Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 06/11/2024 12:58

Xuất khẩu nông thủy sản “tăng tốc” ngay từ đầu năm

Hàng loạt các đơn hàng xuất khẩu nông, thủy sản đã được doanh nghiệp xuất đi ngay trong những ngày đầu tháng 1 - một khởi đầu thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu trong cả năm 2021.

Liên tục chốt đơn hàng xuất khẩu

Mới đây, tại TP. Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), UBND TP. Cần Thơ công bố xuất khẩu lô gạo đầu tiên của năm 2021. Theo đó, lô hàng có tổng khối lượng 1.600 tấn gồm hai loại gạo thơm Jasmine 85 và gạo thơm Hương Lài được xuất đi hai thị trường Singapore và Malaysia. Lô hàng do Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An thực hiện. Bên cạnh lô hàng nói trên, Công ty Trung An còn có một đơn hàng hơn 2.000 tấn chuẩn bị được xuất sang Đức, hưởng ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

Ngoài lô gạo xuất khẩu nói trên của Trung An, chỉ trong vòng 1 tuần, các doanh nghiệp Việt đã xuất khẩu hơn 100.000 tấn gạo đi nhiều thị trường.

Ông Nguyễn Trung Kiên - Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhận định, xuất khẩu lúa gạo sẽ tiếp tục thuận lợi trong năm 2021 do những năm qua, các doanh nghiệp trong nước đã tổ chức sản xuất theo sát nhu cầu thị trường, đặc biệt với những thị trường xuất khẩu lớn, nhập nhiều gạo Việt Nam.

Không chỉ mặt hàng gạo, mà trước đó ngay từ những ngày đầu tháng 1/2021, hàng loạt các mặt hàng thủy sản như tôm, mực, cá ngừ, bạch tuộc hay trái cây như thanh long, dưa lê… cũng đã được các công ty xuất khẩu sang các thị trường như EU, Mỹ, Nhật Bản, Canada, Australia và Trung Quốc.

TS Nguyễn Đăng Nghĩa - Chuyên gia nông nghiệp đánh giá, việc hàng loạt các lô hàng nông sản xuất khẩu trong tháng 1.2021 cho thấy quyết tâm tăng tốc ngay từ đầu năm nhằm hướng đến mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đặt ra cho ngành nông nghiệp. “Với những tín hiệu tích cực này, tôi tin năm 2021, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sẽ hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD”, TS. Nguyễn Đăng Nghĩa nhấn mạnh.

Cơ hội mở rộng thị trường từ các FTA

TS Nguyễn Đăng Nghĩa cho biết, trong năm 2021, ngành Nông nghiệp vẫn là “bệ đỡ” tốt cho nền kinh tế, vừa đảm bảo được an ninh lương thực, đồng thời vẫn cung cấp nguyên liệu cho nhóm hàng xuất khẩu chủ lực. Giai đoạn 2021 - 2025, xuất khẩu nông sản vẫn tập trung vào những mặt hàng có thế mạnh như thủy sản, gạo, hạt điều, cà phê, rau quả. Trong đó, triển vọng nhất là mặt hàng gạo và rau quả. Hiện các thị trường như Trung Quốc, Philippines, Nhật Bản… đang đẩy mạnh đặt hàng tại Việt Nam. Cùng với đó, khi chúng ta đón nhận những lợi thế từ các hiệp định thương mại thì chúng ta sẽ có nhiều thuận lợi hơn nữa.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đình Tùng - Chủ tịch HĐQT Vina T&T -cho biết, không chỉ đem lại lợi thế về thuế quan, các hiệp định thương mại tự do còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu thêm cho nhiều mặt hàng nông sản, rau quả hơn trước đây.

Điển hình như trong Hiệp định RCEP, hiện thị trường Trung Quốc chỉ cho phép 10 mặt hàng rau quả tươi xuất khẩu chính ngạch thì sắp tới có thể sẽ được mở rộng thêm các mặt hàng tươi khác như sầu riêng, chanh dây, bưởi, bơ, vú sữa, mận roi…

Các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc dù đã đàm phán xuất khẩu lâu năm nhưng mới có 2,3 loại nông sản tươi được xuất khẩu. Với RCEP, việc đàm phán cho các loại nông sản, trái cây mới có thể nhanh hơn và thuận lợi hơn. Đây là điểm cốt lõi và mong chờ của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu.

Hay với hiệp định EVFTA, mặc dù đã đi vào thực thi từ tháng 8/2020, các doanh nghiệp Việt Nam bước đầu đã tận dụng ưu đãi để xuất khẩu vào thị trường này song kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang EU vẫn chưa có nhiều bước tiến rõ rệt. Do đó, thời gian tới, các doanh nghiệp sẽ phải nâng cao chất lượng sản phẩm để tận dụng tốt hơn các ưu đãi từ hiệp định thương mại này.

Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa, trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần tăng cường phát triển sản phẩm nông sản hữu cơ, nông sản sạch vừa mang giá trị kinh tế cao, vừa đảm bảo yếu tố thân thiện với môi trường. Đồng thời đẩy mạnh chế biến để tạo giá trị gia tăng; xây dựng tốt các vùng liên kết sản xuất, đảm bảo các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, nhãn mác, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như xây dựng thương hiệu… nhằm mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu.

Hà Duyên

Tin cùng chuyên mục

Đoàn doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7

Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á

Hải Phòng: Hơn 300 người tham gia lớp tập huấn quy định pháp luật về thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Hải Dương: 4 doanh nghiệp liên tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hà Nội nhân rộng mô hình 'Chợ thông minh 4.0 - không dùng tiền mặt'