Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị Truyền thông về xuất khẩu lao động (XKLĐ) do Tạp chí Lao động và Xã hội phối hợp với Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) tổ chức, diễn ra tại Quảng Ninh vào sáng ngày 4/10.
Giải quyết việc làm cho khoảng 10% tổng số lao động
Trong những năm qua, công tác XKLĐ đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năm 2017, XKLĐ đạt được con số kỷ lục với trên 134 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt 28,3% so với kế hoạch năm.
Năm 2018 tiếp tục là một năm thành công trong lĩnh vực XKLĐ với tổng số lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài đạt hơn 142 nghìn người, vượt 30% so với kế hoạch, là năm thứ năm liên tiếp có số lượng vượt mức 100.000 lao động.
Riêng 6 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã được tổng số gần 67 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 55,82% kế hoạch năm 2019. Tính chung từ năm 2006 đến nay, Việt Nam đã đưa được hơn 1 triệu lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát biểu |
Cùng với số lượng, chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng không ngừng được nâng cao; ngành nghề đưa đi được mở rộng, trong đó có nhiều ngành nghề mới như: Điều dưỡng, hộ lý, lao động trong một số lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lao động có tay nghề, kỹ thuật cao.
Các thị trường chính của Việt Nam tiếp tục được củng cố và tăng cường, đặc biệt là thị trường khu vực Đông Bắc Á, Trung Đông, Malaysia và gần đây là một số thị trường Châu Âu cũng có những tín hiệu tích cực về việc tiếp nhận lao động Việt Nam.
Bên cạnh đó, hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ cũng từng bước đi vào nền nếp, nhiều doanh nghiệp đã và đang chủ động tìm kiếm, phát triển thị trường, đầu tư bài bản cho công tác tạo nguồn lao động và đào tạo nâng cao tay nghề, ngoại ngữ cho lao động trước khi xuất cảnh.
Hiện nay cả nước đã có 362 doanh nghiệp có giấy phép dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với khoảng 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở trên 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề.
Phát biểu tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẳng định, hoạt động XKLĐ đã và đang đóng góp quan trọng vào công tác giải quyết việc làm hàng năm, bình quân khoảng 10% tổng số lao động được giải quyết việc làm của cả nước. Với mức thu nhập tốt, nhiều lao động sau khi đi XKLĐ về nước đã có cuộc sống tốt hơn.
Hiệu quả của chương trình XKLĐ không chỉ được đo, đếm bằng hàng tỷ USD mà người lao động từ hàng chục thị trường ngoài nước gửi về hàng năm, mà còn góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương có đông người đi XKLĐ, làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng quê với hệ thống hạ tầng khang trang, cùng với đó là tạo ra một đội ngũ nhân lực chất lượng cao được tôi luyện dài ngày trong môi trường làm việc tiên tiến, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Xu hướng xuất khẩu lao động chất lượng cao
Ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, ước tính có khoảng 580 nghìn lao động Việt Nam đang làm việc ở khoảng 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, với khoảng 30 ngành nghề khác nhau từ lao động giản đơn đến lao động kỹ thuật cao và chuyên gia. Tuy nhiên, đa số lao động này được đưa đi qua các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ còn đi làm việc theo các hình thức khác rất ít.
Bên cạnh đó, trình độ tay nghề, kỹ năng của lao động Việt Nam còn yếu. Nếu trước đây, người lao động phần lớn là lao động là chưa có việc làm, lao động phổ thông, giản đơn muốn đi làm việc ở nước ngoài để kiếm được một công việc có thu nhập khá hơn trong nước, nhưng nhu cầu và xu hướng thời gian tới, muốn tiếp nhận lao động có trình độ kỹ năng, tay nghề cao để đi làm việc nước ngoài. Qua đó, người lao động sẽ có vị trí làm việc, thu nhập khá và ý thức tổ chức kỷ luật tốt hơn, vị thế được đảm bảo hơn.
Trước hình hình này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có chủ trương là đẩy mạnh các hoạt động nhằm gắn kết các doanh nghiệp XKLĐ với các trung tâm dịch vụ việc làm nhà nước tại các cơ quan lao động địa phương cũng như các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong vấn đề chuẩn bị tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài có chất lượng, trình độ, kỹ năng cao, đáp ứng nhu cầu lao động bên nước ngoài.
Ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước (ngoài cùng bên trái) phát biểu tại hội nghị |
“Nếu chúng ta chỉ đưa lao động phổ thông đi làm việc ở nước ngoài thì thu nhập, vị thế của người lao động sẽ không cao. Do đó, chúng ta phải có những chính sách, bên cạnh hỗ trợ người lao động cũng phải hỗ trợ doanh nghiệp XKLĐ trong công việc chuẩn bị, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động đi làm việc tại nước ngoài trong thời gian tới” - ông Nguyễn Gia Liêm nhấn mạnh khi chia sẻ với phóng viên Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca.
Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Cảnh Toàn, Trường Đại học Thăng Long cho rằng, mặc dù số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài liên tục gia tăng nhanh, nhưng chất lượng hiện tại vẫn còn còn thấp so với mặt bằng chung các nước trong khu vực. Lao động có trình độ chuyên môn cao vẫn chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn, số lượng kỹ sư và kiến trúc sư đạt tiêu chuẩn ASEAN cũng thấp hơn so với nước bạn như Indonesia và Myanmar.
Bên cạnh đó, tiếng Anh là một điểm yếu của lao động di cư Việt Nam. Các ứng viên Việt Nam có điểm trung bình IELTS là 5,78 điểm, thuộc nhóm trung bình thấp, đứng sau Malaysia (6,64 điểm); Philippines (6,53 điểm) và xấp xỉ Indonesia (5,79 điểm)…
Một số chuyên gia, doanh nghiệp tại hội nghị còn nhận định, có tình trạng một bộ phận người lao động còn thiếu thông tin, khả năng tự liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp XKLĐ còn khó khăn; đặc biệt, có tình trạng doanh nghiệp cần tuyển người thì không có, trong khi đó người cần đi xuất khẩu lao động thì không biết ở đâu có nhu cầu để mà đến tuyển nên đã xảy ra các trường người lao động bị kẻ xấu lừa đảo do thiếu thông tin, gây tâm lý hoang mang cho người lao động và xã hội. Do đó, để khắc phục những hạn chế này, công tác truyền thông về XLLĐ, nhất là trên các phương tiện truyền thông đại chúng cần được thực hiện thường xuyên, liên tục với tần suất và chất lượng cao hơn.