Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 15/11/2024 13:07

Xuất khẩu sang châu Phi tăng bất chấp bất ổn

Mặc dù tình hình bất ổn tại Bắc Phi và Bờ Biển Ngà nhưng kim ngạch xuất khẩu quý I của Việt Nam sang thị trường châu Phi vẫn đạt 408 triệu USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái.

Gạo là 1 trong những mặt hàng chính xuất khẩu sang Châu Phi

 - Mức tăng này đã vượt xa chỉ tiêu xuất khẩu đề ra là 20%. Trong đó, nhiều thị trường có mức tăng “phi mã”. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 3 tháng đầu năm, các thị trường châu Phi có kim ngạch xuất khẩu tăng nổi bật gồm Liberia: 30,2 triệu USD, tăng 2745%; CH Ghinê: 22,4 triệu USD, tăng 676%;  Senegal: 60 triệu USD, tăng 329%; Kenya: 13,7 triệu USD, tăng 100%; Ghana: 18 triệu USD, tăng 38%; Angiêri:23 triệu USD, tăng  21%; Nam Phi: 73,7 triệu USD, tăng 4%…

Ngay Bờ Biển Ngà, do khủng hoảng chính trị nên trong tháng 2 và tháng 3, Việt Nam gần như ngừng giao dịch hoàn toàn với thị trường này  nhưng trong quý I, các doanh nghiệp của Việt Nam đã xuất khẩu được 14,2 triệu USD, tăng 273%.

Điều đó cho thấy, tiềm năng thị trường châu Phi rất lớn. Các biện pháp đẩy mạnh các hoạt động  xúc tiến thương mại như gặp gỡ doanh nghiệp, khảo sát thị trường, tổ chức hội thảo, hội nghị, tham dự hội chợ triển lãm quốc tế, thông tin về cơ hội kinh doanh... làm gia tăng mạnh xuất khẩu vào châu Phi.

Mặc dù vậy, một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu vào khu vực này giảm nhẹ như:  Angola: 6 triệu USD, giảm 63%; Ai Cập: 31 triệu USD, giảm 9%; Nigeria:11 triệu USD, giảm 8%); Marốc: 7,3 triệu USD, giảm 16;  Libi: 1,4 triệu USD, giảm 33%.

Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ châu Phi đạt 176 triệu USD, tăng 47%. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn tiếp tục xuất siêu lớn sang châu Phi.

Các mặt hàng xuất khẩu chính sang châu Phi gồm gạo, giày dép, hàng dệt may, cà phê, sản phẩm hóa chất, máy tính và linh kiện, hạt tiêu, sản phẩm từ sắt thép… Các mặt hàng nhập khẩu chính vẫn là gỗ, hạt điều, bông, sắt thép phế liệu…

Thời gian tới, tình hình chính trị tại Bờ Biển Ngà, Tuynidi, Ai Cập ổn định hơn sau khi Chính phủ mới lên nắm quyền và sẽ là điều kiện để trao đổi thương mại giữa Việt Nam với những nước này phục hồi và tăng trưởng. Bên cạnh đó, thương mại với Libi và Burkina Faso tiếp tục diễn biến phức tạp do tình hình chính trị chưa được cải thiện.

Tuy nhiên, dự báo xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi sẽ tăng trưởng 35- 40% trong quý II.

Hoàng Đức Nhuận

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

'Rộng cửa' xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile

Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam