Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc: Theo dõi sát, ứng phó phù hợp

Đó là chia sẻ của bà Phan Thị Thanh Xuân - Tổng thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) với báo Công Thương trước những lo ngại về xung đột thương mại giữa 2 cường quốc này với hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp da giày.

Thưa bà, xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tác động như thế nào đối với các doanh nghiệp của Việt Nam trong lĩnh vực da giày?

Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với ngành da giày Việt Nam, trong khi đó Trung Quốc lại là thị trường cung cấp chủ yếu nguyên phụ liệu cho ngành, do vậy xung đột thương mại giữa hai cường quốc Mỹ - Trung Quốc sẽ gây ra những lo ngại đối với các doanh nghiệp. Trong đó, nguy cơ Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ nhằm tạo lợi thế xuất khẩu sẽ tác động đến nhập khẩu nguyên phụ liệu của Việt Nam được nhận định là mối lo đáng quan tâm nhất.

Tuy vậy, theo đánh giá của Lefaso, trong giai đoạn đầu, mức độ ảnh hưởng gần như chưa thấy rõ nhưng khi xung đột kéo dài, chắc chắn sẽ có nhiều tác động đối với ngành. Đơn cử hiện nay, chúng ta đang phải nhập khẩu khá nhiều nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, những mặt hàng này có thể bị ảnh hưởng về giá cả thậm chí việc xuất khẩu sang một số thị trường khác cũng bị ảnh hưởng.

Về các thông tin hiện nay đang được báo chí đưa tin, theo tôi các sản phẩm từ nguyên liệu cho đến mặt hàng giày dép chưa phải là những mặt hàng nằm trong danh mục sẽ bị áp thuế, phía Lefaso sẽ tiếp tục theo dõi những diễn biến tiếp theo để có ứng phó phù hợp.

Xin bà cho biết việc phá giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng ra sao đối với hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam?

Theo số liệu khảo sát thực tế, một năm ngành da giày nhập khẩu trung bình khoảng 5,5 tỷ USD nguyên phụ liệu, trong đó 60% kim ngạch từ Trung Quốc, do vậy khi biến động về tỷ giá sẽ thấy ngay những bất lợi.

Tuy vậy, nếu nhìn ở một góc độ khác, xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc cũng là động lực buộc các doanh nghiệp trong ngành đẩy mạnh đầu tư vào sản xuất nguyên phụ liệu trong nước, tránh phụ thuộc và ảnh hưởng không tốt từ biến động thị trường. Đồng thời, cũng là cơ hội để ngành tháo gỡ dần bài toán thiếu nguyên phụ liệu đã tồn tại nhiều năm.

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc, tỷ trọng này đã tăng 20% trong những năm gần đây. Như vậy, một mặt chúng ta vừa nhập khẩu nguyên phụ liệu, mặt khác cũng xuất khẩu được sản phẩm vào thị trường này. Chính vì vậy, cơ hội và thách thức sẽ song hành với nhau chứ không phải chỉ có tác động tiêu cực ảnh hưởng đến ngành da giày.

xung dot thuong mai my trung quoc theo doi sat ung pho phu hop
Xuất khẩu của ngành da giày từ năm 2000 - 2017 tăng trưởng 16 lần

Thưa bà, phải chăng xung đột thương mại Mỹ - Trung một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào nguồn phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc của ngành da giày?

Đúng là trước đây chúng ta vẫn nói nhiều đến việc phải đầu tư nguyên phụ liệu trong nước, song việc định hướng và kết quả đạt được vẫn chưa như mong muốn, tỷ lệ nội địa hóa còn thấp. Một trong những nguyên do quan trọng là bởi quy mô sản xuất trong nước những năm trước đây còn nhỏ, chưa mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Tuy vậy, bức tranh này đã thay đổi khi Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) giúp cơ hội xuất khẩu của ngành mở rộng hơn, kéo theo quy mô tăng trưởng cũng rất lớn. Đơn cử vào năm 2000, xuất khẩu giày dép chỉ đạt khoảng 1 tỷ USD nhưng tới năm 2017 đã tăng gấp 16 lần. Với quy mô như vậy, mức đầu tư cho phát triển nguyên phụ liệu mới hấp dẫn và thu hút được các doanh nghiệp nội tham gia.

Bên cạnh đó, khi các FTA được ký kết mở ra những ưu đãi về thuế quan, kèm theo điều kiện về quy tắc xuất xứ. Doanh nghiệp phải bảo đảm được một tỷ trọng nhất định nguyên phụ liệu sản xuất trong nước mới được hưởng ưu đãi khi xuất khẩu. Hơn nữa, việc quá phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, khi thị trường này biến động sẽ gây ra tổn thất cho doanh nghiệp. Cuối cùng là tính chủ động trong sản xuất, nếu nắm chắc về công nghệ và nguyên phụ liệu sản xuất trong nước đáp ứng nhu cầu thì tính chủ động trong sản xuất của doanh nghiệp sẽ được nâng lên nhiều và cơ hội thị trường sẽ mở ra rất lớn. Những nguyên do trên đủ sức hấp dẫn các doanh nghiệp trong nước mạnh dạn đầu tư cho sản xuất nguyên phụ liệu.

Tuy nhiên, để làm được điều này, doanh nghiệp trong nước cần sự hỗ trợ hơn nữa từ Chính Phủ. Ngành da giày và dệt may có tính thời trang cao, thay đổi liên tục nên những chính sách cho phát triển công nghiệp hỗ trợ của Chính phủ hiện nay chưa phù hợp, 2 ngành này cần những chính sách riêng, phù hợp với đặc thù.

Xin cảm ơn bà!

Việt Nga- Phạm Tiệp thực hiện
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Da giày

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc: Cần gỡ

Xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc: Cần gỡ ''nút thắt'' từ nội tại

Điểm danh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Campuchia

Điểm danh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Campuchia

Xuất khẩu phân bón của Việt Nam tăng cả về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón của Việt Nam tăng cả về lượng và kim ngạch

Xuất nhập khẩu: Điểm sáng trên bức tranh kinh tế đất nước

Xuất nhập khẩu: Điểm sáng trên bức tranh kinh tế đất nước

Nhìn lại một năm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ

Nhìn lại một năm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ

Xung lực mới cho hợp tác thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Xung lực mới cho hợp tác thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Hòa Bình: Những tín hiệu vui từ thị trường xuất khẩu

Hòa Bình: Những tín hiệu vui từ thị trường xuất khẩu

Điểm tên 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất lớn nhất thức ăn gia súc của Việt Nam

Điểm tên 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất lớn nhất thức ăn gia súc của Việt Nam

Việt Nam đã chi hàng tỷ đồng để nhập khẩu ngô các loại, mua từ nước nào nhiều nhất?

Việt Nam đã chi hàng tỷ đồng để nhập khẩu ngô các loại, mua từ nước nào nhiều nhất?

Đến giữa tháng 9, xuất nhập khẩu cả nước vượt mức 540 tỷ USD

Đến giữa tháng 9, xuất nhập khẩu cả nước vượt mức 540 tỷ USD

Giá tôm nguyên liệu và xuất khẩu đều có xu hướng tăng

Giá tôm nguyên liệu và xuất khẩu đều có xu hướng tăng

Đến thời điểm giữa tháng 9, xuất khẩu gạo đã vượt 4 tỷ USD

Đến thời điểm giữa tháng 9, xuất khẩu gạo đã vượt 4 tỷ USD

8 tháng Việt Nam đã thu về hơn 822 triệu USD từ xuất khẩu sắn

8 tháng Việt Nam đã thu về hơn 822 triệu USD từ xuất khẩu sắn

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng hơn 800% trong 8 tháng

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng hơn 800% trong 8 tháng

‘Cửa ngõ’ giao thương Việt Nam - Trung Quốc thông suốt sau bão Yagi

‘Cửa ngõ’ giao thương Việt Nam - Trung Quốc thông suốt sau bão Yagi

Nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc dự kiến vượt 10 tỷ USD

Nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc dự kiến vượt 10 tỷ USD

Xuất khẩu cá tra tháng 8 sang các thị trường tiếp đà tăng trưởng

Xuất khẩu cá tra tháng 8 sang các thị trường tiếp đà tăng trưởng

Trái dừa gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD: ‘Cao tốc’ đã mở, làm gì để tránh ‘barie’?

Trái dừa gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD: ‘Cao tốc’ đã mở, làm gì để tránh ‘barie’?

Điểm tên những thị trường cung cấp đậu tương lớn cho Việt Nam

Điểm tên những thị trường cung cấp đậu tương lớn cho Việt Nam

Bước nhảy vọt trong xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng của Việt Nam

Bước nhảy vọt trong xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng của Việt Nam

Xem thêm