Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Kiểm toán nhà nước đồng hành cùng các địa phương trong thực thi công tác quản lý tài chính công

Nhiều địa phương đã thực hiện chi tiêu ngân sách, quản lý tài sản công, tài chính công đúng theo quy định khi có sự đồng hành và tháo gỡ từ Kiểm toán nhà nước
Công bố kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công năm 2018 Kiểm toán nhà nước: Phối hợp sâu, rộng trong thực hiện hoạt động giám sát của Quốc hội Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, tài sản công từ hoạt động kiểm toán

Được xem là bộ phận “gác cửa” cho nền tài chính quốc gia thông qua công tác kiểm toán các khoản chi tiêu ngân sách, sử dụng tài chính công và tài sản công, Kiểm toán nhà nước đã đưa ra các khuyến nghị giúp nhiều địa phương “chi đúng, tiêu đủ” ngân sách, chống thất thoát lãng phí và đặc biệt là hoàn thiện công tác quản lý tài chính công. Và TP. Hồ Chí Minh là một ví dụ.

Gợi mở hướng giải quyết từ những thực tế phát sinh trong công tác kiểm toán

Tại TP. Hồ Chí Minh, địa phương được xem là đầu tàu kinh tế, tạo động lực lan tỏa không chỉ cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà cả nước, thời gian qua, thành phố được Quốc hội trao thêm thẩm quyền và thí điểm các cơ chế đặc thù vượt trội trên các lĩnh vực quản lý nhà nước.

Kiểm toán nhà nước đồng hành cùng các địa phương trong thực thi công tác quản lý tài chính công

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Hà Thị Mỹ Dung đại diện Kiểm toán nhà nước ký quy chế phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (UBND) TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bình Dương, Tây Ninh, Long An vào đầu năm 2024

Theo đánh giá của các chuyên gia và cơ quan quản lý, những cơ chế, chính sách đặc thù mà thành phố được áp dụng đã giúp địa phương tháo gỡ nhiều điểm nghẽn về cơ chế, chính sách; chính quyền thành phố được chủ động, linh hoạt thực hiện các thẩm quyền nhằm khơi thông nguồn lực vốn, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của một đô thị đặc biệt. Tuy nhiên, công tác quản lý tài chính công nói chung và việc triển khai các cơ chế, chính sách đặc thù nói riêng đòi hỏi phải có cơ chế kiểm tra, giám sát, tránh nguy cơ tiềm ẩn phát sinh, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực trên địa bàn và trái với các quy định của pháp luật.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Văn Dũng chia sẻ, trong suốt gần 30 năm qua, quá trình thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát và hoàn thiện công tác quản lý tài chính - ngân sách nhà nước của thành phố luôn có sự đồng hành của Kiểm toán nhà nước, mà đại diện và trực tiếp là Kiểm toán nhà nước khu vực IV. Với vai trò kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, bên cạnh việc triển khai kiểm toán theo kế hoạch hằng năm, Kiểm toán nhà nước còn phối hợp triển khai kiểm toán một số nội dung theo đề nghị của thành phố. “Trong quá trình kiểm toán, các Đoàn kiểm toán và Kiểm toán viên nhà nước đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, minh bạch, công khai, lắng nghe, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc phát sinh của thành phố và đưa ra kết luận phù hợp theo quy định, có xem xét đến đặc thù và quy mô riêng của địa phương”- ông Dũng nhấn mạnh.

Thực tế cho thấy, thông qua hoạt động kiểm toán, Kiểm toán nhà nước đã phát hành các báo cáo kiểm toán liên quan việc quản lý, điều hành ngân sách của Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó đã đánh giá, nêu bật được những mặt tích cực của thành phố trong công tác quản lý, điều hành và sử dụng ngân sách của các cấp ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách; hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị được kiểm toán hiểu đúng, hiểu rõ và thực hiện đúng các quy định trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách; chỉ ra những hạn chế, sai sót cần khắc phục, kiến nghị thu hồi về ngân sách nhiều khoản chi sai, nhiều khoản thu chưa đúng, chưa đủ. Đồng thời, Kiểm toán nhà nước cũng đã ghi nhận các phát sinh trong thực tiễn điều hành của thành phố, phối hợp với thành phố báo cáo, kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành xem xét, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách không còn phù hợp với thực tế tại địa phương để hoàn thiện hệ thống pháp luật ngày càng chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu quản lý của Trung ương và địa phương.

Theo ông Nguyễn Văn Dũng, các kết luận kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đã được các cấp chính quyền thành phố quan tâm, sát sao chỉ đạo thực hiện. Qua đó, nhiều sai phạm được khắc phục, nhiều tập thể, cá nhân có sai phạm mà Kiểm toán nhà nước nêu ra trong báo cáo kiểm toán bị kiểm điểm trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, trong năm 2023, thực hiện phiên giải trình với Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội về “Việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước đến hết niên độ ngân sách nhà nước năm 2021”, Kiểm toán nhà nước khu vực IV đã phối hợp chặt chẽ với thành phố rà soát việc thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán ngân sách địa phương và chuyên đề tồn đọng từ nhiều niên độ kiểm toán trước (niên độ 2006-2020), tiếp tục thu hồi vào ngân sách thành phố số tiền hơn 7.531 tỷ đồng; phối hợp, hỗ trợ các đơn vị tháo gỡ các khó khăn trong quá trình thực hiện kiến nghị kiểm toán, góp phần đẩy nhanh tiến độ, hiệu quả thực hiện kiến nghị kiểm toán.

Phối hợp chặt chẽ để tăng cường kỷ luật, kỷ cương quản lý tài chính công

Với mô hình mới “thành phố trong thành phố”, thực hiện Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16/11/2020 của Quốc hội, từ năm ngân sách 2022, 16 quận của thành phố trở thành đơn vị dự toán cấp I, ngân sách cấp huyện chỉ còn thành phố Thủ Đức và 05 huyện; để tạo điều kiện, nguồn lực cho các quận - huyện và thành phố Thủ Đức chủ động thực hiện chức năng, các nhiệm vụ được phân công, TP. Hồ Chí Minh phải điều chỉnh phân cấp ngân sách cho phù hợp thực tiễn và quy định. Với kinh nghiệm, kiến thức thực tiễn được tích lũy, trên cơ sở quy định hiện hành, Kiểm toán nhà nước khu vực IV đã trực tiếp đánh giá sự nỗ lực điều hành ngân sách của thành phố khi thực hiện mô hình chính quyền đô thị; đồng thời, kiến nghị Thành phố hướng dẫn 16 quận thực hiện các thủ tục về chuyển giao ngân sách theo mô hình chính quyền đô thị, kiến nghị nghiên cứu, xây dựng và đề xuất cấp có thẩm quyền tăng cường phân cấp quản lý một số nội dung đặc thù trong lĩnh vực tài chính - ngân sách nhằm khắc phục các hạn chế, vướng mắc khi thực hiện tổ chức chính quyền đô thị mà Kiểm toán nhà nước đã chỉ ra trong quá trình thực hiện kiểm toán.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng khẳng định, trong suốt thời gian qua, Kiểm toán nhà nước đã đồng hành, góp phần tích cực cùng với các cấp chính quyền thành phố trong việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lập và điều hành dự toán ngân sách hằng năm, phòng chống tham nhũng, tiêu cực và lãng phí, phát huy vai trò giám sát của các cấp chính quyền Thành phố đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài chính công và tài sản công. “Kiểm toán nhà nước và thành phố đã có sự phối hợp chặt chẽ thông qua Quy chế phối hợp giữa Kiểm toán nhà nước với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Quy chế phối hợp được Kiểm toán nhà nước và thành phố tổng kết, đánh giá, cập nhật phù hợp từ thực tiễn được đúc kết và định hướng hoàn thiện công tác kiểm toán theo từng giai đoạn. Đây là nền tảng để Thành phố Hồ Chí Minh với sự hỗ trợ của Kiểm toán nhà nước tiếp tục đồng hành, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ phối hợp, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tài chính công, tài sản công”- ông Dũng nhấn mạnh.

Thùy Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kiểm toán nhà nước

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Triển khai Luật Phòng, chống bạo lực gia đình: Bảo đảm đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả

Triển khai Luật Phòng, chống bạo lực gia đình: Bảo đảm đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/5/2024 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
20.000 bác sĩ tham gia Hành trình thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ tham gia Hành trình thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Khoảng 20.000 bác sĩ trẻ sẽ tham gia khám bệnh cho người dân theo hình thức trực tiếp và trực tuyến trong chuỗi Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác...
Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành chiếu sáng Việt Nam

Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành chiếu sáng Việt Nam

Chuyển đổi số trong ngành chiếu sáng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và gia tăng giá trị sản phẩm trong lĩnh vực chiếu sáng.
Mức chênh lệch lương hưu khi nghỉ hưu trước và sau cải cách tiền lương

Mức chênh lệch lương hưu khi nghỉ hưu trước và sau cải cách tiền lương

Việc cải cách tiền lương sẽ làm phát sinh chênh lệch khá lớn về lương hưu giữa người nghỉ hưu trước và sau ngày 1/7/2024?
Vụ cháy tại Đường Láng, Hà Nội: 50 người đã được lực lượng chữa cháy hướng dẫn thoát nạn

Vụ cháy tại Đường Láng, Hà Nội: 50 người đã được lực lượng chữa cháy hướng dẫn thoát nạn

50 người tại Tòa nhà số 1174 Đường Láng, Hà Nội đã được lực lượng PCCC&CNCH Công an Hà Nội kịp thời hướng dẫn thoát nạn an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Thời tiết hôm nay ngày 18/5/2024: Bắc Bộ có mưa dông, đề phòng lốc, sét, mưa đá

Thời tiết hôm nay ngày 18/5/2024: Bắc Bộ có mưa dông, đề phòng lốc, sét, mưa đá

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 18/5/2024: Khu vực Bắc Bộ, từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận và Tây Nguyên có mưa dông, cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét, mưa đá.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 18/5/2024: Có mưa rào và dông, trong mưa dông khả năng xảy ra lốc xoáy

Dự báo thời tiết biển hôm nay 18/5/2024: Có mưa rào và dông, trong mưa dông khả năng xảy ra lốc xoáy

Thời tiết biển hôm nay 18/5/2024, ở khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa rào và dông rải rác. Trong mưa dông khả năng xảy ra lốc.
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 18/5/2024: Hà Nội ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 18/5/2024: Hà Nội ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 18/5/2024, Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.
Hà Nội: Cháy lớn tại đường Láng, nhiều người leo lên nóc nhà chờ cứu hộ

Hà Nội: Cháy lớn tại đường Láng, nhiều người leo lên nóc nhà chờ cứu hộ

Hỏa hoạn xảy ra tại ngôi nhà 4 tầng số 1174, trên đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội, nhiều người lên nóc nhà thoát thân và đã được cứu hộ kịp thời.
Chính phủ thông qua Đề nghị Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực

Chính phủ thông qua Đề nghị Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết thống nhất thông qua Đề nghị Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực.
Trao giải Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 năm 2024

Trao giải Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 năm 2024

Ban tổ chức Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 đã trao 1 giải Nhất, 3 giải Nhì, 5 giải Ba, 30 giải Khuyến khích, 61 giải Cây bút triển vọng,...
Nhà giáo được hưởng lợi gì từ quy định Chứng chỉ hành nghề

Nhà giáo được hưởng lợi gì từ quy định Chứng chỉ hành nghề

Một trong những quy định mới được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội là quy định Chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo.
Tìm lời giải cho sự mất cân đối thị trường lao động

Tìm lời giải cho sự mất cân đối thị trường lao động

Thị trường lao động dần trở lại xu hướng phát triển bình thường như trước dịch Covid-19, nhưng hiện tượng mất cân đối cung - cầu vẫn diễn ra.
3 bảng lương mới của quân đội khi thực hiện cải cách tiền lương

3 bảng lương mới của quân đội khi thực hiện cải cách tiền lương

Khi cải cách tiền lương, 3 bảng lương mới theo vị trí việc làm của quân đội, công an thay thế 2 bảng lương hiện hành quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Áp quy định giá tối đa sách giáo khoa từ 1/7/2024

Áp quy định giá tối đa sách giáo khoa từ 1/7/2024

Bộ Giáo dục & Đào tạo đang phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu quy định giá tối đa sách giáo khoa để thực hiện từ ngày 1/7/2024.
35 phóng viên, biên tập viên tham gia khóa bồi dưỡng “Kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương”

35 phóng viên, biên tập viên tham gia khóa bồi dưỡng “Kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương”

Ngày 17/5 tại Hà Nội, 35 phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí đã tham gia khóa bồi dưỡng “Kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương”.
Quy định mới về tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

Quy định mới về tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

Chính phủ đã ban hành quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Quy định về điều tra cơ bản tài nguyên nước

Quy định về điều tra cơ bản tài nguyên nước

Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước. Trong đó quy định về điều tra cơ bản tài nguyên nước.
Độc đáo thúng chai “trét phân bò” ở Phú Yên xuất khẩu 5 châu

Độc đáo thúng chai “trét phân bò” ở Phú Yên xuất khẩu 5 châu

Thúng chai được trét phân bò, dầu rái của người dân Phú Yên xuất khẩu khắp các nước, tạo sinh kế và bảo tồn nghề khỏi nguy cơ mai một.
Phó Tổng thanh tra Chính phủ đề nghị giải quyết dứt điểm vụ việc khiếu nại kéo dài tại Nam Định

Phó Tổng thanh tra Chính phủ đề nghị giải quyết dứt điểm vụ việc khiếu nại kéo dài tại Nam Định

Sáng 17/5, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy chủ trì tiếp công dân định kỳ tháng 5/2024, vụ việc về chính sách thân nhân người có công tại Nam Định.
Phân loại rác tại nguồn từ 2025: Có kịp không?

Phân loại rác tại nguồn từ 2025: Có kịp không?

Từ 1/1/2025, hành vi không phân loại rác tại nguồn sẽ bị xử phạt. Nhưng đến nay, việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt là bài toán khó giải quyết.
Phát triển du lịch không nên chỉ dựa vào ngành hàng không

Phát triển du lịch không nên chỉ dựa vào ngành hàng không

Tại hội thảo "Hạ nhiệt giá vé máy bay được không?", chuyên gia, doanh nghiệp đã nêu quan điểm rằng, phát triển du lịch không nên chỉ dựa vào ngành hàng không.
Chính thức đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024

Chính thức đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chính thức đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024.
Làm sao để sử dụng tivi tiết kiệm điện hiệu quả nhất?

Làm sao để sử dụng tivi tiết kiệm điện hiệu quả nhất?

Sử dụng tivi là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên sự phát triển của công nghệ đã cho ra những mẫu tivi có khả năng tiết kiệm điện.
Yêu cầu

Yêu cầu ''4 đúng'', ''3 không'' trong tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024

Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng yêu cầu thực hiện “4 đúng”, “3 không” trong tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động