Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 00:36

Xung đột Nga-Ukraine: Tác động toàn cầu và những thách thức chưa từng có

Xung đột Nga-Ukraine đang là một trong những vấn đề nóng nhất trên thế giới, với những hệ lụy nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và xã hội.

Trang iari.site vừa công bố bài phân tích của Chủ tịch Viện phân tích quan hệ quốc tế (IARI) về tương lai và các kịch bản của cuộc xung đột Nga-Ukraine. Theo đó, năm 2024, cuộc chiến Nga-Ukraine bước vào giai đoạn căng thẳng mới. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phương Tây, Ukraine đã phát triển năng lực quân sự, tạo ra bước ngoặt chiến lược với các cuộc tấn công lớn cả trong và ngoài lãnh thổ, gây ảnh hưởng đáng kể đến tình hình chiến sự.

Trong bối cảnh cuộc chiến Nga-Ukraine, Tổng thống Putin đã đưa ra nhiều tuyên bố thể hiện mối lo ngại về việc phương Tây ngày càng gia tăng hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Ông nhấn mạnh, việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp có thể đẩy xung đột lên một giai đoạn mới, với nguy cơ xảy ra đối đầu trực tiếp giữa NATO và Nga.

Xung đột Nga-Ukraine: Tác động toàn cầu và những thách thức chưa từng có. Ảnh: AP

Theo ông Putin, việc sử dụng các loại vũ khí tiên tiến, đặc biệt là tên lửa tầm xa có độ chính xác cao, đang làm thay đổi bản chất của cuộc chiến. Ông cũng lưu ý, Ukraine không thể tự vận hành các hệ thống vũ khí này nếu không có sự hỗ trợ hậu cần và công nghệ từ NATO, đặc biệt là dữ liệu vệ tinh. Vấn đề không chỉ nằm ở việc Ukraine sử dụng vũ khí này để tấn công lãnh thổ Nga, mà còn là câu hỏi về sự tham gia trực tiếp của NATO vào cuộc xung đột.

Tổng thống Putin cảnh báo, nếu NATO tiếp tục cung cấp vũ khí và hỗ trợ Ukraine, Nga sẽ coi đây là hành động tham chiến chính thức của phương Tây, buộc Nga phải xác định lại bản chất của cuộc xung đột và các động lực địa chính trị toàn cầu.

Việc Ukraine dựa vào dữ liệu vệ tinh của NATO để dẫn đường cho các tên lửa cho thấy phương Tây không chỉ tham gia gián tiếp mà còn đóng vai trò trực tiếp trong các hoạt động quân sự. Quyết định tiếp tục viện trợ tên lửa tầm xa và các vũ khí hiện đại của NATO có thể biến cuộc chiến khu vực thành một cuộc xung đột toàn cầu”, Tổng thống Putin nói.

Ông Putin nói thêm, nếu phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí tiên tiến cho Ukraine và hỗ trợ sử dụng các loại vũ khí này, Nga sẽ đáp trả bằng các biện pháp quân sự và giải pháp chiến lược tương xứng, dựa trên những mối đe dọa mới. Ông khẳng định sự leo thang này có thể đẩy NATO và Nga vào một cuộc đối đầu nguy hiểm, làm gia tăng nguy cơ chiến tranh giữa các siêu cường.

Những tuyên bố của Tổng thống Putin đã gây ra nhiều suy ngẫm trong giới phân tích địa chính trị. Thông điệp từ phía Nga nêu bật vấn đề răn đe và sự cân bằng quyền lực không chỉ ở châu Âu mà còn trên phạm vi toàn cầu, với những hệ quả vượt ra ngoài biên giới của cuộc xung đột Nga-Ukraine. Nguy cơ NATO can dự trực tiếp, dẫn đến leo thang xung đột toàn cầu, vẫn là mối lo ngại hàng đầu. Cuộc chiến hiện nay phản ánh tính chất phức tạp của chiến tranh hiện đại, khi ranh giới giữa hỗ trợ gián tiếp và tham gia trực tiếp ngày càng trở nên mờ nhạt. Phương Tây vẫn giữ quan điểm rằng sự hỗ trợ dành cho Ukraine nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Kiev và việc cung cấp vũ khí tiên tiến không đồng nghĩa với việc NATO trực tiếp tham gia cuộc chiến.

Dựa trên tình hình hiện tại, IARI đã phác thảo 2 kịch bản về tương lai của cuộc xung đột Nga-Ukraine như sau:

Giảm căng thẳng thông qua ngoại giao

Trong kịch bản này, xung đột Nga-Ukraine được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán ngoại giao, do bên thứ 3 như Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian. Ukraine, với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phương Tây, đã đạt được những thắng lợi quân sự quan trọng. Tuy nhiên, trước nguy cơ leo thang thành cuộc xung đột toàn cầu, cả Nga và phương Tây sẽ quyết định ngồi vào bàn đàm phán để tránh nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa hai bên.

Sau khi Ukraine xâm nhập vào lãnh thổ Nga và tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công với sự hỗ trợ của tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp, áp lực quốc tế ngày càng tăng để thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình. Trung Quốc đóng vai trò trung gian hòa giải, nhằm ngăn chặn cuộc xung đột leo thang lên quy mô toàn cầu.

This browser does not support the video element.

Phương Tây giảm bớt việc cung cấp vũ khí tiên tiến, như tên lửa ATACMS và Storm Shadow, để đổi lại việc Nga ngừng các hoạt động quân sự ở miền Đông Ukraine và rút lực lượng khỏi các khu vực biên giới. Ukraine đồng ý tạm thời ngưng yêu sách về Crimea, nhưng nhận được cam kết an ninh tăng cường từ các cường quốc phương Tây. NATO không can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột mà chỉ giới hạn ở việc cung cấp hỗ trợ hậu cần và bảo vệ an ninh cho các thành viên ở biên giới phía Đông.

Việc giảm bớt các biện pháp trừng phạt đối với Nga giúp ổn định thị trường năng lượng toàn cầu, từ đó giảm bớt tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu. Việc tái thiết Ukraine được đẩy mạnh, thu hút đầu tư quốc tế, thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của khu vực.

Sự ổn định của tình hình chính trị quốc tế dần được khôi phục. Liên minh châu Âu có thể tiếp tục đóng vai trò ngoại giao tích cực, ngăn chặn những căng thẳng trong quan hệ với Nga. Việc chấm dứt chiến sự cho phép hàng triệu người tị nạn Ukraine trở về nước, đồng thời giảm bớt áp lực xã hội đối với các quốc gia châu Âu tiếp nhận dòng người di cư.

Đồng thời, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục đóng vai trò trung gian hòa giải, đảm bảo các bên tuân thủ thỏa thuận. Mỹ và Liên minh châu Âu đưa ra các gói khuyến khích kinh tế để thuyết phục Nga giảm quân sự hóa tại các khu vực biên giới. Liên Hợp Quốc hoặc Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) có thể được triển khai làm quan sát viên, giám sát việc phi quân sự hóa các vùng lãnh thổ tranh chấp và ngăn ngừa các cuộc xung đột mới.

Đối đầu trực tiếp NATO - Nga

Theo IARI, trong kịch bản này, xung đột Nga-Ukraine leo thang thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu. NATO bị buộc can thiệp trực tiếp khi Nga tăng cường đáp trả các cuộc tấn công của Ukraine, sử dụng vũ khí tầm xa do phương Tây cung cấp. Sự leo thang này khiến Nga đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, đẩy thế giới vào nguy cơ đối đầu hạt nhân giữa các siêu cường.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: AP

Sau khi Ukraine tiến sâu vào Kursk và tiếp tục sử dụng các tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp, Nga đã quyết định tấn công các căn cứ NATO tại Ba Lan và Romania. Moscow lý giải, hành động này là một biện pháp phòng ngừa cần thiết để đối phó với mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với an ninh quốc gia.

Khi đó, nếu Nga tấn công vào các quốc gia thành viên NATO, liên minh này sẽ kích hoạt Điều 5, chính thức can thiệp quân sự vào Ukraine và các khu vực xung quanh để đối phó với Nga. Trước tình thế không thể chống lại NATO, Nga đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật để tấn công các căn cứ quân sự quan trọng ở Đông Âu.

Xung đột toàn cầu gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng cho nguồn cung năng lượng và thương mại, dẫn đến sự sụp đổ của thị trường quốc tế. Châu Âu rơi vào cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài với tình trạng mất điện và thiếu hụt nhiên liệu nghiêm trọng, làm tê liệt các nền kinh tế. Tuy nhiên, Nga cũng chịu thiệt hại kinh tế nặng nề khi bị cô lập hoàn toàn và phải đối mặt với các lệnh trừng phạt khắc nghiệt hơn.

Cuộc chiến phân chia thế giới thành các khối địa chính trị đối lập, trong đó Trung Quốc có khả năng đứng về phía Nga, trong khi phương Tây tăng cường các hành động quân sự. Chính phủ các nước phương Tây đối mặt với làn sóng phản đối nội bộ từ công dân châu Âu và Mỹ, những người không muốn tham gia một cuộc xung đột quy mô toàn cầu.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Nga

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine 24/11/2024: Xung đột ở Ukraine không còn mang tính khu vực; thông tin mới nhất về tình hình Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/11/2024: Tổng thống Ukraine thay đổi quan điểm về cuộc xung đột với Nga?

Tình báo Ukraine nói tên lửa Oreshnik của Nga bay hơn 13.000km/giờ

Trí tuệ nhân tạo AI được cho thử nghiệm tác chiến không quân

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 23/11/2024: Xung đột ở Ukraine đang bước vào giai đoạn quyết định; NATO-Ukraine tổ chức họp khẩn

EU và Trung Quốc tiến gần đến thỏa thuận xóa bỏ thuế quan đối với ô tô điện

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine

Toàn cảnh thế giới 22/11: Nga hé lộ bí mật tên lửa siêu thanh; Israel nã pháo vào Beirut

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/11: Nga tấn công ồ ạt vào Kurakhove; Ông Zelensky có động thái mới về Crimea

Hungary kêu gọi phương Tây nghiêm túc xem xét vụ phóng tên lửa Oreshnik của Nga

Phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/11: Hứng ‘mưa tên lửa’ siêu thanh, Ukraine kêu gọi ứng phó ‘khẩn cấp’

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Chiến sự Nga-Ukraine 22/11/2024: Ông Putin gửi tín hiệu tới phương Tây; Nga đạt tiến bộ đáng kể ở Donbass và Novorossiya

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominica đang mở ra nhiều triển vọng hợp tác

Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominica

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga

Điện Kremlin cảnh báo xung đột 'leo thang' sau vụ phóng tên lửa Storm Shadow từ Ukraine