cũng mở ra không ít các lựa chọn cho thí sinh, giờ đây, ngay cả các khối trường kinh tế cũng đã bắt tay ngay vào đào tạo những ngành liên quan đến khoa học công nghệ. Các trường lý giải động thái này nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực trong kỷ nguyên số.

Xu hướng đào tạo liên ngành kinh tế, kinh doanh và công nghệ trong năm 2024
Theo nhiều trường cho biết, việc đào tạo liên ngành nhằm mục tiêu chính hướng tới thị trường nguồn nhân lực với những yêu cầu mới của kỷ nguyên số.

Cụ thể, năm nay, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) mở mới 2 chương trình đào tạo thuộc lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin: Công nghệ nghệ thuật (ArtTech), Điều khiển thông minh và tự động hóa. Ngành Công nghệ nghệ thuật sẽ là sự giao thoa giữa nghệ thuật và công nghệ.

Các phương tiện truyền thống như hội họa, điêu khắc, âm nhạc truyền thống được kết hợp với công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo và các công nghệ tiên tiến khác để tạo ra những sản phẩm độc đáo và tinh tế.

Trước đó, UEH liên tiếp mở các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ kỹ thuật như: Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Công nghệ và đổi mới sáng tạo, Robot và Trí tuệ nhân tạo, Công nghệ thông tin, An toàn thông tin, Công nghệ logistics.

Đến nay, UEH có 56 chương trình đào tạo đại học thuộc 11 lĩnh vực, trải dài từ kinh doanh, kinh tế, quản lý, nhân văn đến công nghệ, thiết kế ứng dụng. Thông tin UEH mở 2 chương trình mới thuộc lĩnh vực công nghệ được nhiều thí sinh, phụ huynh chú ý bởi từ trước đến nay, trường này vốn có thế mạnh trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý.

Tương tự, Trường Đại học Ngoại thương cũng vừa công bố dự kiến mở ngành Khoa học máy tính - chương trình đào tạo Khoa học máy tính, Khoa học dữ liệu trong Kinh tế và Kinh doanh, tuyển sinh bắt đầu từ năm nay. Trong phương án tuyển sinh dự kiến, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh mở 6 ngành mới, trong đó có ngành Khoa học dữ liệu.

Còn Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. Hồ Chí Minh, vốn có thế mạnh lĩnh vực kinh doanh, xã hội cũng “lấn sân” sang lĩnh vực công nghệ với việc dự kiến tuyển sinh ngành Kỹ thuật phần mềm.

Ngoài ra, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) - một trong những trường đứng đầu trong lĩnh vực kinh tế - cũng dự kiến mở ngành Khoa học dữ liệu, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin và Quan hệ lao động.

Hiện, NEU đào tạo 35 ngành trình độ đại học với 10 lĩnh vực: Kinh doanh và quản lý; Khoa học xã hội và hành vi; Du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân; Môi trường và bảo vệ môi trường; Máy tính và công nghệ thông tin; Nhân văn; Báo chí và thông tin; Pháp luật; Quản lý công nghiệp; Nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Theo TS Lê Anh Đức - Phó Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nếu phát triển thành công 5 ngành đào tạo trong lĩnh vực toán và thống kê, máy tính và công nghệ thông tin, nhà trường sẽ có thêm một lĩnh vực đào tạo nữa là toán và thống kê.

Đây không phải năm đầu tiên hiện tượng các trường chuyên sâu khối ngành kinh tế mở đào tạo ngành công nghệ, ngành học mới. Từ năm 2020, trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng) đã mở ngành mới là Khoa học dữ liệu và phân tích kinh doanh.

Năm 2021, Học viện Ngân hàng mở mới và tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin. Năm 2023, Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh mở loạt ngành mới, trong đó có một số ngành Công nghệ như Eobot và trí tuệ nhân tạo, Công nghệ logistics.

Ngược lại, nhiều trường đại học ở khối kỹ thuật cũng tuyển sinh các ngành khối kinh tế như: Đại học Bách khoa Hà Nội đào tạo Quản trị Kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Kế toán; trường Đại học Thủy lợi đào tạo Luật, Ngôn ngữ.

Đáp ứng nguồn nhân lực với yêu cầu của kỷ nguyên số

Xu hướng các trường kinh tế mở thêm ngành về kỹ thuật được cho để thực hiện chiến lược phát triển ngành đào tạo theo chủ trương đa dạng hóa lĩnh vực đào tạo đã đặt ra trong Chiến lược phát triển của từng nhà trường.

Lý giải cho việc mở 2 chương trình công nghệ trong mùa tuyển sinh năm 2024, đại diện Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cho rằng, mục tiêu chính hướng tới thị trường nguồn nhân lực với những yêu cầu mới của kỷ nguyên số.

Cùng quan điểm, PGS.TS Vũ Thị Hiền - Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Ngoại thương cho biết, việc mở rộng các nhóm ngành hiện nay nhằm đáp ứng, cập nhật xu thế mới phát triển chung hiện nay.

“Năm nay nhà trường dự kiến xây dựng các ngành mới thuộc các lĩnh vực trên và các ngành sang các lĩnh vực mới, như lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin như ngành khoa học máy tính, chương trình khoa học máy tính và dữ liệu trong kinh tế và kinh doanh. Đồng thời bắt đầu tuyển sinh chương trình song bằng với Đại học Queensland ngành Kinh doanh quốc tế, chương trình kinh doanh quốc tế và phân tích dữ liệu kinh doanh”, bà Vũ Thị Hiền bày tỏ.

Thực tế cho thấy, xu hướng của các trường hàng đầu thế giới hiện có sự liên ngành giữa kinh tế, kinh doanh và công nghệ rất mạnh mẽ. Tại Việt Nam, các trường đang phát triển mạnh các ngành khoa học công nghệ trong kinh tế, kinh doanh.

Phát triển thành trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều trường kinh tế mở rộng ra nhóm ngành công nghệ, kỹ thuật. Khi lấy ý kiến về nhu cầu nguồn nhân lực các ngành đào tạo mới của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU), TS Lê Anh Đức - Phó Trưởng phòng Quản lý đào tạo nhà trường cho biết, NEU có tầm nhìn trở thành đại học theo định hướng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực.

Với tầm nhìn, sứ mệnh này, trường xác định chiến lược đào tạo là phát triển mạnh các ngành thuộc lĩnh vực máy tính, công nghệ thông tin và tập trung vào định hướng chuyển đổi số, ứng dụng dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo trong quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh.

Trước đó, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, năm 2024, các cơ sở giáo dục đại sẽ có thêm các chương trình đào tạo liên quan tới thiết kế vi mạch, công nghệ bán dẫn. Triển khai đào tạo các ngành về công nghệ thông tin, khoa học máy tính, các ngành liên quan phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo…

“Đối với quy chế tuyển sinh năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ ổn định như năm trước, đảm bảo nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể cho các thí sinh. Điều này sẽ là căn cứ quan trọng và thuận lợi cho thí sinh và nhà trường”, bà Thuỷ cho biết.

Cùng với đó, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng khuyến khích các trường đại học công bố đề án tuyển sinh sớm giúp thí sinh có thêm thời gian nghiên cứu và chuẩn bị tốt nhất, cho cả kỳ thi tốt nghiệp THPT và các đợt xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

Ngọc Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau

Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau

Cử tri kiến nghị, công dân trong độ tuổi nhập ngũ sau khi thi đỗ vào các trường được bảo lưu kết quả nhưng vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ quân sự trước khi học.
Phản hồi từ Bộ Quốc phòng về việc mở rộng chỉ tiêu đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ

Phản hồi từ Bộ Quốc phòng về việc mở rộng chỉ tiêu đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ

Cử tri tỉnh Bình Dương cho rằng, hệ thống trường Quân đội chỉ đào tạo một số ngành nghề giới hạn, không đáp ứng đủ nhu cầu nâng cao trình độ của quân nhân.
Phát động cuộc thi viết

Phát động cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' năm 2024

Chiều nay (19/9), Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ phát động Cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ học phí cho học sinh bị ảnh hưởng bão lũ

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ học phí cho học sinh bị ảnh hưởng bão lũ

Ngày 18/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn số gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc thiểu số

Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc thiểu số

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu rà soát, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện Đại học Trà Vinh cấp “tắt” bằng tốt nghiệp cho 14 sinh viên

Phát hiện Đại học Trà Vinh cấp “tắt” bằng tốt nghiệp cho 14 sinh viên

Trường Đại học Trà Vinh công nhận tốt nghiệp cho 14 sinh viên có bằng Trung cấp lý luận chính trị khi chưa đảm bảo khối lượng kiến thức.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư cảm ơn tổ chức, cá nhân chung tay khắc phục bão lũ

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư cảm ơn tổ chức, cá nhân chung tay khắc phục bão lũ

Bộ Giáo dục và Đào tạo cảm ơn những tình cảm và sự giúp đỡ kịp thời của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân với ngành giáo dục trong bão lũ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo: Không gây áp lực, quá tải học tập cho học sinh ảnh hưởng bão lũ

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Không gây áp lực, quá tải học tập cho học sinh ảnh hưởng bão lũ

Ngày 19/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức dạy học đối với các trường thiệt hại do bão lũ.
Công điện của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo ứng phó bão số 4

Công điện của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo ứng phó bão số 4

Bộ Giáo dục và Đào tạo có công điện khẩn gửi đến 16 tỉnh thành để đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên trước thông tin về bão số 4.
Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam cung ứng 18 triệu bản sách giáo khoa cho học sinh vùng bão lũ

Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam cung ứng 18 triệu bản sách giáo khoa cho học sinh vùng bão lũ

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam sẽ cung ứng cho vùng lũ khoảng 18 triệu bản sách giáo khoa. Trong đó, in bổ sung 10 triệu bản, và lượng sách còn trong kho.
Văn phòng phẩm Hồng Hà chung tay cùng ngành giáo dục khắc phục hậu quả bão số 3

Văn phòng phẩm Hồng Hà chung tay cùng ngành giáo dục khắc phục hậu quả bão số 3

Văn phòng phẩm Hồng Hà vừa có chuyến đồng hành cùng đoàn lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đến thăm hỏi, trao quà các điểm trường bị thiệt hại bởi cơn bão số 3.
Vụ suất ăn 30.000 đồng chỉ có 2 miếng chả: Chủ tịch huyện Châu Đức nói sẽ thanh tra toàn diện

Vụ suất ăn 30.000 đồng chỉ có 2 miếng chả: Chủ tịch huyện Châu Đức nói sẽ thanh tra toàn diện

Liên quan đến suất ăn 30.000 đồng chỉ có 2 miếng chả, nhiều giáo viên cho biết, họ bị chèn ép, không dám đứng lên nói ra sự việc vì "miếng cơm manh áo".
Nhiều trường học dừng tổ chức Trung thu lấy kinh phí hỗ trợ các địa phương thiệt hại do bão lũ

Nhiều trường học dừng tổ chức Trung thu lấy kinh phí hỗ trợ các địa phương thiệt hại do bão lũ

Nhiều trường học, tổ chức đã phát đi thông báo dừng tổ chức các chương trình vui Tết Trung thu để dành nguồn lực ủng hộ đồng bào đang gặp khó khăn do bão lũ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ưu tiên hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại sau bão số 3

Bộ Giáo dục và Đào tạo ưu tiên hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại sau bão số 3

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm ưu tiên nguồn lực hỗ trợ cho sinh viên bị thiệt hại sau bão số 3.
Tổng thiệt hại cơ sở vật chất của ngành giáo dục do bão số 3 khoảng 1.260 tỷ đồng

Tổng thiệt hại cơ sở vật chất của ngành giáo dục do bão số 3 khoảng 1.260 tỷ đồng

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có báo cáo thiệt hại do cơn bão số 3 và hoàn lưu bão đối với ngành giáo dục tính tới ngày 16/7, ước khoảng 1.260 tỷ đồng.
Sinh viên HaUI giành Huy chương Đồng thi Kỹ năng nghề thế giới

Sinh viên HaUI giành Huy chương Đồng thi Kỹ năng nghề thế giới

Theo đó, sinh viên Phạm Thành Đạt, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã giành Huy chương Đồng trong kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới (WorldSkills) năm 2024.
UNETI chung tay chia sẻ khó khăn với đồng bào bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

UNETI chung tay chia sẻ khó khăn với đồng bào bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

Chiều 16/9, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp (UNETI) đã trao ủng hộ hơn 500 triệu đồng tới đồng bào khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây ra.
Bão số 3 và hoàn lưu bão gây thiệt hại nặng nề cho ngành giáo dục

Bão số 3 và hoàn lưu bão gây thiệt hại nặng nề cho ngành giáo dục

Bão số 3 và hoàn lưu bão đã khiến 52 học sinh, trẻ em tử vong; 03 học sinh mất tích; nhiều cơ sở giáo dục, thiết bị dạy học bị hư hỏng.
Lạng Sơn: Toàn bộ 650 trường học sẵn sàng dạy học trở lại sau bão

Lạng Sơn: Toàn bộ 650 trường học sẵn sàng dạy học trở lại sau bão

Đến ngày 14/9, toàn bộ 650/650 trường học trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã sẵn sàng để quay trở lại học bình thường.
70 tình nguyện viên EPU tham gia khắc phục mưa lũ tại Hà Nội và Yên Bái

70 tình nguyện viên EPU tham gia khắc phục mưa lũ tại Hà Nội và Yên Bái

70 đoàn viên thanh niên Trường Đại học Điện lực (EPU) đã tham gia khắc phục hậu quả của mưa lũ tại Yên Bái và TP. Hà Nội.
Phát động cuộc thi "Innogreenlife 2024 - Đổi mới sáng tạo vì cuộc sống xanh"

Phát động cuộc thi "Innogreenlife 2024 - Đổi mới sáng tạo vì cuộc sống xanh"

Cuộc thi Innogreenlife 2024-Đổi mới sáng tạo vì cuộc sống xanh, khuyến khích các dự án khởi nghiệp sáng tạo, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Rưng rưng lời "thương gửi đồng bào” vùng lũ từ 12.028 trang sao kê tài khoản

Rưng rưng lời "thương gửi đồng bào” vùng lũ từ 12.028 trang sao kê tài khoản

Tối muộn 12/9, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã công bố 12.028 trang sao kê về số tiền cả nước ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do thiên tai bão lũ.
Hội thảo quốc tế tại trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

Hội thảo quốc tế tại trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

Hội thảo quốc tế dự án STRIVE thuộc chương trình Eramus+ thực hiện việc “Nâng cao năng lực quốc tế hóa trong các cơ sở giáo dục đại học mới nổi tại Việt Nam"
Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Chiều 11/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức Lễ phát động ngành Giáo dục ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3.
Nhiều trường học miền Bắc dự kiến cho học sinh nghỉ học do mưa lũ

Nhiều trường học miền Bắc dự kiến cho học sinh nghỉ học do mưa lũ

Để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên, các địa phương bị ảnh hưởng của mưa lũ đã quyết định cho học sinh nghỉ học trong thời gian ngắn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động