Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Xuất khẩu của Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào từ chính sách đánh thuế carbon của EU?

Từ tháng 1/2026, các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU sẽ bị ảnh hưởng từ chính sách thuế carbon của EU.
Định hướng thị trường và sản phẩm xuất khẩu

Sáng 6/12 tại Hà Nội, Chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á đã tổ chức hội thảo Đánh giá tác động của cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của Liên minh châu Âu (EU) và đề xuất chính sách thuế carbon cho Việt Nam.

Vào tháng 7/2021, EU đã trình đề xuất về quy định thiết lập Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) như một trong những sáng kiến nhằm thúc đẩy việc giảm phát thải khí nhà kính và đạt trung hòa carbon vào năm 2050

Mục tiêu của CBAM là giải quyết nguy cơ rò rỉ carbon do các chính sách khí hậu thiếu chặt chẽ của các quốc gia không thuộc EU, đồng thời bổ trợ cho Cơ chế trao đổi hạn ngạch phát thải của EU (EU-ETS).

Các chứng chỉ CBAM sẽ được cấp cho các nhà nhập khẩu dựa trên cường độ phát thải tích hợp trong sản phẩm mà họ nhập khẩu vào EU và có giá bằng hạn ngạch ETS.

Theo đề xuất ban đầu CBAM sẽ được áp dụng cho một số mặt hàng trong các lĩnh vực: sắt, thép, nhôm, xi măng, phân bón, điện và có khả năng mở rộng ra cả hydro, hóa chất hữu cơ, nhựa và ammonia.

Đề xuất đang ở giai đoạn cuối cùng của quy trình pháp lý khi Hội đồng và Nghị viện EU thông qua vào năm 2022. Giai đoạn chuyển tiếp dự kiến bắt đầu vào năm 2023 và có hiệu lực vào tháng 01/2026.

Mặc dù nhằm mục đích chống biến đổi khí hậu, CBAM do EU đề xuất sẽ ảnh hưởng và tạo thêm chi phí đáng kể đối với các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt nếu cơ chế này được mở rộng sang các lĩnh vực khác trong tương lai.

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Việt Nam có kế hoạch xây dựng và phát triển thị trường carbon trong nước, bao gồm hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải và tín chỉ carbon.

Nghị định 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ đưa ra lộ trình bao gồm xây dựng khung pháp lý và triển khai thí điểm cơ chế trao đổi tín chỉ carbon từ nay đến năm 2027 (vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon từ năm 2025) và vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon từ năm 2028.

Cùng với cơ chế trao đổi hạn ngạch phát thải thuế carbon được coi là công cụ định giá carbon ở Việt Nam cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để xây dựng một cách hiệu quả, tránh trùng lặp với cơ chế thuế hiện hành và phù hợp với các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết.

Xuất khẩu của Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào từ chính sách đánh thuế carbon của EU?
Các đại biểu tham gia Hội thảo

Dự án “Đánh giá tác động của Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của Liên minh châu Âu và xây dựng chính sách thuế carbon cho Việt Nam” là một trong những hoạt động trọng điểm nằm trong khuôn khổ hợp tác về chuyển dịch năng lượng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tại Việt Nam với ETP được nêu trong Biên bản ghi nhớ giữa Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Văn phòng dịch vụ dự án của Liên hợp quốc (UNOPS) ký ngày 21/6/2022.

Phát biểu tại hội thảo, bà Sirpa Jarvenpaa – Giám đốc Chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) cho biết: “Năm 2021 EU đã đề xuất cơ chế điều chỉnh biên giới carbon nhằm giảm bớt rò rỉ CO2. Như vậy các quốc gia có sản phẩm xuất khẩu sang EU cần có chính sách định giá carbon để tăng tốc độ giảm phát thải khí nhà kính. Việc thực hiện cơ chế này gặp nhiều khó khăn do mục tiêu chính hướng tới các quốc gia nằm ngoài EU trong đó có Việt Nam. Hội thảo lần này nhằm đánh giá tác động chính sách trên đối với Việt Nam như thế nào trong phát triển kinh tế nói chung và các sản phẩm xuất khẩu sang EU nói riêng đặc biệt là đối với các nghành hàng thí điểm như nói ở trên để từ đó có chính sách thúc đẩy giảm khí nhà kính tại Việt Nam thông qua công cụ thuế đối với các sản phẩm xuất khẩu vào EU của Việt Nam”.

Xuất khẩu của Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào từ chính sách đánh thuế carbon của EU?
Bà Sirpa Jarvenpaa – Giám đốc Chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP)

Đây là bước đầu tiên, điểm khởi đầu cho mối quan hệ dài hạn cho các đối tác giữa chúng tôi với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Công Thương cũng như các cơ quan hữu quan khác của Việt Nam. Từ đó chúng tôi sẽ tổ chức các cuộc hội thảo với các cơ quan này cũng như với các tổ chức kinh tế, xã hội khác để thu nhận các ý kiến để có thể đưa ra chính sách thuế phù hợp”, bà Sirpa Jarvenpaa cho biết.

Trong khi đó, ông Tăng Thế Cường - Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài Nguyên và Môi trường chia sẻ: “Để đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, ngoài áp dụng công nghệ ít phát thải, nhiều quốc gia áp dụng công cụ định giá carbon. Công cụ định giá carbon phổ biến được áp dụng là thuế carbon, hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính, cơ chế tín chỉ carbon (hay cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon). Việc EU áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới CBAM để bảo vệ các doanh nghiệp thuộc EU trước việc hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn từ các quốc gia có tiêu chuẩn về môi trường thấp hơn”.

Xuất khẩu của Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào từ chính sách đánh thuế carbon của EU?
Ông Tăng Thế Cường- Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu phát biểu tại Hội thảo

Cũng theo ông Tăng Thế Cường, phạm vi áp dụng cơ chế CBAM sẽ bao gồm các ngành công nghiệp dịch vụ trong Hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính của EU (EU-ETS) để đảm bảo rằng hàng hóa nhập khẩu có phát thải khí nhà kính phải chịu cùng mức giá carbon tương đồng với các hàng hóa nội địa và loại bỏ nhu cầu phân bổ miễn phí thêm hạn ngạch phát thải khí nhà kính trong thị trường.

EU dự tính sẽ áp dụng CBAM bắt đầu với các sản phẩm dễ tính toán lượng khí nhà kính thải ra trong quá trình sản xuất như là thép, xi măng, nhôm, giấy, hóa chất… Tuy nhiên dự kiến EU sẽ xem xét điều chỉnh, áp dụng phù hợp đối với các sản phẩm có xuất xứ từ các quốc gia đã áp dụng công cụ định giá carbon, có nỗ lực nhằm giảm phát thải khí nhà kính”, ông Tăng Thế Cường cho biết thêm.

Dự án nhằm mục đích đánh giá và tính toán các tác động của CBAM lên các sản phẩm xuất khẩu, chuyển dịch năng lượng, toàn bộ nền kinh tế và việc thực hiện NDC của Việt Nam. Đồng thời, dự án cũng hướng đến phân tích các vấn đề liên quan đến việc hình thành thị trường carbon trong nước và việc xây dựng chính sách thuế carbon ở Việt Nam để đưa ra khuyến nghị nhằm đánh giá tính phù hợp và xây dựng lộ trình, chính sách thuế carbon cho Việt Nam.

Theo đó, các sản phẩm dự án gồm: (1) Báo cáo đánh giá tác động CBAM - đây là một nghiên cứu toàn diện đánh giá và tính toán các tác động của CBAM lên các sản phẩ xuất khẩu, chuyển dịch năng lượng, toàn bộ nền kinh tế và việc thực hiện NDC của Việt Nam; Các khuyến nghị để giảm thiếu tác động tiêu cực và góp phần xây dựng kế hoạch giảm phát thải theo lĩnh vực và phát triển thị trường carbon; (2) Báo cáo nghiên cứu chuyên sâu phân tích các ý nghĩa và cung cấp các khuyến nghị về lộ trình và thiết kế hệ thống thuế carbon tại Việt Nam.

Các kết quả nghiên cứu này sẽ giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương cùng các Bộ, ngành liên quan nắm rõ tác động của Cơ chế CBAM và là căn cứ để đề xuất, ban hành các chính sách kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành hàng xuất khẩu, các ngành xuất khẩu liên quan Cơ chế CBAM đồng thời đề xuất được chính sách lộ trình thuế carbon phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050 của Việt Nam.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: chính sách thuế carbon

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số: Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã tới vùng sâu, vùng xa.
Hơn 400 gian hàng tham gia Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc năm 2024

Hơn 400 gian hàng tham gia Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc năm 2024

Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu toàn quốc năm 2024 quy tụ 425 gian hàng của hơn 300 tổ chức, doanh nghiệp về dược liệu...
Hải Phòng: Tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 12,15 tỷ USD trong tháng 10/2024

Hải Phòng: Tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 12,15 tỷ USD trong tháng 10/2024

Tháng 10/2024, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu làm thủ tục qua Cục Hải quan Hải Phòng đạt 12,15 tỷ USD, tăng 15,73% so với tháng 9/2024.
Hà Nội: Người dân thích thú nếm hương vị quốc tế tại Triển lãm thực phẩm lớn nhất Việt Nam

Hà Nội: Người dân thích thú nếm hương vị quốc tế tại Triển lãm thực phẩm lớn nhất Việt Nam

Tại triển lãm quốc tế Vietfood & Beverage - Propack Vietnam 2024, khách tham quan được nếm nhiều hương vị quốc tế từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đông Nam Á.
Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Nền tảng HKDO được thiết kế để kết hợp các lợi ích của thương mại truyền thống với sức mạnh của thương mại điện tử.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Tính đến ngày 15/10/2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường Canada đạt 32 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.
Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’

Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’

Sự kiện quốc gia về Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 21/11, tại Hà Nội.
Khai mạc Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số thành phố Hà Nội 2024

Khai mạc Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số thành phố Hà Nội 2024

Sáng 6/11, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội đã khai mạc Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số Hà Nội 2024.
Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất nhập khẩu 10 tháng đầu năm gần đạt con số 650 tỷ USD. Đáng chú ý, xuất khẩu hàng hoá tăng 14,9%.
Mời tham dự Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ

Mời tham dự Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ

Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ sẽ được tổ chức vào ngày 13/11, tại TP. Hồ Chí Minh.
Đoàn doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7

Đoàn doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7

Đoàn đại biểu của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Trưởng đoàn đã tham dự Lễ Khai mạc Hội chợ và Diễn đàn kinh tế quốc tế Hồng Kiều 2024.
Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á

Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á

Chiều 5/11, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường châu Á.
Hải Phòng: Hơn 300 người tham gia lớp tập huấn quy định pháp luật về thương mại điện tử

Hải Phòng: Hơn 300 người tham gia lớp tập huấn quy định pháp luật về thương mại điện tử

Sở Công Thương Hải Phòng, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương phối hợp tổ chức lớp tập huấn, đào tạo quy định pháp luật về thương mại điện tử.
Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Với chủ đề “Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh", các doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia cam kết mạnh mẽ giúp Việt Nam hướng tới phát triển xanh, bền vững.
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty ShopeePay 25 triệu đồng.
Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) tiếp tục vinh dự được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024.
Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

10 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi gần 1,2 tỷ USD để nhập khẩu gạo, tăng gần 73% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức kỷ lục từ trước đến nay.
Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Nền tảng MISA AMIS và MISA FinGov do Công ty Cổ phần MISA (MISA) phát triển đã được công nhận là sản phẩm mang Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông báo lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ từ Thái Lan, Trung Quốc.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
SASCO lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam

SASCO lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024 vừa qua, SASCO vinh dự lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Hải Dương: 4 doanh nghiệp liên tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Hải Dương: 4 doanh nghiệp liên tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Tỉnh Hải Dương có 4 doanh nghiệp với 7 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024, trong tổng số 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm.
Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ cần có lộ trình phù hợp với từng thị trường, từng loại hình, quy mô doanh nghiệp và sản phẩm.
Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 648 tỷ USD, tăng 15,8%. Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế.
Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Danh sách 190 doanh nghiệp với tổng số 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động