Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Lâm Đồng: Kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương gỡ khó các thủ tục triển khai thành lập cụm công nghiệp

Tỉnh Lâm Đồng kiến nghị một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định về quản lý, phát triển, thành lập cụm công nghiệp.
Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng tầm nhìn đến năm 2050 có gì mới? Vì sao tỉnh Lâm Đồng không cho chuyển nhượng dự án thuỷ điện Cam Ly? Lâm Đồng: Chủ động bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Ngày 11/5, trao đổi với Phóng viên Vuasanca , đại diện lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng cho biết: Trong quá trình triển khai các thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư để thành lập cụm công nghiệp, địa phương đã gặp một số khó khăn, vướng mắc cần được Chính phủ, các Bộ, ngành quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định.

Lâm Đồng: Kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương gỡ khó các thủ tục triển khai thành lập cụm công nghiệp
Sở Công Thương Lâm Đồng cho biết, trong quá trình triển khai thành lập cụm công nghiệp đã gặp phải một số khó khăn về thủ tục. (Ảnh: Lê Sơn)

Cụ thể, về thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo khoản 9 Điều 2 và Điều 12 Nghị định 32/2024/NĐ-CP ngày 15/3/2024 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp quy định về thành lập cụm công nghiệp. Đây là văn bản của cơ quan có thẩm quyền ghi nhận thông tin pháp lý của cụm công nghiệp, làm căn cứ triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp và áp dụng chính sách, quy định của Nhà nước đối với cụm công nghiệp; trong Quyết định thành lập cụm công nghiệp có thông tin chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, nhưng tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 32/2024/NĐ-CP quy định: Bộ Kế hoạch và Đầu tư,...đề xuất cơ quan có thẩm quyền quy định dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp phù hợp với nội dung báo cáo đầu tư thành lập, mở rộng cụm công nghiệp đã được phê duyệt không phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư...

Điều này dẫn đến một số khó khăn, vướng mắc phát sinh khi Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp có phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2020 và Nghị định hướng dẫn không? Trường hợp có thì thực hiện thủ tục thành lập cụm công nghiệp trước hay sau thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và thủ tục thực hiện sau có chấp nhận nhà đầu tư được lựa chọn từ thủ tục trước không?

Từ những khó khăn, vướng mắc nêu trên, Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng kiến nghị, đề xuất Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành liên quan hướng dẫn Sở Công Thương địa phương thực hiện các thủ tục này để đảm bảo quy định pháp luật.

Thứ hai, đối với việc lựa chọn nhà đầu tư tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 32/2024/NĐ-CP quy định: Lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp,...và quy định việc Hội đồng chấm điểm đánh giá lựa chọn chủ đầu tư theo thang điểm 100 cho 04 tiêu chí. Trong đó có nội dung quy định: Hội đồng thống nhất nguyên tắc, phương thức làm việc, các nội dung của từng tiêu chí và mức điểm tối đa tương ứng cho phù hợp...(trường hợp có từ 02 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức trở lên cùng đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp thì giao doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có số điểm cao nhất; nếu có từ hai doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có số điểm cao nhất bằng nhau thì giao doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức theo đề xuất của Chủ tịch Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư).

Theo Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng, quy định như trên gây khó khăn cho Chủ tịch Hội đồng và cả Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp cấp tỉnh trong quá trình áp dụng quy định pháp luật, căn cứ cơ sở pháp lý chuyên ngành, cấp trên để đề xuất, quyết định lựa chọn đơn vị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.

Ngoài ra, trong trường hợp dự án không thuộc phạm vi điểm b và điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP, nhưng có từ hai nhà đầu tư trở lên quan tâm triển khai dự án, đề nghị nghiên cứu, xem xét việc lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại khoản 7 Điều 29 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP2. Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng cũng đề nghị Bộ, ngành liên quan hướng dẫn rõ hơn về cách thức lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; trường hợp có từ hai nhà đầu tư trở lên quan tâm triển khai dự án có thực hiện theo khoản 7 Điều 29 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP không?

Đồng thời, khi thực hiện theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 32/2024/NĐ-CP đề nghị Bộ, ngành liên quan hướng dẫn rõ hơn căn cứ, thứ tự ưu tiên của các tiêu chí để Chủ tịch Hội đồng và Hội đồng có cơ sở đề xuất lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; đặc biệt trong trường hợp hai đơn vị có số điểm cao nhất bằng nhau; để việc lựa chọn nhà đầu tư đảm bảo tính khách quan, đảm bảo quy định pháp luật và thống nhất trên phạm vi cả nước.

Lê Sơn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngành dệt may, da giày: Phát triển thị trường mới nhưng không “nới cũ”

Ngành dệt may, da giày: Phát triển thị trường mới nhưng không “nới cũ”

Đa dạng thị trường xuất khẩu, phát triển bền vững là những giải pháp quan trọng Bộ Công Thương đã và đang hỗ trợ cho ngành dệt may, da giày.
Ngành sữa trong nước đáp ứng khoảng 35-40% tổng nhu cầu

Ngành sữa trong nước đáp ứng khoảng 35-40% tổng nhu cầu

Nguồn trong nước hiện chỉ đáp ứng khoảng 35-40% tổng nhu cầu sữa dùng chế biến, do đó còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp ngành sữa tăng sản lượng.
Nhiều nhãn hàng “nhắm đến” nguồn cung dệt may từ Việt Nam

Nhiều nhãn hàng “nhắm đến” nguồn cung dệt may từ Việt Nam

Nhiều nhãn hàng quan tâm và coi ngành dệt may của Việt Nam như một nguồn cung hấp dẫn, ổn định và uy tín.

Tin cùng chuyên mục

Vì sao ngành dệt may chưa gỡ được nút thắt về nguyên, phụ liệu?

Vì sao ngành dệt may chưa gỡ được nút thắt về nguyên, phụ liệu?

Mong muốn thu hút vốn FDI vào khâu thượng nguồn nhằm tự chủ nguồn nguyên, phụ liệu trong nước của ngành dệt may chưa đạt kỳ vọng.
Ngành dệt may “dốc sức” giữ “tài sản quý giá nhất”

Ngành dệt may “dốc sức” giữ “tài sản quý giá nhất”

Được coi là “tài sản quý giá nhất”, trong bất kỳ bối cảnh nào người lao động luôn được doanh nghiệp ngành dệt may cố gắng giữ việc làm, ổn định thu nhập.
Bộ Công Thương đề xuất chỉ quản lý thí điểm thuốc lá nung nóng, chưa lưu hành thuốc lá điện tử

Bộ Công Thương đề xuất chỉ quản lý thí điểm thuốc lá nung nóng, chưa lưu hành thuốc lá điện tử

Trong thời gian chưa ban hành chính sách, Bộ Công Thương đề xuất chỉ quản lý thí điểm thuốc lá nung nóng, chưa cho phép lưu hành sản phẩm thuốc lá điện tử.
Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Nhằm tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày, ngày 25/4/2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn sẽ làm việc với Lefaso.
Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Doanh nghiệp dệt may trong nước “thấm thỏm” lo về tình hình đơn hàng cuối năm, đồng thời xoay sở với thiếu lao động, chi phí tăng.
Doanh nghiệp dệt may "bắt nhịp" phát triển bền vững

Doanh nghiệp dệt may "bắt nhịp" phát triển bền vững

Đầu tư sử dụng năng lượng tái tạo, sản xuất, quản trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn xanh, doanh nghiệp dệt may đang "bắt nhịp" phát triển bền vững.
Thực hành ESG: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp dệt may?

Thực hành ESG: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp dệt may?

Tài chính được xem là trở ngại lớn cho doanh nghiệp dệt may thực hành ESG khi vẫn phải “ăn đong” vốn để duy trì sản xuất.
Tìm giải pháp giao dịch vật liệu nhựa và dệt may thứ cấp qua nền tảng thương mại điện tử

Tìm giải pháp giao dịch vật liệu nhựa và dệt may thứ cấp qua nền tảng thương mại điện tử

Chiều ngày 11/4, tại Hà Nội, UNDP Việt Nam đã tổ chức hội thảo tham vấn “Giao dịch vật liệu nhựa và dệt may thứ cấp qua nền tảng thương mại điện tử”.
Thừa Thiên Huế: Phát triển khu công nghiệp theo hướng xanh, đa ngành

Thừa Thiên Huế: Phát triển khu công nghiệp theo hướng xanh, đa ngành

Tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung mọi nguồn lực đầu tư, xây dựng, trong đó chú trọng phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp theo hướng xanh, đa ngành.
Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Sáng 25/3, Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai để bàn về giải pháp phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá.
Doanh nghiệp sản xuất sợi "khó chồng khó"

Doanh nghiệp sản xuất sợi "khó chồng khó"

Thiếu đơn hàng, nguyên liệu và chi phí đầu vào tăng, đặc biệt là tình trạng thiếu vốn cho duy trì sản xuất khiến doanh nghiệp ngành sợi “khó chồng khó”.
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt, may thiết bị, nguyên phụ liệu và vải

Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt, may thiết bị, nguyên phụ liệu và vải

Từ ngày 10 - 13/4, Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt, may thiết bị, nguyên phụ liệu và vải năm 2024 sẽ được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.
Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực, Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh lần thứ 3-Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Châu Âu bắt đầu “siết” thời trang nhanh

Châu Âu bắt đầu “siết” thời trang nhanh

Hạ viện Pháp đã thông qua dự luật trừng phạt các sản phẩm thời trang nhanh nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường.
Doanh nghiệp đồ uống đề xuất lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp đồ uống đề xuất lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

Các doanh nghiệp đồ uống bày tỏ mong muốn Chính phủ lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt trong điều kiện doanh nghiệp đồ uống đang gặp khó khăn.
Thanh Hóa "hút" đầu tư xây chuỗi giá trị da giày

Thanh Hóa "hút" đầu tư xây chuỗi giá trị da giày

Thanh Hóa định hướng thu hút đầu tư nhằm xây dựng chuỗi giá trị và đưa da giày trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của tỉnh.
Quảng Ngãi: Dệt may, da giày là ngành sản xuất và xuất khẩu chủ lực

Quảng Ngãi: Dệt may, da giày là ngành sản xuất và xuất khẩu chủ lực

Với những giải pháp quan trọng được đặt ra, Quảng Ngãi kỳ vọng phát triển dệt may, da giày là ngành chủ lực về sản xuất và xuất khẩu.
Đâu là bí quyết giúp Nam Định thu hút "đại bàng" đến đầu tư?

Đâu là bí quyết giúp Nam Định thu hút "đại bàng" đến đầu tư?

Sự trân quý và đồng hành tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc là “bí quyết” giúp Nam Định thu hút các ông lớn đầu tư với các dự án khủng.
Hút dự án sản xuất lớn, Bắc Kạn kỳ vọng cải thiện tăng trưởng công nghiệp

Hút dự án sản xuất lớn, Bắc Kạn kỳ vọng cải thiện tăng trưởng công nghiệp

Dự án nhà máy sản xuất giày, dép quy mô đầu tư 40 triệu USD đã được chấp thuận chủ trương đầu tư mang lại kỳ vọng tăng trưởng mới cho công nghiệp của Bắc Kạn.
Nam Định: Thu hút thêm dự án FDI 60 triệu USD vào Khu công nghiệp lớn nhất tỉnh

Nam Định: Thu hút thêm dự án FDI 60 triệu USD vào Khu công nghiệp lớn nhất tỉnh

Mới đây, Dự án FDI 60 triệu USD sản xuất các sản phẩm vải không nhuộm, vải có nhuộm, … được đầu tư vào Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông, tỉnh Nam Định.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động