Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Phát triển công nghiệp bán dẫn: Hướng đi nào cho Việt Nam?

Bài 2: “Làm bán dẫn” không thể thiếu công nghiệp phụ trợ

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, thị trường nhân lực và sản xuất bán dẫn phải được xây dựng song song, gắn đào tạo, nghiên cứu R&D với sản xuất.
Bài 1: Giáo sư, Viện Sỹ Nguyễn Quốc Sỹ: Việt Nam và giấc mơ công nghiệp bán dẫn - gần hay xa? Samsung cam kết đồng hành, hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam

Cần đánh giá đúng lợi thế

Là chuyên gia đầu ngành của Liên bang Nga và thế giới về vật lý, công nghệ Plasma, Giáo sư, Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ - Viện Hàn lâm Khoa học điện Liên Bang Nga, Chủ tịch Viện công nghệ VinIT chia sẻ: Nền tảng khoa học của ngành bán dẫn là khoa học vật liệu, vật lý chất rắn, điện tử, là hệ thống nghiên cứu và phát triển (R&D) chuyên sâu chất bán dẫn và thiết kế chip vi mạch. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, mỗi nước có hướng đi, cách đi riêng.

Bài 2: “Làm bán dẫn” không thể thiếu công nghiệp phụ trợ
Giáo sư, Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ chia sẻ về công nghiệp bán dẫn

Nếu chỉ nhập công nghệ, máy móc về gia công thì Việt Nam chưa thể có ngành công nghiệp bán dẫn. Cũng không nên ảo tưởng, là chúng ta có nhiều thế mạnh, tiềm lực to lớn…, có thể đi tắt đón đầu, nhanh chóng xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn.

Thực tế, đang có các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đặt cơ sở sản xuất vi mạch tại Việt Nam nhưng công nghệ, máy móc, trang thiết bị, mô hình tổ chức quản lý là của họ đem tới. Chúng ta chỉ tham gia ở giai đoạn cuối của quy trình sản xuất là kiểm thử và đóng gói. Thực tế cũng không có công nghệ lõi, công nghệ nền, với các phát minh, sáng chế làm nền tảng để có thể cạnh tranh và đi cùng với các nước trên thế giới trong lĩnh vực này.

Chúng ta phải có một thị trường nhân lực về ngành bán dẫn nói riêng và các ngành công nghệ cao nói chung khi xây dựng các ngành công nghiệp mới như ngành công nghiệp bán dẫn. Trong đó hệ thống đào tạo, hệ thống nghiên cứu R&D và sản xuất cần được gắn kết chặt chẽ với nhau và phải được cụ thể hóa ngay từ trong quá trình xây dựng chính sách”- Giáo sư, Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ nhấn mạnh.

Ông cũng cảnh báo vấn đề chuẩn bị nhân lực của các ngành công nghiệp công nghệ cao, trong đó có ngành công nghiệp bán dẫn, là không thể đào tạo một cách đại trà, đưa ra mục tiêu đào tạo hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn cán bộ, chuyên gia, khi mà Việt Nam thiếu các yếu tố: Cán bộ giảng viên; cơ sở vật chất phòng thí nghiệm, trang thiết bị; tài liệu giáo trình... Với đào tạo nhân lực các ngành công nghệ cao, vấn đề quan trọng nhất là chất lượng. Nếu không đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng, thì đào tạo ra sẽ là sự lãng phí lớn nguồn lực của đất nước, xã hội.

Nhiều người cho rằng, Việt Nam có tiềm năng về đất hiếm (đứng thứ hai thế giới với trữ lượng 22 triệu tấn) thì có thể xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn một cách nhanh chóng. Thực tế không phải vậy. Đất hiếm là nguyên liệu để sản xuất nhiều loại chất bán dẫn, nhưng đòi hỏi đầu tư bài bản và nhiều công nghệ khác nhau (cái mà Việt Nam đang không có) để chế tạo, tinh chế. Ngành công nghiệp đất hiếm cũng ảnh hưởng lớn tới môi trường. Đất hiếm không phải là điều kiện tiên quyết để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Mỹ không có đất hiếm mà vẫn đứng đầu thế giới về ngành công nghiệp bán dẫn. Đài Loan (Trung Quốc) không có đất hiếm, nhưng với sự trợ giúp về công nghệ của Mỹ, cũng đang dẫn đầu thế giới về sản xuất chất bán dẫn và gia công chip công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.” - Giáo sư, Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ nêu ví dụ.

Về lợi thế lực lượng lao động trẻ, Việt Nam mới chỉ có lực lượng lao động trẻ về độ tuổi, chứ không phải lực lượng lao động trẻ có chuyên môn sâu. Tuy nhiên, theo Ngân hàng Thế giới (WB), trong 15 năm nữa, Việt Nam cũng sẽ mất ưu thế này, trong khi việc xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn, nếu thành công, cũng cần 30-50 năm, theo kinh nghiệm của các nước.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 6.000 cán bộ chuyên gia thiết kế vi mạch được đào tạo từ các viện, trường và tập đoàn trong nhiều năm qua. Số lượng này rõ ràng không đáp ứng được nhu cầu của thị trường, nhưng cũng cần được bổ sung và đào tạo lại, hỗ trợ và trang bị thêm các chương trình thiết kế hiện đại cho các sản phẩm vi mạch có giá trị và hàm lượng công nghệ cao, đáp ứng đòi hỏi của thị trường, như các chip điện tử cao cấp cho điện thoại, máy tính, hệ thống AI...

Công nghiệp phụ trợ giữ vai trò quan trọng

Xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn không chỉ có thiết kế hay sản xuất chất bán dẫn… mà có nhiều công đoạn khác, liên quan tới các ngành công nghiệp phụ trợ.

Giáo sư, Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ phân tích, ngành công nghiệp bán dẫn cũng như nhiều ngành công nghiệp công nghệ cao khác, đều cần có công nghiệp phụ trợ. Công nghiệp phụ trợ cho bán dẫn ở đây phải hiểu là tập hợp các ngành công nghệ, có tác dụng hỗ trợ và tham gia từ nghiên cứu, thiết kế tới gia công, chế tạo chuỗi các sản phẩm bán dẫn và vi điện tử.

Sản xuất linh kiện điện tử tại công ty Fuhong KCN Vân Trung 1
Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty Fuhong KCN Vân Trung 1 (Bắc Giang)

Công nghiệp bán dẫn không chỉ là sản xuất các chất bán dẫn, các tấm wafer và các chip điện tử. Ngay cả để làm được các sản phẩm này, cũng cần các ngành công nghiệp phụ trợ với các sản phẩm vô cùng quan trọng cho công nghiệp bán dẫn.

Trong đó, phải kể đến các hệ thống cơ khí chính xác, các hệ thống máy CNC, hệ thống điều khiển tự động trong các dây chuyền chế tạo chất bán dẫn, các máy quang khắc chế tạo vi mạch, các hệ thống máy móc và công nghệ làm sạch chất bán dẫn, các hệ thống bốc bay, lắng đọng pha hơi khí..., thậm chí cả các hệ thống tạo chất nền, lưới bóng... Ngành công nghiệp bán dẫn vì vậy cần tới hàng chục công nghiệp phụ trợ khác nhau và đều thuộc lĩnh vực công nghệ cao. Muốn xây dựng công nghiệp bán dẫn, chắc chắn phải xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ.

Theo Giáo sư, Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ, trong Dự thảo Chiến lược, Đề án phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, phải có danh mục các ngành công nghiệp phụ trợ cần phát triển và xây dựng song hành, thậm chí đi trước một bước so với công nghiệp bán dẫn. Nếu không, sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào nước ngoài.

Điều này làm chúng ta không những mất đi nguồn thu lớn, mà còn bỏ lỡ thời cơ để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và không chủ động được quy trình công nghệ, sản xuất các sản phẩm bán dẫn.

Theo dõi quá trình đầu tư xây dựng sản xuất của Intel và Samsung tại Việt Nam, có thể thấy, chúng ta đã bỏ lỡ nhiều cơ hội khai thác tối đa tiềm lực sản xuất của các tập đoàn lớn, do ngành công nghiệp phụ trợ còn yếu kém, không đáp ứng được đòi hỏi sản xuất của Intel và Samsung” - Giáo sư, Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ thẳng thắn nhận định và cho biết thêm, từ nhiều năm nay, Samsung phải huy động các đơn vị của Hàn Quốc cung cấp các sản phẩm công nghiệp phụ trợ cho các chu trình công nghệ bán dẫn và vi mạch tại các nhà máy ở Việt Nam.

Các doanh nghiệp muốn tham gia vào chuỗi cung ứng cho công nghiệp bán dẫn, bên cạnh năng lực về công nghệ, cũng cần phải được trang bị các hệ thống máy móc tinh vi và hiện đại nhất. Trong tương lai gần, chúng ta chưa thể chế tạo được các hệ thống máy móc này mà phải nhập khẩu. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn phải gấp rút xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ để có thể nắm thế chủ động trong sản xuất và cải tiến công nghệ. Việc này cũng cần sự hợp tác sâu rộng với các đối tác chiến lược, mới có thể thành công.

Bài cuối: Phát triển công nghiệp phụ trợ bán dẫn nên bắt đầu từ đâu?

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu điện thoại, linh kiện: Cần chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, tạo sức đột phá

Xuất khẩu điện thoại, linh kiện: Cần chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, tạo sức đột phá

Mảng điện thoại, linh kiện tiếp tục thể hiện là điểm sáng nhất trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Tỷ lệ cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải không cao: Trách nhiệm thuộc về ai?

Tỷ lệ cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải không cao: Trách nhiệm thuộc về ai?

Số cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải hiện chiếm 30,6% số cụm đang hoạt động, đây tuy là con số thấp nhưng đã cải thiện đáng kể so với những năm trước.
Vĩnh Phúc: Sản xuất công nghiệp đạt chuỗi tăng 3 tháng liên tiếp

Vĩnh Phúc: Sản xuất công nghiệp đạt chuỗi tăng 3 tháng liên tiếp

Sau khi sụt giảm 5,75% vào tháng 2/2024, chỉ số IIP trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có chuỗi 3 tháng tăng liên tiếp với mức tăng lần lượt 0,37%; 12,71% và 11,06%.
TP. Hồ Chí Minh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao nhất trong 3 năm

TP. Hồ Chí Minh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao nhất trong 3 năm

Tại TP. Hồ Chí Minh, trong 5 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng trưởng 5,3% so với cùng ky, tăng cao nhất trong 3 năm trở lại đây.
Ngành dệt may, da giày: Phát triển thị trường mới nhưng không “nới cũ”

Ngành dệt may, da giày: Phát triển thị trường mới nhưng không “nới cũ”

Đa dạng thị trường xuất khẩu, phát triển bền vững là những giải pháp quan trọng Bộ Công Thương đã và đang hỗ trợ cho ngành dệt may, da giày.

Tin cùng chuyên mục

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng 8,9% so với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng 8,9% so với cùng kỳ

Sản xuất công nghiệp tháng 5 tiếp tục xu hướng tăng trưởng, theo đó IIP tháng 5 tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ.
Quảng Bình: 52 sản phẩm đạt tiêu chí sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Quảng Bình: 52 sản phẩm đạt tiêu chí sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Chiều ngày 28/5, Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Quảng Bình đã lựa chọn 52 sản phẩm đạt tiêu chí.
Công bố chuẩn y Bí thư Đảng ủy, quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Giấy Việt Nam

Công bố chuẩn y Bí thư Đảng ủy, quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Giấy Việt Nam

Sáng 28/5, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã tổ chức Hội nghị công bố chuẩn y Bí thư Đảng ủy, bổ nhiệm Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Giấy Việt Nam.
Đề nghị xây dựng kế hoạch khuyến công năm 2025

Đề nghị xây dựng kế hoạch khuyến công năm 2025

Cục Công Thương địa phương đã gửi công văn tới Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị xây dựng kế hoạch khuyến công năm 2025.
Cách nào tạo dựng thị trường cho ngành cơ khí Việt Nam?

Cách nào tạo dựng thị trường cho ngành cơ khí Việt Nam?

Cả nước có khoảng 3.100 DN ngành cơ khí, cơ hội phát triển đối với ngành này đang rộng mở, nhưng thực tế các sản phẩm cơ khí chưa có chỗ đứng trên thị trường.
Tạo điều kiện thuận lợi để ngành đóng tàu Khánh Hòa phát triển

Tạo điều kiện thuận lợi để ngành đóng tàu Khánh Hòa phát triển

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Xuân Sang đến kiểm tra tình hình sản xuất của Công ty TNHH Đóng tàu HD Hyundai Việt Nam (HVS), sáng 27/5.
Hải Phòng gặp khó trong phát triển cụm công nghiệp

Hải Phòng gặp khó trong phát triển cụm công nghiệp

Khó khăn trong thực hiện các thủ tục hành chính là nguyên nhân gây khó khăn cho Hải Phòng trong công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Hà Giang: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng 7,51%

Hà Giang: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng 7,51%

Sáng 27/5, Hà Giang tổ chức phiên họp tháng 5, trực tuyến tới các huyện, thành phố nhằm đánh giá tình hình phát triển kinh tế- xã hội tháng 5.
Không gian kinh tế số rộng mở trong ngành công nghiệp, thương mại điện tử

Không gian kinh tế số rộng mở trong ngành công nghiệp, thương mại điện tử

Theo Bộ TT&TT, một số ngành, lĩnh vực Việt Nam có lợi thế và nhiều không gian phát triển kinh tế số như: Nông nghiệp, thương mại điện tử, sản xuất công nghiệp…
Bổ sung chính sách mới thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng

Bổ sung chính sách mới thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng

Công nghiệp quốc phòng có vai trò hết sức quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.
Đổi mới công tác khuyến công: Hướng nào phù hợp?

Đổi mới công tác khuyến công: Hướng nào phù hợp?

Đổi mới công tác khuyến công là yêu cầu cấp thiết nhưng thực hiện theo hướng nào, cơ chế khuyến khích ra sao đang được Bộ Công Thương bàn thảo.
Thêm “trợ lực” để ngành công nghiệp ô tô bứt phá

Thêm “trợ lực” để ngành công nghiệp ô tô bứt phá

Để phát triển được ngành công nghiệp ô tô phải tăng tỉ lệ nội địa hoá, bên cạnh đó, cần cấp thiết xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô.
Các hiệp định thương mại sẽ tác động mạnh tới ngành ô tô Việt Nam?

Các hiệp định thương mại sẽ tác động mạnh tới ngành ô tô Việt Nam?

Các DN ô tô Việt Nam cần tìm hiểu kỹ cam kết EVFTA để tận dụng cơ hội từ Hiệp định cũng như sẵn sàng cho tương lai cạnh tranh khi hết lộ trình bảo hộ thuế quan.
Bộ Công Thương giải quyết triệt để các vướng mắc cho phát triển cụm công nghiệp

Bộ Công Thương giải quyết triệt để các vướng mắc cho phát triển cụm công nghiệp

Địa phương còn lúng túng trong thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng, xử lý chuyển giao các cụm công nghiệp do nhà nước làm chủ đầu tư và cần được hỗ trợ tháo gỡ.
Ngành công nghiệp- “giải bài toán” phụ thuộc FDI

Ngành công nghiệp- “giải bài toán” phụ thuộc FDI

Tăng trưởng xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo đang ở mức cao, nhưng đóng góp chính thuộc khối doanh nghiệp FDI.
Đa dạng hình thức hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn

Đa dạng hình thức hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn

Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ từ tăng năng lực sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, Bộ Công Thương đã và đang tạo đà cho công nghiệp nông thôn phát triển.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang nói gì về việc cung ứng điện cho Foxconn?

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang nói gì về việc cung ứng điện cho Foxconn?

Lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang khẳng định sẽ đảm bảo cung ứng điện phục vụ cho các doanh nghiệp tốt nhất và không có chuyện thiếu điện.
Phát triển công nghiệp hóa chất theo hướng tập trung, hình thành các tổ hợp hóa chất có quy mô lớn

Phát triển công nghiệp hóa chất theo hướng tập trung, hình thành các tổ hợp hóa chất có quy mô lớn

Đến năm 2030, tăng trưởng công nghiệp hóa chất đạt bình quân từ 10 - 11%/năm và tỷ trọng ngành công nghiệp hóa chất so với toàn ngành công nghiệp đạt 4-5%.
Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng: Hơn 2.000 sáng kiến cải tiến làm lợi hơn 50 tỷ đồng

Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng: Hơn 2.000 sáng kiến cải tiến làm lợi hơn 50 tỷ đồng

Trong năm 2023, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng có hơn 2.000 sáng kiến cải tiến khoa học kỹ thuật được đưa vào áp dụng trong sản xuất, làm lợi hơn 50 tỷ đồng.
“Cảng Xanh” đánh thức sức mạnh của hệ thống điện bờ

“Cảng Xanh” đánh thức sức mạnh của hệ thống điện bờ

Công nghệ iMSPO không chỉ giúp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường mà còn giúp tiết kiệm chi phí vận hành và tăng tính linh hoạt cho ngành cảng biển.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động