Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Xuất khẩu dệt may: Bao giờ cơ hội chuyển hóa thành giá trị?

Với ưu đãi về thuế và cơ hội xuất khẩu hấp dẫn, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) từng được kỳ vọng sẽ mang lại sự tăng trưởng nhảy vọt cho dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, sau hơn nửa năm có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may sang thị trường này còn ở mức khiêm tốn.

Thị trường Nhật Bản khó nới tăng trưởng

Theo ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc May 10, Nhật Bản là thị trường truyền thống, cũng là thị trường điểm của May 10. Tuy nhiên, nếu đặt Nhật Bản trong khối CPTPP, May 10 không được hưởng nhiều lợi ích. Nguyên do, Nhật Bản đã có Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam, May 10 đã đáp ứng được các điều kiện xuất khẩu cũng như hưởng ưu đãi từ thị trường này.

Thậm chí, như lời ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP May Sài Gòn 3, quy định về nguồn gốc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Nhật Bản chỉ từ vải, dễ thở hơn rất nhiều so với quy tắc xuất xứ từ sợi trong CPTPP. Do vậy, cho dù có CPTPP, công ty vẫn rất khó nới mức tăng trưởng tại thị trường này.

xuat khau det may bao gio co hoi chuyen hoa thanh gia tri
Doanh nghiệp dệt may cần tận dụng ưu đãi về thuế

Thực tế với CPTPP, hầu hết các doanh nghiệp (DN) đều kỳ vọng vào việc khai thác các thị trường mới như Australia, Canada. May Sài Gòn 3 đã "nhanh chân" tìm đối tác, xuất khẩu khoảng 1 tỷ USD giá trị hàng hóa vào Australia, Canada và Nhật Bản. May 10 cũng đã gặp gỡ khoảng 50 nhà nhập khẩu của Canada và đang phát triển mẫu mã, sản phẩm phù hợp, tiến tới ký kết hợp đồng. Tuy nhiên Australia, Canada là thị trường có quy mô nhỏ, chỉ khoảng 200 - 300 triệu USD/năm, lại là thị trường mới, cần nhiều thời gian cho DN tiếp cận.

Mặt khác, chi phí đầu vào tăng cao khiến giá thành sản phẩm dệt may của Việt Nam ngày một mất ưu thế cạnh tranh. Trong khi đó, sức mua toàn cầu đang có xu hướng giảm, nhiều nhà nhập khẩu, trong đó có nhà nhập khẩu Nhật Bản chuyển đơn hàng sang sản xuất tại Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar… Với bối cảnh trên, ông Trương Văn Cẩm - Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam - nhận định, trong ngắn hạn, CPTPP sẽ chưa tạo sự tăng trưởng đột biến trong xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.

Tạo liên kết với nhà nhập khẩu

CPTPP đã có hiệu lực, nếu các DN dệt may trong nước không nhanh tận dụng, rất có thể các ưu đãi này sẽ rơi vào DN có vốn đầu tư nước ngoài, chưa kể nguy cơ gian lận xuất xứ đang được các chuyên gia "cảnh báo đỏ". Tuy nhiên, để tận dụng được ưu đãi không dễ bởi quy tắc xuất xứ từ sợi trong CPTPP đang làm khó DN trong nước. Ngay cả với May Sài Gòn 3, tuy đã xuất khẩu sang một số nước trong khối CPTPP, tuy nhiên chỉ một phần rất nhỏ hàng hóa được ưu đãi thuế quan, còn lại phần lớn vẫn phải chịu thuế 10% do nguyên liệu cho sản xuất được nhập khẩu từ ngoài khối CPTPP.

Ông Trương Văn Cẩm - Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam:
Để xuất khẩu lâu dài sang thị trường khối CPTPP, dệt may Việt Nam cần sự hỗ trợ của Chính phủ xây dựng các khu công nghiệp dệt nhuộm chuyên biệt, giải quyết dứt điểm vấn đề thiếu nguyên liệu cho sản xuất.

Giải pháp cho vấn đề này, đồng thời gia tăng xuất khẩu sang thị trường khối CPTPP trong những tháng còn lại của năm, ông Phạm Xuân Hồng cho hay: May Sài Gòn 3 sẽ thảo luận với nhà nhập khẩu những sản phẩm có thể đáp ứng yêu cầu về nguyên phụ liệu sau đó mới ký kết đơn hàng. Về lâu dài, May Sài Gòn 3 kết hợp với DN để tạo ra nguồn nguyên phụ liệu phù hợp về xuất xứ, bảo đảm chất lượng.

Cho rằng giải pháp trên không chỉ phù hợp với May Sài Gòn 3 mà còn phù hợp với các DN dệt may trong nước ở bối cảnh hiện tại, ông Trương Văn Cẩm bày tỏ: Nhà nhập khẩu luôn cho rằng, DN Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu về nguyên phụ liệu; nếu khách hàng không đặt yêu cầu cụ thể, DN trong nước rất khó tự sản xuất. Do vậy, giải pháp liên kết với khách hàng để hình thành chuỗi liên kết, từ đó đáp ứng yêu cầu quy tắc xuất xứ là khả thi. Thực tế, đã có những DN làm theo giải pháp trên và thành công như Dệt lụa Nam Định liên kết với nhà nhập khẩu Nhật Bản sản xuất, xuất khẩu ổn định vải len may áo comple sang thị trường này.

Ông Trương Văn Cẩm cũng khuyến cáo, CPTPP có quy định ngoại lệ gồm 187 mặt hàng được phép nhập khẩu nguyên phụ liệu ngoài khối mà vẫn công nhận xuất xứ, trong đó 8 mặt hàng được phép nhập khẩu trong vòng 5 năm; các mặt hàng còn lại được công nhận vĩnh viễn. Do vậy, DN trong nước nên tận dụng quy định này để sớm gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang CPTPP.

Bùi Việt
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu dệt may

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành thép giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Tại dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Bộ Công Thương đặt mục tiêu có thể sản xuất các linh kiện quan trọng như hộp số, động cơ.
Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tỉnh Lâm Đồng báo cáo về tình hình quản lý, quy hoạch, thành lập, đầu tư cơ sở hạ tầng, hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Hồ sơ dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) cơ bản đã đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).
Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Thời hạn giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước kéo dài trong 3 tháng, được bắt đầu từ ngày 1/9-30/11.

Tin cùng chuyên mục

Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Dù có kim ngạch xuất khẩu lớn, xuất siêu cao nhưng do chủ yếu tham gia ở khâu sản xuất hữu hình nên giá trị gia tăng của ngành công nghiệp điện tử không cao.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

Chiều 22/8/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam (19/8/1969-19/8/2024).
TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

Với những thành tựu nổi bật, Tập đoàn Công nghiệp – Than Khoáng sản Việt Nam đã khẳng định là một trong 3 trụ cột của đất nước trong đảm bảo an ninh năng lượng.
Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Việc tính đúng, tính đủ để có giá bán điện hợp lý là yêu cầu tất yếu, khách quan phục vụ cho sự phát triển bền vững của ngành điện và của nền kinh tế nói chung.
Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Bài toán đặt ra trong thu hút đầu tư vào ngành điện là gì, nhất là những nội dung về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, cơ cấu giá và cách tính giá thành.
Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Chiều 19/8, Đoàn Công tác của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc.
Thông qua đánh giá trữ lượng mỏ than Đồng Rì (Bắc Giang)

Thông qua đánh giá trữ lượng mỏ than Đồng Rì (Bắc Giang)

Ngày 14/8, tại Hà Nội, Bộ TN&MT đã họp Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia đối với các mỏ khoáng sản tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận và Bắc Giang.
5 vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít

5 vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít

Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường cho biết, có 5 vấn đề vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít tại tỉnh Bình Phước, Đắk Nông.
Dự kiến sản lượng cả năm đạt 30 triệu tấn, vì sao ngành thép vẫn lo?

Dự kiến sản lượng cả năm đạt 30 triệu tấn, vì sao ngành thép vẫn lo?

7 tháng năm 2024, sản xuất thép thô và thép thành phẩm tăng nhưng ngành thép vẫn lo trước áp lực của thép nhập khẩu.
Quảng Ngãi: Hoạt động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã khởi sắc tích cực

Quảng Ngãi: Hoạt động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã khởi sắc tích cực

Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy đóng tàu Dung Quất giai đoạn 2019 – 2023 đã có sự tăng trưởng so với giai đoạn 2016 – 2018.
Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á

Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á

Mỗi quốc gia trong khu vực châu Á có những lợi thế cạnh tranh riêng biệt, nhưng Việt Nam có những đặc điểm nổi bật để hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của khu vực.
Bắc Giang: Vốn đầu tư Khu công nghiệp Yên Lư giai đoạn 1 là 1.543 tỷ đồng

Bắc Giang: Vốn đầu tư Khu công nghiệp Yên Lư giai đoạn 1 là 1.543 tỷ đồng

Khu công nghiệp Yên Lư (phần mở rộng) giai đoạn 1 được xây dựng tại xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang với vốn đầu tư hơn 1.543 tỷ đồng.
Nghiên cứu thí điểm việc bán điện dư lên lưới điện không quá 10% tổng công suất

Nghiên cứu thí điểm việc bán điện dư lên lưới điện không quá 10% tổng công suất

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi các Bộ, ngành liên quan về việc xây dựng Nghị định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Nhập khẩu thép tăng, giải pháp nào bảo vệ ngành thép trong nước?

Nhập khẩu thép tăng, giải pháp nào bảo vệ ngành thép trong nước?

Dự báo sản xuất thép năm 2024 có thể đạt 30 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2023. Tuy nhiên,sự phục hồi này không chắc chắn do các DN thép còn gặp nhiều khó khăn.
Bộ Công Thương: Đảm bảo cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong năm 2024

Bộ Công Thương: Đảm bảo cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong năm 2024

Bộ Công Thương cho biết, đến 18/6, tiêu thụ điện khoảng 141,8 tỷ kWh điện tương đương 45,65% so với kế hoạch. Dù vậy, việc cung cấp điện vẫn được đảm bảo.
Lào Cai: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng, sản phẩm chủ lực tiêu thụ thuận lợi

Lào Cai: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng, sản phẩm chủ lực tiêu thụ thuận lợi

Trong 6 tháng đầu năm 2024, tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh Lào Cai dù còn khó khăn nhưng vẫn trên đà tăng trưởng…
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp bán dẫn

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp bán dẫn

Bên cạnh lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, tại phiên chất vấn sáng 6/6, đại biểu Quốc hội cũng quan tâm đến cơ hội của Việt Nam đối với ngành công nghiệp bán dẫn.
HanoiPlas 2024: Hơn 200 doanh nghiệp giới thiệu máy móc, thiết bị công nghiệp nhựa và cao su

HanoiPlas 2024: Hơn 200 doanh nghiệp giới thiệu máy móc, thiết bị công nghiệp nhựa và cao su

Triển lãm Quốc tế lần thứ 12 về máy móc, thiết bị công nghiệp ngành nhựa, cao su (HanoiPlas 2024) quy tụ hơn 200 doanh nghiệp diễn ra từ 5-8/6.
Lâm Đồng: Kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương gỡ khó các thủ tục triển khai thành lập cụm công nghiệp

Lâm Đồng: Kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương gỡ khó các thủ tục triển khai thành lập cụm công nghiệp

Tỉnh Lâm Đồng kiến nghị một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định về quản lý, phát triển, thành lập cụm công nghiệp.
Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Đến thời điểm tháng 4/2024, sản lượng quặng nguyên khai tại Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông) giảm mạnh, chỉ bằng 1/6 so với cùng kỳ năm ngoái.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động