Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 18/11/2024 18:52

Xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc: Đẩy nhanh tiến độ mở cửa thị trường

Trung Quốc mới chỉ cho phép 9 loại trái cây của Việt Nam được nhập khẩu, trong khi Thái Lan đã được Trung Quốc cho phép nhập khẩu 22 loại trái cây, điều này vô hình trung đã làm chúng ta mất “sân chơi” hơn so nước có nguồn cung tương tự như Thái Lan. Đẩy nhanh tiến độ mở cửa thị trường cho nông sản Việt sang Trung Quốc đang được các Bộ, ngành đẩy mạnh thực hiện.

Thị trường xuất khẩu quan trọng

Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2021 với 64,7% thị phần. Xuất khẩu rau quả sang thị trường này trong 3 tháng đầu năm 2021 đạt 610,8 triệu USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2020. Hiện, đã có nhiều sản phẩm và thương hiệu có chỗ đứng vững chắc tại Trung Quốc, được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng như thanh long Hoàng Hậu, hoa quả sấy Đức Thành,…

Thu hoạch vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang). Ảnh: Minh họa

Tuy nhiên, xuất khẩu nông, thủy sản sang Trung Quốc nói chung và trái cây nói riêng đang gặp phải một số khó khăn bởi phải đáp ứng các yêu cầu chặt chẽ, ngặt nghèo hơn so với trước đây, cả về chất lượng, truy xuất nguồn gốc cũng như về quy cách đóng gói. Riêng đối với trái cây, tính đến năm 2020, Việt Nam chỉ có 9 loại trái cây được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, gồm thanh long, dưa hấu, nhãn, vải, chuối, xoài, mít, chôm chôm và măng cụt. Vì chưa được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc nên nhiều loại trái cây của Việt Nam vẫn chưa vào được thị trường tỉ dân này.

Theo TS. Đào Việt Anh - Tham tán thương mại Việt Nam tại Trung Quốc, Trung Quốc mới chỉ cho phép 9 loại trái cây của Việt Nam được nhập khẩu, trong khi Thái Lan đã được Trung Quốc cho phép nhập khẩu 22 loại trái cây, điều này vô hình trung đã làm ta mất “sân chơi” hơn so nước có nguồn cung tương tự như Thái Lan.

Mặt khác, một số chủng loại sản phẩm nông, thủy sản của Việt Nam đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng, giá cả, thương hiệu, hình thức phân phối từ các nước khác có nguồn cung tương tự đang tiêu thụ tại Trung Quốc và với các sản phẩm nông sản cùng loại do chính Trung Quốc cũng đang mở rộng diện tích trồng trọt để chủ động đa dạng nguồn cung cho thị trường nội địa.

Trong khi đó, công tác xây dựng, đăng ký thương hiệu tại Trung Quốc cho các sản phẩm nông, thủy sản của ta còn chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức. Hình thức phân phối các sản phẩm nông, thủy sản của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc vẫn chủ yếu thông qua kênh thương mại truyền thống, chưa tận dụng và phát huy được kênh thương mại điện tử để có thể thâm nhập sâu hơn, có độ “phủ sóng” cao hơn trong thị trường tiêu dùng nội địa của Trung Quốc.

Đẩy nhanh tiến độ mở cửa thị trường

Hiện nay, với quy mô dân số gần 1,5 tỷ người, chiếm 18,7% tổng dân số toàn thế giới, nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm nông, thủy sản của thị trường Trung Quốc phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa cũng như sản xuất chế biến hàng xuất khẩu là rất lớn và đa dạng, phong phú.

Để tận dụng những cơ hội, lợi thế ưu đãi thuế quan, mở cửa thị trường khi Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc với mức thuế quan giảm về 0% đối với 8.000 dòng sản phẩm, cùng với những lợi thế về địa lý, đa dạng sản phẩm thì công tác quản lý sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng, truy xuất nguồn gốc,… TS. Đào Việt Anh cho rằng, đây là vấn đề cần phải được các cấp, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội,… đặc biệt coi trọng, quan tâm thực hiện.

Mặt khác, cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, kết nối giao thương cho doanh nghiệp hai nước thông qua các hội nghị, hội thảo và hoạt động kết nối kinh doanh doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua nền tảng kỹ thuật số nhằm góp phần thúc đẩy thương mại nông, thủy sản song phương trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát triệt để…

Bên cạnh đó, để có thể tận dụng tốt cơ hội từ thị trường tỷ dân này, nhiều ý kiến cho rằng, nông sản Việt cần thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch.

Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Trần Quốc Khánh làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Lào Cai về tình hình thương mại biên giới, xuất khẩu nông thủy sản, thực phẩm Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (ngày 19/3/2021)

Nhằm triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nhằm nhằm nâng cao năng lực thông quan, tạo thuận lợi cho hoạt đông xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới, thúc đẩy giao thương, xuất khẩu hàng hóa, nhất là các mặt hàng nông, thủy sản chủ lực, trái cây tươi của Việt Nam trong thời gian tới, trung tuần tháng 3/2021, Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Trần Quốc Khánh làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Lào Cai về tình hình thương mại biên giới, xuất khẩu nông thủy sản, thực phẩm Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

Tại buổi làm việc này, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ cùng các Bộ, ngành, địa phương biên giới phía Bắc trao đổi, vận động phía Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ hoàn tất các thủ tục pháp lý, kỹ thuật để mở cửa thị trường sớm cho các mặt hàng nông, thủy sản mà Việt Nam có thế mạnh như sầu riêng, bưởi, chanh leo, na, roi, bơ, dừa, tổ yến, khoai lang tím, thủy hải sản tươi sống, sản phẩm sữa các loại, .v.v... để đáp ứng hơn nữa nhu cầu tiêu thụ của người dân Trung Quốc, góp phần tăng trưởng thương mại song phương.

Trao đổi, vận động phía Trung Quốc sớm xem xét bổ sung thêm các cửa khẩu được phép nhập khẩu trái cây tươi trên tuyến biên giới đất liền, đặc biệt qua các tuyến vận tải đường sắt - là phương thức vận chuyển mà hai nước đang thống nhất thúc đẩy phát triển trong thời gian tới; đồng thời tăng cường các chuyến tàu hàng chuyên dụng nhập khẩu nông sản của Việt Nam nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của mỗi bên.

Phối hợp chặt chẽ, tích cực với phía Trung Quốc tuyên truyền, phổ biến và định hướng các doanh nghiệp hai nước tận dụng ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc và sử dụng hình thức thương mại điện tử (một hình thức thương mại mới đang phát triển hiệu quả) để thúc đẩy xuất khẩu; đồng thời thay đổi tập quán kinh doanh theo hướng chủ động ký kết hợp đồng kinh tế, thực hiện đúng các yêu cầu hiện hành của hai nước về nhập khẩu nhằm hạn chế rủi ro trong thương mại.

Nếu không xảy ra dịch Covid-19 thì việc đàm phán xuất khẩu chính ngạch trái sầu riêng vào thị trường Trung Quốc đã kết thúc từ năm 2020. Trước đó, cơ quan chức năng hai bên đã đi đến những bước cuối cùng trong tiến trình đàm phán cũng như chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để có thể ký được Nghị định thư về xuất khẩu chính ngạch loại nông sản này.
Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

'Rộng cửa' xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile

Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay