Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Liên tục tìm cách đa dạng hóa thị trường và khách hàng, linh hoạt thích ứng, nhiều doanh nghiệp đã hái quả ngọt khi có đủ đơn hàng cho cả năm 2024.
Doanh nghiệp tận dụng cơ hội, mở rộng thị trường xuất khẩu Mở rộng thị trường, xuất khẩu rau quả tiếp đà tăng cao

Liên tiếp hái quả ngọt

Vừa xuất một đơn hàng đi thị trường Jordan, ông Phạm Quang Anh - CEO Công ty TNHH May mặc Dony cho biết, trái ngược với bức tranh chung của xuất khẩu dệt may, năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, doanh nghiệp đón nhận lượng đơn hàng lớn, doanh thu tăng cao. Tính đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp đã có đủ đơn hàng đến hết tháng 7/2024, và khoảng 60% đơn hàng cho những tháng tiếp theo.

Đây là “trái ngọt” của hành trình đi tìm đơn hàng tại các nước ở châu Âu, Trung Đông và Đông Nam Á. Theo ông Quang Anh, từ cuối năm 2022 khi đơn hàng sụt giảm, nhịp sản xuất thưa dần, doanh nghiệp đã bắt tay vào việc chuyển hướng thị trường.

Sau 2 năm chuyển hướng sang các thị trường mới như: UAE, Jordan, Malaysia, Campuchia… doanh nghiệp đã giảm bớt được rủi ro về đơn hàng. Hiện khối thị trường Trung Đông và Asean đang chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của đơn vị.

Đáng chú ý, tại thị trường Campuchia, theo ông Quang Anh, mặc dù đây là thị trường mới, song lượng đơn hàng khá dồi dào. Thông thường ngành dệt may sẽ bán chạy nhất vào dịt Tết Nguyên đán với thị trường Việt Nam, Trung Quốc và dịp Tết Dương lịch với các thị trường châu Âu, Mỹ, Trung Đông. Riêng thị trường Campuchia, do ngày Tết của họ rơi vào tháng 4/2024, nên nó nghịch mùa với tất cả các thị trường khác.

“Mùa thấp điểm của thị trường truyền thống thì là cao điểm của Campuchia. Nhờ đó, doanh nghiệp có đủ đơn hàng để sản xuất trong cả năm. Dự kiến năm 2024, doanh số của công ty sẽ tăng 15%”, ông Phạm Quang Anh chia sẻ.

Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt
Liên tiếp mở rộng thị trường, nhiều doanh nghiệp hái quả ngọt

Cũng liên tiếp nhận các đơn hàng xuất khẩu sang các thị trường, bà Mai Thị Nhân - Giám đốc Công ty TNHH Ngọc Tùng (chuyên sản xuất và xuất khẩu mực, bạch tuộc) cho hay, những năm trước, thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp chủ yếu ở châu Âu và một số thị trường châu Á với sản lượng xuất khẩu khoảng 1.500 tấn các loại. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường châu Âu gần như không có đơn hàng do bị “thẻ vàng”.

Trước khó khăn đó, doanh nghiệp đã chuyển đổi thị trường bán lẻ sang Hàn Quốc, Nga. Dù đơn hàng giảm so với những năm trước nhưng công ty cũng đã ký kết được các đơn hàng cho cả năm 2024 với sản lượng khoảng 800 tấn. Để bảo đảm kế hoạch năm, ngoài nguồn nguyên liệu mua trong nước, doanh nghiệp đang tích cực tìm kiếm thêm các thị trường nước ngoài để nhập khẩu nguyên liệu.

Trong khi đó, với Công ty CP Thực phẩm Bình Tây - doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng như: Bún, miến, phở, mì sang các thị trường như Hàn Quốc, Mỹ, Canada, bà Lê Thị Giàu, Chủ tịch HĐQT công ty này đánh giá, năm 2024 là năm nhiều thuận lợi với các doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm.

Theo bà Giàu, hiện tại, Công ty CP Thực phẩm Bình Tây đã có đủ đơn hàng xuất khẩu cho cả năm, thậm chí hàng sản xuất ra không đủ bán. Doanh nghiệp dự kiến xuất khẩu khoảng 800-1.000 container trong năm nay và kỳ vọng doanh thu sẽ tăng hơn 300%.

Kết quả này là nhờ việc tích cực tham gia các diễn đàn, hội chợ xuất khẩu trong thời gian qua. Từ đó giúp doanh nghiệp tìm kiếm, đa dạng được khách hàng. “Với các sản phẩm đạt chuẩn, đảm bảo chất lượng, quy cách đóng gói theo các tiêu chuẩn HACCP, ISO… thông qua các hội chợ, doanh nghiệp có cơ hội kết nối tiếp cận được với các hệ thống bán lẻ lớn. Từ đó gia tăng xuất khẩu”, bà Giàu chia sẻ và cho biết thêm hiện doanh nghiệp đang mở rộng nhà máy sản xuất miến với công suất 5.000 tấn/năm tại Đồng Nai.

Vẫn còn những thách thức

Mặc dù thị trường xuất khẩu có nhiều thuận lợi, song các chuyên gia cho rằng, thách thức vẫn còn ở phía trước khi xung đột địa chính trị vẫn diễn biến phức tạp và khó lường.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, do xung đột ở Biển Đỏ nên thời gian vận chuyển rau quả vào châu Âu, Trung Đông, Bắc Phi tăng thêm 15-18 ngày, đẩy chi phí vận chuyển lên gấp đôi, làm tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm, làm giảm lợi thế cạnh tranh với sản phẩm của các nước Nam Mỹ (đường vận chuyển hàng của các nước này không đi qua Biển Đỏ). Một số doanh nghiệp đã phải chuyển sang đường hàng không khiến giá thành cao hơn, lượng hàng ít đi.

Bà Lê Thị Giàu cho biết thêm, ngay trong quý I, các doanh nghiệp đã đối mặt với bất ổn về giá thành, chi phí. Ngoài chi phí vận chuyển hàng hóa tăng do xung đột ở Biển Đỏ, chi phí nguyên liệu đầu vào của ngành thực phẩm đang tăng. Trong khi đó, khó có thể đàm phán tăng giá với khách hàng.

Trong bối cảnh đó, để thích ứng doanh nghiệp đã phải đầu tư thêm dây chuyền công nghệ tăng năng suất. Đồng thời giám sát, quản lý chi phí đầu vào.

Với các doanh nghiệp ngành gỗ, ông Điền Quang Hiệp - Tổng giám đốc Công ty TNHH Minh Phát 2 (Mifaco) nhìn nhận, cùng với việc phát triển mẫu mã mới, doanh nghiệp đang tập trung kiện toàn bộ máy, tìm giải pháp tiết giảm chi phí. “Dù khó khăn, công ty vẫn dành ngân sách nhất định để đầu tư máy móc nhằm giảm chi phí nhân công, thông tin tới người lao động để tạo sự đồng lòng, quyết tâm cùng doanh nghiệp tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh”, ông Điền Quang Hiệp nhấn mạnh.

Hà Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu dệt may

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những nhóm hàng nào được các tập đoàn thu mua quốc tế săn lùng tại Viet Nam International Sourcing 2024?

Những nhóm hàng nào được các tập đoàn thu mua quốc tế săn lùng tại Viet Nam International Sourcing 2024?

Tại sự kiện Viet Nam International sourcing 2024 nhà mua hàng quốc tế tìm kiếm các mặt hàng có xuất xứ Việt Nam như quần áo thời trang, giày dép, đồ nội thất...
Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Sự nỗ lực của các bên sẽ đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê đáp ứng yêu cầu Quy định chống phá rừng của EU (EUDR).
Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến

Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến

3 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang các thị trường chính đều ghi nhận mức tăng trưởng cao. Đáng chú ý, thị trường Hàn Quốc, Thái Lan có mức tăng đột biến.
Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Tại nhiều vùng trồng thanh long ở Tiền Giang, Long An, Bình Thuận giá thanh long đang dao động quanh mức 30.000 - 40.000 đồng/kg, tăng 10.000 - 15.000 đồng/kg.
Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Từ doanh thu tăng trưởng vượt mong đợi, doanh nghiệp cho rằng, sàn thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm Việt ra quốc tế.
Canada rà soát giá trị thông thường ghế bọc đệm Việt Nam trong vụ điều tra chống bán phá giá

Canada rà soát giá trị thông thường ghế bọc đệm Việt Nam trong vụ điều tra chống bán phá giá

Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada đang tiến hành rà soát giá trị thông thường trong vụ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với ghế bọc đệm Việt Nam.
Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Robusta chính thức vượt ngưỡng 4.000 USD/tấn

Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Robusta chính thức vượt ngưỡng 4.000 USD/tấn

Giá cà phê toàn cầu tăng mạnh, Robusta chính thức vượt mốc 4.000 USD/tấn.Những lo ngại về vụ mùa cà phê ở Brazil và Việt Nam thúc đẩy hoạt động mua của các quỹ
Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Xây dựng thương hiệu nông sản có 3 cấp độ gồm: doanh nghiệp; ngành hàng/địa phương; quốc gia. Tuy nhiên, ở cả 3 cấp độ này đều đang rất vướng.
Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang hồi hộp theo dõi diễn biến các xung đột cũng như những tác động sau đó để tìm giải pháp ứng phó.
Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu 1,51 triệu tấn lúa mì. Brazil là thị trường nhập khẩu lớn nhất chiếm 42,7% về lượng và 38,6% kim ngạch nhập khẩu lúa mì cả nước.
Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Dù Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu nằm trong Top 3 về sản lượng, nhưng tên tuổi hay sự nhận diện thương hiệu gạo Việt vẫn còn khá mờ nhạt.
Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Hàng dệt may Việt Nam bớt dần áp lực khi những quốc gia cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng này gần như đã hết dư địa để tiếp tục giảm giá nội tệ.
Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Chuyến thăm gần đây của Giám đốc điều hành Tim Cook ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng của Apple.
Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Logistics xanh vẫn đang là một khái niệm tương đối mới đối với Việt Nam và doanh nghiệp trong nước đang đối mặt với nhiều thách thức khi hướng đến mục tiêu này.
Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Giá cà phê xuất khẩu Robusta và Arabica đang diễn biến theo chiều hướng liên tục 'leo thang', giá tuần sau 'xô đổ' kỷ lục của tuần trước.
Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Tính đến ngày 15/3/2024, Canada đã nhập khẩu hơn 8 triệu USD cá tra từ Việt Nam, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2023.
Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Lễ khai mạc Tuần lễ THQG 2024 và Diễn đàn quốc tế THQG Việt Nam 2024 được tổ chức sáng nay 16/4 tại Hà Nội, bên lề là Triển lãm ảnh thành tựu THQG Việt Nam.
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh 2024

Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh 2024

Từ ngày 15-18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh 2024 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn - SECC.
Brazil là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024, chiếm 53,4% tổng lượng và chiếm 54,3% tổng kim ngạch nhập khẩu ngô.
Tiếp cận thị trường Mỹ và những lưu ý cho doanh nghiệp

Tiếp cận thị trường Mỹ và những lưu ý cho doanh nghiệp

Bên cạnh năng lực cung ứng, giá cả cạnh tranh, doanh nghiệp Việt còn phải đáp ứng thêm các tiêu chuẩn về sản phẩm xanh, sạch, có trách nhiệm với môi trường.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động