Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Doanh nghiệp dệt may bắt tay vào sản xuất ngay sau Tết Nguyên đán

Nhờ có đơn hàng, nhiều doanh nghiệp dệt may đã bắt tay ngay vào sản xuất ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nhằm tận dụng cơ hội thị trường.
Xuất khẩu dệt may tăng tốc trên đường đua tỷ USDGrowatt đồng hành cùng đối tác nhà máy dệt may cung cấp các giải pháp điện mặt trời mái nhà

Ngày 19/2, Công ty TNHH May mặc Dony (TP. Hồ Chí Minh) bắt đầu ra quân sản xuất cho năm 2024. Ông Phạm Quang Anh- Giám đốc Dony cho biết, đơn hàng của Dony đã đủ cho sản xuất đến quý II/2024. Tuy nhiên vẫn chủ yếu là đơn hàng truyền thống đến từ Trung Đông, Mỹ, Campuchia, Malaysia được ký kết từ cuối năm 2023.

Mới đây, khách hàng Trung Đông có hẹn báo giá cho đơn hàng số lượng khoảng 2 container 40 feet. Đây là khách hàng truyền thống cũng hứa hẹn khởi đầu tốt cho năm 2024”, ông Phạm Quang Anh nói.

Giám đốc Dony cũng cho hay, về số lượng, đơn hàng của doanh nghiệp quý I/2024 không nhiều như cùng kỳ năm 2022 nhưng gấp đôi so với năm 2023. Giá đơn hàng hiện vẫn khá thấp, doanh nghiệp làm chủ yếu lấy công làm lãi để giữ chân khách hàng, ổn định lao động và sản xuất trong lâu dài chứ không “ngóng” kiếm lợi nhuận nhiều.

Ngành dệt may - thời trang hướng tới sản xuất xanh, bền vững
Doanh nghiệp dệt may bắt tay vào sản xuất ngay sau Tết Nguyên đán. Ảnh minh hoạ

Ông Phạm Xuân Hồng- Chủ tịch Hội Dệt May Thêu Đan TP. Hồ Chí Minh chia sẻ tương tự khi cho hay, doanh nghiệp thành viên trong hội vẫn có đơn hàng nhưng không dồi dào. Đơn hàng hầu hết được doanh nghiệp chuẩn bị trước Tết Nguyên đán. Hiện các doanh nghiệp đang đôn đốc tìm kiếm đơn hàng để chạy đủ quý I/2024. “Hy vọng từ quý II/2024 tình hình đơn hàng sẽ tốt hơn”, ông Phạm Xuân Hồng nói.

Ông cũng đồng thời thông tin, hiện một số nhà mua hàng lớn đang có ý định chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc. Việt Nam là một trong số các lựa chọn, do vậy doanh nghiệp trong nước kỳ vọng đơn hàng sẽ “sáng sủa” hơn nữa trong thời gian tới.

Chung bối cảnh với doanh nghiệp khu vực phía Nam, doanh nghiệp dệt may khu vực phía Bắc cũng bắt tay vào sản xuất ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày. Công ty TNHH sản xuất dịch vụ và thương mại Trường Phát (Thanh Hoá) đang sản xuất hết công suất để thực hiện đúng tiến độ các đơn hàng xuất khẩu trong năm 2024. Việc ký kết được đơn hàng xuất khẩu quần áo đi Nga năm 2024 là tín hiệu tích cực, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, tạo công ăn việc làm người lao động. Hiện doanh nghiệp đang xây dựng nhà máy mới, sản lượng tối đa 5 triệu sản phẩm và dự kiến tuyển dụng thêm 1.000 công nhân.

Tương tự, Công ty TNHH South Fame Garments LLimitted (Thanh Hoá) đã chủ động được các đơn hàng cho sản xuất quý I, II/2024 và đang tích cực sản xuất.

Hay với Tổng Công ty May 10- CTCP (Hà Nội), theo ông Thân Đức Việt, năm 2024, ngành dệt may còn phải đối diện với hàng loạt khó khăn từ việc áp dụng cơ chế EPR (trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất) và CBAM (cơ chế điều chỉnh biên giới carbon) cũng như Chiến lược "thời trang bền vững" thay cho "thời trang nhanh", Chỉ thị tra soát chuỗi cung ứng của OECD của EU; Luật thẩm định chuỗi cung ứng của Đức...

Hơn nữa, đơn hàng xuất khẩu dự kiến tiếp tục giảm, xu thế số lượng nhỏ, thời gian giao hàng nhanh, chuỗi cung ứng còn rủi ro, chi phí đầu vào cao. Cùng với đó là rủi ro nghĩa vụ trả nợ, rủi ro lãi suất, tỷ giá giảm. Xu hướng chuyển đổi số, kinh doanh tuần hoàn diễn ra nhanh… là những vấn đề đặt ra với dệt may thời gian tới.

Tuy nhiên, năm nay May 10 vẫn quyết tâm đạt mục tiêu doanh thu 4.500 tỷ đồng vượt 6,6% so với năm 2023; lợi nhuận 130 tỷ đồng vượt 5,7 % so với năm 2023; thu nhập bình quân 9.500.000 đồng/người/tháng tăng 2,7% so với năm 2023.

Dệt may là một trong 4 ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ USD trong tháng đầu tiên của năm 2024. Nguyên nhân là do doanh nghiệp trong ngành đã nỗ lực xoay sở để có đơn hàng cho sản xuất. Bên cạnh đó, thị trường dệt may có khởi sắc từ cuối năm 2023 kéo dài sang những tháng đầu tiên của năm 2024 cũng giúp doanh nghiệp dễ thở hơn về đơn hàng cho sản xuất.

Nhận định về tình hình ngành dệt may Việt Nam năm 2024, ông Vũ Đức Giang- Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam nhấn mạnh, năm 2024 vẫn tiếp tục là năm thử thách với ngành dệt may Việt Nam, do đó doanh nghiệp dệt may không chủ quan trước những thuận lợi mới xuất hiện, không tự mãn nhưng cũng không buông xuôi trước khó khăn.

Để đạt được mục tiêu 44 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2024 đòi hỏi sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp dệt may trong nước. Bên cạnh đó, cần sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước bằng các chính sách kịp thời.

Theo đó, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng đề xuất, đối với gói hỗ trợ 40 ngàn tỷ đồng cho giảm lãi suất 2% đang triển khai rất chậm tại các ngân hàng thương mại đề nghị Nhà nước nghiên cứu chuyển sang hỗ trợ các dự án chuyển đổi xanh để đáp ứng các quy định mới của thị trường.

Giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội, sửa đổi quy định hưởng lương hưu để giảm số lao động rút bảo hiểm xã hội 1 lần, sửa đổi quy định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp để tránh lao động nhảy việc, giảm tỷ lệ doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn về tối đa 1% và giảm tỷ lệ nộp lên công đoàn cấp trên tối đa 15%.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu dệt may

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

54/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong 4 tháng đầu năm là kết quả đáng mừng, chứng tỏ sự hồi phục khá đồng đều của ngành công nghiệp.
Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Trong tháng 4/2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có sự phục hồi tích cực với chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 10,26% so với cùng kỳ.
Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Tháng 4/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận phục hồi tích cực, trong đó ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng tới 26,86%.
Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Dịp lễ được nghỉ liên tục 5 ngày nhưng để đảm bảo tiến độ đơn hàng, đa số các doanh nghiệp phải sắp xếp lại lịch hoạt động sản xuất.
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Từ đầu năm tới nay, Nam Định luôn nằm trong top tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước.

Tin cùng chuyên mục

Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Đồng được dự báo sẽ quyết định trật tự kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 trong bối cảnh nhiều nước đang chạy đua để hoàn thiện quá trình chuyển đổi năng lượng.
2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

Bình Thuận đã đưa ra một số khó khăn và khuyến nghị để phát triển cụm công nghiệp tại địa phương.
4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo, bảo vệ sản xuất trong nước.
Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Dù tăng 2,95% nhưng đây vẫn là mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây của Yên Bái.
Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Theo các chuyên gia, công nghiệp hỗ trợ vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên cần có những chính sách hỗ trợ đủ mạnh, tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn đánh giá Bộ Công Thương đã có cuộc làm việc quan trọng, giúp nâng năng lực cạnh tranh ngành da giày Việt Nam
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.
Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định kiên quyết thu hồi các dự án không đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu nhằm hoàn thành kế hoạch cũng như thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng 25/4, tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy Túi xách Việt Nam
Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ được xem là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, từ đó giúp tự chủ công nghiệp.
Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam là quốc gia duy nhất có thể tham gia đầy đủ các công đoạn của chuỗi bán dẫn và chỉ có 18 tháng để chớp ''thời cơ vàng'' với công nghiệp bán dẫn.
Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Ông Nguyễn Thế Hiệp- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực.
Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Với chủ trương hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp cùng cơ chế hỗ trợ về chính sách đã giúp tỉnh Bắc Giang tạo được nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư
Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Nhằm tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày, ngày 25/4/2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn sẽ làm việc với Lefaso.
Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.
Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang có buổi tiếp xúc cử tri tại tỉnh Thái Nguyên lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trong kháng chiến chống Mỹ, ngành Quân giới đã khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo các đơn vị vào cuộc quyết liệt tháo gỡ khó khăn và vướng mắc trong đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động