Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Các chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt đã được nhiều kết quả tích cực.
Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, cần tăng cường hỗ trợ tiếp cận thông tin hơn nữa đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Kết quả tích cực

Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi, chiếm 3/4 diện tích cả nước, dân số khoảng 14,1 triệu người, chiếm 14,7% dân số cả nước. Những vùng này thường có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt đã được nhiều kết quả tích cực. Ảnh: VGP

Thời gian qua, với sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực vươn lên của bà con, đã giúp cho các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 đạt được nhiều kết quả khá tích cực.

Cụ thể: Tỷ lệ nghèo dân tộc thiểu số năm 2022 đã giảm 3,4%, vượt 3% mục tiêu kế hoạch giao. Các nội dung thành phần của chương trình đi sâu, bao phủ hầu hết các mặt của đời sống kinh tế - xã hội với kỳ vọng ưu tiên giải quyết những vấn đề cấp thiết nhất hiện nay của đồng bào dân tộc thiểu số như: Đất ở, nhà ở, nước sạch, đất sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản, cơ sở hạ tầng thiết yếu, giáo dục, đào tạo nghề...

Dù mới đưa vào tổ chức tại thực tiễn địa phương từ nửa cuối năm 2022 nhưng ước tính đến cuối năm 2023, một số chỉ tiêu hoàn thành, vượt mục tiêu kế hoạch được giao như: Tỷ lệ xã, thôn có đường ô tô đến trung tâm xã được trải nhựa hoặc bê tông, cứng hóa; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới, các nguồn điện khác phù hợp và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Đặc biệt, trên cơ sở nguồn lực của chương trình và sự nỗ lực của các địa phương, đến nay nhiều xã, thôn thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn, từng bước hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, ổn định và phát triển. Nhiều vướng mắc, bất cập đã được Chính phủ kịp thời nắm và quyết liệt chỉ đạo cơ quan chức năng tháo gỡ; việc triển khai các dự án, tiểu dự án đã thu được kết quả bước đầu.

Theo đánh giá của cơ quan giám sát, quá trình triển khai thực hiện chương trình đã bám sát mục tiêu tổng quát là “Giảm nghèo nhanh, bền vững, giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn, sắp xếp ổn định dân cư, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, thu hẹp dần khoảng cách mức sống, thu nhập so với bình quân chung của cả nước...”.

Theo ông Hà Việt Quân - Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đến nay cấp Trung ương đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ xây dựng, ban hành văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện về Chương trình Mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực
Người dân xã Pù Nhi, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) thu hoạch mận để trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: Bích Nguyên

Từ thực tiễn địa phương, ông Đầu Thanh Tùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - cho biết: Chương trình đã góp phần thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của tỉnh; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Tại Thanh Hóa, tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi giảm từ 19,9% xuống còn 15,19% theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022-2025 (giảm 4,81%), tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số năm 2022 giảm từ 27,23% xuống còn 19,86% (giảm 7,37%); thu nhập bình quân đầu người khu vực miền núi năm 2022 đạt 38,12 triệu đồng, thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022 đạt 34,6 triệu đồng.

Hay tại Tuyên Quang, theo ông Nguyễn Thế Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang: Chương trình có ý nghĩa rất quan trọng, tác động sâu rộng đến hầu hết các xã, thôn, bản và số đông người dân trong tỉnh. Tuy vậy, một số nội dung chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân nhưng các địa phương được giao nguồn vốn đầu tư phát triển, do vậy sẽ không có khả năng thực hiện nếu không có sự điều chính các quy định, hướng dẫn của Trung ương.

Đẩy mạnh tuyên truyền

Tuy đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng đến nay chương trình vẫn còn một số mục tiêu quan trọng chưa thực hiện được như: Khoảng cách chênh lệch, mức sống giữa các dân tộc, vùng miền chưa được thu hẹp; vùng đồng bào dân tộc miền núi cơ bản không còn hộ đói nhưng Chính phủ vẫn phải cấp hàng chục ngàn tấn gạo từ nguồn dự trữ Quốc gia để hỗ trợ cho các tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số; vẫn còn 1.551 xã đặc biệt khó khăn; chưa hoàn thành công tác định canh, định cư, chấm dứt tình trạng di cư tự do; chưa giải quyết được vấn đề đất sản xuất cho nông dân thiếu đất; khả năng tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế; hủ tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan chậm được khắc phục…

Vì vậy, theo ông Đinh Xuân Thắng – Phó Vụ trưởng Tuyên truyền, Ủy ban Dân tộc: Thời gian tới cần tập trung tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin thiết yếu cho xã hội, đặc biệt là thông tin có liên quan đến cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, thông tin cho người dân sống trên địa bàn các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực
Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền đến đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ông Đinh Xuân Thắng cho biết thêm: Chính sách giảm nghèo giai đoạn 2021 – 2025 thông tin là 1 trong 6 dịch vụ xã hội cơ bản trong chuẩn nghèo đa chiều (việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông tin). Trong đó, sự thiếu hụt thông tin với đồng bào các dân tộc thiểu số, người sống ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo… được xét trên 2 tiêu chí: Sử dụng dịch vụ viễn thông (hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng dịch vụ Internet) và tài sản phục vụ tiếp cận thông tin (hộ gia đình không có phương tiện nào trong số các phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin: Phương tiện dùng chung: Tivi, radio, máy tính để bàn, điện thoại; phương tiện cá nhân: Máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh).

Mặc dù đã được Đảng và Nhà nước quan tâm hỗ trợ, đầu tư phát triển, nhưng do xuất phát điểm thấp nên vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đến nay vẫn là nơi khó khăn nhất; chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất; kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất; tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao nhất. Do đó, việc quan tâm về mọi mặt cho các tỉnh miền núi và dân tộc thiểu số cũng như hỗ trợ truyền tải thông tin có yếu tố quyết định trong công cuộc giảm nghèo thông tin theo mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra.

Ông Thắng dẫn ví dụ thực tế khi đi phỏng vấn ở Hà Giang: Nhiều hộ nghèo được cấp tivi, radio, nhưng chưa bao giờ mở ra, không xem, không nghe và không có thời gian nghe. “Ví dụ đồng bào Mông ở Hà Giang đi làm từ 3 giờ sáng đến 9 – 10 giờ tối mới về thì xem tivi vào lúc nào”, ông Thắng chia sẻ.

Vì vậy, chuyên gia cho rằng, việc cấp thiết bị cho hộ nghèo cũng có hai mặt, bởi cần định hướng tốt, đánh giá đúng thực trạng, có thiết bị nhưng dùng như thế nào là nội dung cần phản ánh khách quan, do đó việc thông tin đến với vùng đồng bào dân tộc thiểu số là rất quan trọng.

Cùng quan điểm với ông Thắng, chia sẻ giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả giảm nghèo bền vững cho giai đoạn 2022-2025, nhiều chuyên gia cũng nhấn mạnh: Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo; động viên, hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội.

Bên cạnh đó, hoàn thiện chính sách giảm nghèo, chuẩn nghèo đa chiều gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; đổi mới cách tiếp cận về giảm nghèo…

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực
Sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo

Đồng thời huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm nguồn lực, đồng thời huy động tối đa các nguồn lực xã hội tham gia công tác giảm nghèo bền vững.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan điều phối về giảm nghèo các cấp theo hướng tập trung, thống nhất đầu mối quản lý…

Hiện nay, công tác dân tộc, miền núi có nhiều chuyển biến tích cực. Tất cả các huyện đều có đường đến trung tâm huyện; 98,4% xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 100% xã được tiếp cận với điện lưới quốc gia; tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện đạt 93,9%; 100% xã có trường tiểu học và trung học cơ sở, 99,7% xã có trường mầm non, mẫu giáo; 99,3% xã có trạm y tế; gần 100% số xã có nhà văn hóa hoặc điểm bưu điện văn hóa.
Tâm An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc thiểu số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sớm hoàn thiện, ban hành nghị định mới về giá đất

Sớm hoàn thiện, ban hành nghị định mới về giá đất

Chiều 24/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc nghe báo cáo, cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về giá đất.
Bắc Giang: Gần 23 nghìn thí sinh sẽ thi tuyển vào lớp 10

Bắc Giang: Gần 23 nghìn thí sinh sẽ thi tuyển vào lớp 10

Năm học 2024 – 2025, tỉnh Bắc Giang có gần 23 nghìn học sinh Trung học Cơ sở tham gia dự thi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân liên quan vụ cháy khiến 14 người tử vong

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân liên quan vụ cháy khiến 14 người tử vong

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội có Công điện chỉ đạo các ngành chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan vụ cháy.
Cảnh sát dùng máy cắt thủy lực giải cứu lái xe mắc kẹt trong cabin

Cảnh sát dùng máy cắt thủy lực giải cứu lái xe mắc kẹt trong cabin

Do lái xe bị mắc kẹt trong cabin sau tai nạn có thể nguy hiểm đến tính mạng, cảnh sát đã dùng máy cắt thủy lực, dùng thiết bị banh cứu tài xế mắc kẹt ra ngoài.
Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự đến năm 2030

Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự đến năm 2030

Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo.

Tin cùng chuyên mục

Hội thao Bộ Công Thương mở rộng lần thứ XII năm 2024: Văn hóa, vui vẻ, đoàn kết

Hội thao Bộ Công Thương mở rộng lần thứ XII năm 2024: Văn hóa, vui vẻ, đoàn kết

Đúng với tinh thần “Văn hóa, thể thao, vui vẻ, đoàn kết”, vận động viên tham gia hội thao Bộ Công Thương mở rộng đã cống hiến cho khán giả nhiều pha đấu hay.
Công đoàn Công Thương Việt Nam thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch

Công đoàn Công Thương Việt Nam thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch

Lãnh đạo Công đoàn Công Thương Việt Nam vừa tới thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh khó khăn Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch.
Tăng chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội vì quyền lợi của người lao động

Tăng chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội vì quyền lợi của người lao động

Công tác thu hồi tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội đã có những chuyển biến tích cực, song tình trạng này vẫn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp.
Quảng Trị: Tổ chức “Ngày hội đạp xe Vì hòa bình”

Quảng Trị: Tổ chức “Ngày hội đạp xe Vì hòa bình”

"Ngày hội đạp xe Vì hòa bình" với hai hoạt động chính là đạp xe diễu hành và đua xe sẽ được tổ chức tại tỉnh Quảng Trị trong hai ngày 29 và 30/6/2024.
Hình ảnh dàn xe, bình ắc quy được cho là nguồn cơn gây cháy ở Trung Kính

Hình ảnh dàn xe, bình ắc quy được cho là nguồn cơn gây cháy ở Trung Kính

Hình ảnh hàng chục chiếc xe máy và bình ắc quy bày la liệt trên sân được cho là nguồn cơn gây ra vụ cháy nổ tại đường Trung Kính.
Xe khách bốc cháy dữ dội trên cao tốc Pháp Vân – Mai Sơn

Xe khách bốc cháy dữ dội trên cao tốc Pháp Vân – Mai Sơn

Đang lưu thông trên cao tốc Pháp Vân-Cao Bồ-Mai Sơn-QL45 (hướng Ninh Bình đi Hà Nội), chiếc xe khách bỗng dưng bốc cháy, một phần xe bị lửa thiêu rụi trơ khung.
Xuất hiện tình trạng ném đá ô tô trên cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Xuất hiện tình trạng ném đá ô tô trên cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Đơn vị chức năng phát hiện có tình trạng người dân tụ tập ném đá ô tô đang di chuyển trên tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo.
Nhật Bản hỗ trợ đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên ngành công nghiệp ô tô tại IUH

Nhật Bản hỗ trợ đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên ngành công nghiệp ô tô tại IUH

Trong khuôn khổ dự án PIUS (Nhật Bản), Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh là đơn vị trọng điểm triển khai xây dựng ngành đào tạo công nghệ ô tô điện.
Đồng Nai: Tai nạn liên hoàn tại chân cầu vượt Dầu Giây, 2 người thương vong

Đồng Nai: Tai nạn liên hoàn tại chân cầu vượt Dầu Giây, 2 người thương vong

Xe tải tông liên tiếp vào các phương tiện đang lưu thông trên đường ở Đồng Nai và khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương, nhiều phương tiện hư hỏng nặng.
Vùng 5 Hải quân thông tin về tình hình biển, đảo tại tỉnh Cà Mau

Vùng 5 Hải quân thông tin về tình hình biển, đảo tại tỉnh Cà Mau

Từ ngày 21-24/5, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau tổ chức thông tin về biển, đảo tại 3 huyện: Ngọc Hiển, Năm Căn và Phú Tân
Đề nghị kiểm soát tình trạng nhập lậu bột xương thịt từ vùng dịch bò điên

Đề nghị kiểm soát tình trạng nhập lậu bột xương thịt từ vùng dịch bò điên

Lo ngại tình trạng nhập lậu bột xương thịt từ vùng dịch bò điên vào Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra văn bản chỉ đạo.
430 vận động viên tham dự hội thao Bộ Công Thương mở rộng lần thứ XII năm 2024

430 vận động viên tham dự hội thao Bộ Công Thương mở rộng lần thứ XII năm 2024

Sáng ngày 24/5 đã khai mạc Hội thao Bộ Công Thương mở rộng lần thứ XII năm 2024. Hội thao năm nay diễn ra trong 2 ngày 24 và 25/5.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy khiến 14 người tử vong

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy khiến 14 người tử vong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả, khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy nhà dân tại phố Trung Kính.
Khai mạc hội thao Bộ Công Thương mở rộng lần thứ XII năm 2024

Khai mạc hội thao Bộ Công Thương mở rộng lần thứ XII năm 2024

Sáng 24/5, Công đoàn Bộ Công Thương phối hợp với Đoàn Thanh niên, các đơn vị thuộc Bộ tổ chức Lễ khai mạc hội thao Bộ Công Thương mở rộng lần thứ XII năm 2024.
Quyết tâm gỡ ‘thẻ vàng’ IUU: Xử lý triệt để tàu cá vi phạm về giám sát hành trình

Quyết tâm gỡ ‘thẻ vàng’ IUU: Xử lý triệt để tàu cá vi phạm về giám sát hành trình

Quản lý đội tàu, truy xuất nguồn gốc và xử lý thật nghiêm tàu cá vi phạm giám sát hành trình là những giải pháp để tháo gỡ ‘thẻ vàng’ IUU.
Đã xác định được nguyên nhân ban đầu vụ cháy 14 người tử vong

Đã xác định được nguyên nhân ban đầu vụ cháy 14 người tử vong

Bước đầu xác định, hỏa hoạn bắt nguồn từ sân, khu vực để xe đạp điện của cửa hàng sửa chữa xe đạp điện dưới tầng 1 sau đó lan lên các tầng trên của ngôi nhà.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đến hiện trường vụ cháy nhà trọ tại Trung Kính

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đến hiện trường vụ cháy nhà trọ tại Trung Kính

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đến kiểm tra, chỉ đạo tại hiện trường vụ cháy nhà trọ tại Trung Kính (quận Cầu Giấy, Hà Nội) khiến 14 người tử vong.
Chùm ảnh hiện trường vụ cháy nhà trọ khiến 14 người tử vong ở Hà Nội

Chùm ảnh hiện trường vụ cháy nhà trọ khiến 14 người tử vong ở Hà Nội

Vụ cháy lớn tại nhà 5 tầng, đường Trung Kính (Hà Nội) đã khiến 14 người tử vong. Hiện, lực lượng chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ nguyên nhân.
Nam thanh niên kể phút đập tường cứu 3 người trong vụ cháy tại Trung Hòa

Nam thanh niên kể phút đập tường cứu 3 người trong vụ cháy tại Trung Hòa

Vụ cháy tại Trung Kính (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) khiến 14 người tử vong, nhiều người bị thương.
Vụ cháy nhà trọ tại Trung Kính: Cập nhật mới nhất về tình hình sức khoẻ các nạn nhân

Vụ cháy nhà trọ tại Trung Kính: Cập nhật mới nhất về tình hình sức khoẻ các nạn nhân

Hiện có 3 nạn nhân trong vụ cháy tại Trung Kính (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đang cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Giao thông vận tải.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động