Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Xuất khẩu dệt may sang Bắc Âu: Lưu ý các quy định mới từ nhãn sinh thái

Các quy định về nhãn sinh thái được các thị trường Bắc Âu áp dụng có thể tác động đến xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường này.
Ấn tượng xuất khẩu dệt may Doanh nghiệp dệt may mong được hỗ trợ từ các Thương vụ Việt Nam

Thay đổi từ thị trường

Theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm Iceland, Na Uy, Látvia, Đan Mạch, trung bình, mỗi người dân Bắc Âu mua 13 – 16 kg hàng dệt may mới mỗi năm.

Xuất khẩu dệt may sang Bắc Âu: Lưu ý các quy định mới từ nhãn sinh thái
Sản phẩm dệt may Việt Nam là một trong những sản phẩm, hàng hóa có sự tăng trưởng xuất khẩu tương đối cao vào thị trường Bắc Âu thời gian qua

Đối với sản phẩm dệt may Việt Nam, đây là một trong những sản phẩm, hàng hóa có sự tăng trưởng xuất khẩu tương đối cao vào thị trường Bắc Âu thời gian qua, nhờ được hưởng ưu đãi thuế từ Hiệp định EVFTA. Tại Phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển và Hội Doanh nhân Việt Nam tại Thụy Điển phối hợp tổ chức cuối năm ngoái, bà Linda Grandlose Hansen - Vụ trưởng Vụ Xuất khẩu và Đổi mới, Ủy ban Thương mại Đan Mạch - chỉ ra: Việt Nam có nền sản xuất hiện đại, nhất là trong nhóm hàng linh kiện điện tử, hàng tiêu dùng, may mặc. Thị trường Bắc Âu khá ưa chuộng sản phẩm có độ thông minh cao, thiết kế lịch sự. Đáp ứng được các yêu cầu trên chắc chắn là điểm cộng cho sản phẩm của Việt Nam. Riêng trong nhóm hàng may mặc, nhân lực trẻ của Việt Nam có thẩm mỹ tốt, có khả năng thiết kế là một trong những điểm mạnh.

Trong bối cảnh đó, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển khuyến cáo doanh nghiệp dệt may Việt Nam lưu ý đến các quy định về nhãn sinh thái thiên nga Bắc Âu mà khu vực này đề cập đến.

Theo đó, hiện nay, nhãn sinh thái thiên nga Bắc Âu là nhãn sinh thái chính thức của tất cả các nước Bắc Âu: Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch và Phần Lan. Cơ quan nhãn sinh thái Bắc Âu đang nỗ lực trong việc giảm tác động môi trường từ sản xuất và tiêu dùng, đồng thời giúp người tiêu dùng và người mua dễ dàng lựa chọn hàng hóa và dịch vụ tốt nhất cho môi trường.

Cụ thể, các yêu cầu mới đối với thiết kế sản phẩm tập trung vào chất lượng, tuổi thọ và lệnh cấm bán phá giá quần áo dư thừa. Cơ quan nhãn sinh thái Bắc Âu hiện đưa ra các yêu cầu tham vọng hơn đối với các nhà sản xuất dệt may vì việc thay đổi trong ngành là cấp thiết.

Hiện nay, cả EU và các nước Bắc Âu khác như Na Uy và Iceland đều yêu cầu ngành dệt may cần phát triển theo hướng bền vững và tuần hoàn hơn nữa. Bà Cathrine Pia Lund, Giám đốc điều hành của cơ quan nhãn sinh thái ở Na Uy, cho biết hiện nay điều quan trọng là ngành công nghiệp phải chấp nhận thách thức và sử dụng các công cụ hiện có để làm cho quá trình thay đổi dễ dàng hơn. Cơ quan nhãn sinh thái Bắc Âu hiện đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt về môi trường trong tất cả các công đoạn liên quan của vòng đời sản phẩm.

Trong phiên bản 5.0, các sản phẩm phải tuân thủ nhiều yêu cầu hơn về thiết kế và hóa chất, với chất lượng và tuổi thọ cao hơn. Nhãn sinh thái Bắc Âu dựa trên các tiêu chí của Chiến lược dệt may của EU.

Đâu là yêu cầu mới quan trọng nhất?

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển chỉ rõ, một trong những yêu cầu mới nhất là thiết kế để tái chế. Theo đó, để đảm bảo rằng hàng dệt may được thiết kế để tái chế, nhãn sinh thái Bắc Âu đưa ra các yêu cầu nghiêm ngặt đối với các hóa chất không mong muốn và cấm sử dụng các bộ phận bằng nhựa và kim loại chỉ có mục đích trang trí. Ngoài ra, có thể sử dụng vải tái chế mà đáp ứng được một số yêu cầu cho việc thiết kế lại.

Bên cạnh đó, để tránh sản xuất thừa, nhãn sinh thái Bắc Âu cấm đốt hoặc chôn lấp quần áo không bán được. Ngoài ra, các nhà sản xuất phải báo cáo Cơ quan nhãn sinh thái Bắc Âu việc xử lý sản phẩm dư thừa.

Các quốc gia Bắc Âu cũng yêu cầu khắt khe hơn đối với sợi tự nhiên và sợi tổng hợp Sợi dệt phải là sợi hữu cơ, tái chế hoặc có nguồn gốc sinh học. Bông được sử dụng trong quần áo dán nhãn sinh thái Bắc Âu không làm được từ sản phẩm biến đổi gien (GMO) và phải là 100% hữu cơ hoặc tái chế. Len phải được chứng nhận hữu cơ hoặc tái chế.

Đối với quần áo bảo hộ lao động, các yêu cầu riêng được áp dụng là sợi tổng hợp phải được tái chế hoặc làm từ nguyên liệu thô tái tạo. Sợi cellulose phải được chứng nhận FSC (Hội đồng quản lý rừng) hoặc PEFC (Chứng nhận tiêu chuẩn rừng).

Các nước cũng yêu cầu cao hơn về độ bền và chất lượng sản phẩm. Vải dệt phải được thử nghiệm để đảm bảo các tiêu chí mới về độ bền như độ mài mòn, độ phai màu, độ giãn đứt, độ bền đường may, cũng như độ bền màu khi tiếp xúc với mồ hôi và nước bọt. Các bài kiểm tra này dựa trên tiêu chuẩn ISO.

Ngoài ra, các yêu cầu khắt khe hơn về độ đàn hồi, độ co được đưa ra, cùng với độ bền màu khi tiếp xúc với ánh sáng được mở rộng cho một số nhóm sản phẩm (ví dụ: đồ bơi, quần áo ngoài trời) và độ vón kết (bao gồm cả lông cừu).

Đáng lưu ý, trong số các hóa chất sẽ bị cấm trong phiên bản mới có chất CMR (chất gây ung thư, đột biến, hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản) và hóa chất có chứa silicon. Ngoài ra, các yêu cầu cụ thể được đặt ra đối với VOCs (các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi) trong phôi tryp, PFA, chất diệt khuẩn và chất kháng khuẩn, thuốc nhuộm phức hợp kim loại và bột màu.

Nhãn sinh thái cũng yêu cầu thực hiện các Kỹ thuật tốt nhất hiện có (BAT). Cụ thể, cần phải chứng minh rằng năng lượng được sử dụng, ví dụ, giặt, sấy, tẩy trắng và bảo dưỡng liên quan đến nhuộm, in và hoàn thiện hàng dệt, được đo và so sánh với mức BAT hoặc các số liệu riêng, trước khi thực hiện các kỹ thuật cải thiện hiệu quả. Điều này có nghĩa là lượng nước tiêu thụ liên quan đến các quy trình ướt, ví dụ như nhuộm, in và hoàn thiện hàng dệt, phải được đo lường.

Ngoài ra, phải có tài liệu chứng minh rằng các cơ sở sản xuất đã thực hiện tối thiểu các kỹ thuật hoặc sáng kiến sử dụng nước và năng lượng hiệu quả BAT hoặc tự sản xuất năng lượng mặt trời.

Riêng yêu cầu đối với vi nhựa, các nhà sản xuất phải đo lường bao nhiêu vi nhựa được phát tán ra khi giặt hàng dệt tổng hợp. Điều này phải được đo lường bằng một phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn hóa và Cơ quan nhãn sinh thái Bắc Âu khuyến khích kết quả được báo cáo cho Tổ chức Microfibre với mục tiêu thiết lập giá trị giới hạn theo thời gian.

Môi trường làm việc phải tuân thủ các quy ước của ILO Các cơ sở sản xuất hàng dệt may dán nhãn sinh thái Bắc Âu phải tuân thủ các công ước của ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế của Liên hợp quốc), trong đó, cấm lao động cưỡng bức, lao động trẻ em và phân biệt đối xử, đồng thời đặt ra các yêu cầu về tiền lương và giờ làm việc hợp lý. Cơ quan nhãn sinh thái Bắc Âu cũng đi kiểm tra tất cả các cơ sản sản xuất, bất kể chúng ở đâu trên thế giới.

“Ngày càng có nhiều người muốn đưa ra những lựa chọn ít ảnh hưởng đến môi trường hơn, và lựa chọn tốt nhất tất nhiên là giảm mức tiêu thụ. Nhưng một khi bạn định mua hàng, điều quan trọng là phải có lựa chọn tốt. Hiện, chúng tôi đang tăng cường các yêu cầu về thiết kế và quy trình sản xuất sản phẩm để tăng chất lượng và tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế tuần hoàn trong ngành dệt may” - bà Anne-Grethe Henriksen, giám đốc tiếp thị và truyền thông của Cơ quan nhãn sinh thái Bắc Âu ở Na Uy, cho biết.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu dệt may

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Thuỵ Điển trong lĩnh vực thương mại, đầu tư

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Thuỵ Điển trong lĩnh vực thương mại, đầu tư

Việc Tập đoàn FPT khai trương văn phòng đại diện đầu tiên tại Thuỵ Điển và 5 MOU được ký kết đã mở ra triển vọng thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Thuỵ Điển.
Tăng cường kết nối với các Hiệp hội ngành hàng vùng Nam Hoa Kỳ để thúc đẩy xuất nhập khẩu - đầu tư

Tăng cường kết nối với các Hiệp hội ngành hàng vùng Nam Hoa Kỳ để thúc đẩy xuất nhập khẩu - đầu tư

Từ tháng 8/2024 đến nay, Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Houston đã tiến hành gặp các Phòng Thương mại, Hiệp hội ngành hàng vùng Nam Hoa Kỳ.
Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tổ chức webinar về Triển lãm Thương mại Quốc tế UPITS 2024

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tổ chức webinar về Triển lãm Thương mại Quốc tế UPITS 2024

Ngày 11/9, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã tổ chức buổi webinar trực tuyến với chủ đề "Tìm hiểu về Triển lãm Thương mại Quốc tế UP (UPITS) 2024".
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, tăng trưởng kinh tế và hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, tăng trưởng kinh tế và hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển

Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển và Thương vụ Thuỵ Điển tại Việt Nam (Business Sweden) vừa ký kết bản ghi nhớ hợp tác (MOU).
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển: Gia tăng hợp tác vì một tương lai bền vững

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển: Gia tăng hợp tác vì một tương lai bền vững

Ngày 6/9 (giờ Thuỵ Điển), đã diễn ra Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển với chủ đề Hợp tác vì một tương lai phát triển bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu đón thêm tin vui sau chuỗi sự kiện kết nối cung ứng hàng hóa quốc tế

Xuất khẩu đón thêm tin vui sau chuỗi sự kiện kết nối cung ứng hàng hóa quốc tế

Từ chuỗi sự kiện kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế, lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu lô nước trái cây, trong đó có nước xoài sang 'đế chế' xoài Pakistan.
Hệ thống Thương vụ nêu giải pháp để phát triển Trung tâm nguyên phụ liệu ngành thời trang

Hệ thống Thương vụ nêu giải pháp để phát triển Trung tâm nguyên phụ liệu ngành thời trang

Hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài sẵn sàng phối hợp quảng bá Trung tâm nguyên phụ liệu ngành thời trang đến các đối tác, góp phần tăng hiệu quả hoạt động
Thủy sản Việt Nam rộng cửa vào thị trường Singapore

Thủy sản Việt Nam rộng cửa vào thị trường Singapore

Singapore là thị trường trung chuyển, là trung tâm thương mại của khu vực và thế giới, do đó, đây là thị trường tiềm năng cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam.
Thành phố Hải Phòng và Cảng Gothenburg (Thụy Điển) tăng cường hợp tác trong lĩnh vực logistics

Thành phố Hải Phòng và Cảng Gothenburg (Thụy Điển) tăng cường hợp tác trong lĩnh vực logistics

Đoàn công tác của UBND thành phố Hải Phòng đã có buổi làm việc với Cảng Gothenburg - cảng biển lớn nhất khu vực Bắc Âu nhằm tăng cường hợp tác logistics. l
Tăng cường hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Algeria, Tunisia

Tăng cường hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Algeria, Tunisia

Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Tunisia đã chủ trì tổ chức hội thảo, kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Algeria, Tunisia.
Doanh nghiệp Hà Nội và Bắc Âu hợp tác thiết kế, quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Doanh nghiệp Hà Nội và Bắc Âu hợp tác thiết kế, quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Hội thảo kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp của Hà Nội với các doanh nghiệp Thuỵ Điển, Bắc Âu và châu Âu vừa được tổ chức tại Thuỵ Điển.
Mời tham dự webinar

Mời tham dự webinar 'Tìm hiểu về Triển lãm thương mại quốc tế UPITS 2024' của Bang Uttar Pradesh, Ấn Độ

Triển lãm Thương mại Quốc tế Uttar Pradesh 2024 lần thứ 2, diễn ra từ ngày 25-29/9/2024 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm India Expo Centre & Mart, Noida, Ấn Độ.
Hội chợ Triển lãm IPHEX 2024: Cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong lĩnh vực dược phẩm

Hội chợ Triển lãm IPHEX 2024: Cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong lĩnh vực dược phẩm

Ngày 28/8/2024, tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ, đã diễn ra Hội chợ Triển lãm quốc tế về Dược phẩm và Y tế (IPHEX 2024). Hội chợ diễn ra đến ngày 30/8/2024.
Hội chợ thủ công mỹ nghệ Formex Thụy Điển 2024: Mở rộng thị trường cho sản phẩm của Hà Nội

Hội chợ thủ công mỹ nghệ Formex Thụy Điển 2024: Mở rộng thị trường cho sản phẩm của Hà Nội

Ngày 28/8, Khu gian hàng Hà Nội tham gia Hội chợ thủ công mỹ nghệ Formex Thụy Điển đã được khai trương, thúc đẩy đưa hàng hoá Hà Nội vào thị trường Thuỵ Điển.
Hợp tác thương mại Việt Nam - Ấn Độ: Những điểm sáng trong 7 tháng đầu năm 2024

Hợp tác thương mại Việt Nam - Ấn Độ: Những điểm sáng trong 7 tháng đầu năm 2024

Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt gần 8,67 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Chính sách mới của Singapore trong quản lý cây trồng biến đổi gen làm thực phẩm

Chính sách mới của Singapore trong quản lý cây trồng biến đổi gen làm thực phẩm

Singapore là quốc gia có hệ thống văn bản quản lý và tiêu chuẩn cao, khắt khe đối với các hàng nhập khẩu, doanh nghiệp Việt Nam cần theo dõi, kịp thời nắm bắt.
Mời tham gia sự kiện

Mời tham gia sự kiện 'Triển lãm Thương mại Quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024'

"Triển lãm Thương mại quốc tế Uttar Pradesh 2024” lần thứ 2, diễn ra từ ngày 25-29/9 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm India Expo Centre & Mart, Noida, Ấn Độ.
Mời doanh nghiệp tham gia Hội chợ Halal Expo tại Ả rập Xê út

Mời doanh nghiệp tham gia Hội chợ Halal Expo tại Ả rập Xê út

Hội chợ Halal Expo là cơ hội để doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm Halal của Việt Nam tiếp cận khách hàng, quảng bá sản phẩm tại Ả rập Xê út.
Xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang Singapore tăng 27,03%

Xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang Singapore tăng 27,03%

7 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Singapore đạt hơn 18,32 tỷ SGD, trong đó xuất khẩu tăng mạnh ở mức 27,03%.
Thời điểm thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu, đầu tư sang Liên bang Nga

Thời điểm thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu, đầu tư sang Liên bang Nga

Doanh nghiệp Việt Nam đang có nhiều cơ hội thúc đẩy xuất khẩu, đầu tư vào Liên bang Nga trong các lĩnh vực như chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống, thủy sản.
Nigeria giảm thuế nhập khẩu xuống 0%, cơ hội nào cho hàng hóa Việt Nam?

Nigeria giảm thuế nhập khẩu xuống 0%, cơ hội nào cho hàng hóa Việt Nam?

Từ 15/7-31/12/2024, Nigeria sẽ tạm thời giảm thuế nhập khẩu xuống mức thuế 0% và miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) cho một số mặt hàng lương thực nhập khẩu.
Thương vụ Việt Nam tại Pakistan cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới trong buôn bán quốc tế

Thương vụ Việt Nam tại Pakistan cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới trong buôn bán quốc tế

Theo Thương vụ Việt Nam tại Pakistan, Công ty A (Việt Nam) có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu chế biến thủy sản xuất khẩu.
Vietnam International Sourcing: Tăng cường kết nối doanh nghiệp

Vietnam International Sourcing: Tăng cường kết nối doanh nghiệp

Tăng cường kết nối thu hút doanh nghiệp sẽ giúp hội chợ, triển lãm nguồn hàng quốc tế (Vietnam International Sourcing) có hiệu quả xúc tiến thương mại cao hơn.
Một số lưu ý về phụ gia thực phẩm tại Singapore

Một số lưu ý về phụ gia thực phẩm tại Singapore

Cơ quan Quản lý thực phẩm Singapore (SFA) đã có thông cáo về việc phát hiện ra chất cấm Sibutramine có trong thành phần của 3 sản phẩm cà phê.
Hiệp định EVFTA - khơi thông dòng chảy cho hàng Việt Nam vào thị trường Pháp

Hiệp định EVFTA - khơi thông dòng chảy cho hàng Việt Nam vào thị trường Pháp

Hiệp định EVFTA đã và đang giúp hàng hóa Việt Nam củng cố vị thế tại thị trường châu Âu, đồng thời mở rộng cánh cửa cho hàng Việt Nam vào thị trường Pháp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động