Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Việt Nam trở thành "miền đất lành" cho các nhà đầu tư Đài Loan (Trung Quốc)

Nhiều doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) đặt niềm tin vào Việt Nam khi không ngừng mở rộng nhà máy sản xuất trên các lĩnh vực.
Đài Loan (Trung Quốc) thông báo quy định ghi nhãn xuất xứ hàng dệt may Tái chế chất thải và kinh tế tuần hoàn: Kinh nghiệm từ Đài Loan (Trung Quốc) Kỳ vọng “cú hích” mới với làn sóng đầu tư Đài Loan (Trung Quốc) vào Việt Nam

Trả lời phỏng vấn Vuasanca , Luật sư Nguyễn Hồng Chung, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xúc tiến đầu tư và thương mại DVL IPT, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp Việt Nam (VIPFA) cho biết, nhiều doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) đặt niềm tin vào Việt Nam khi không ngừng mở rộng nhà máy sản xuất trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ngành công nghiệp công nghệ cao.

Việt Nam trở thành
Luật sư Nguyễn Hồng Chung, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xúc tiến đầu tư và thương mại DVL IPT, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp Việt Nam (VIPFA)

PV: Trong bối cảnh dòng vốn FDI toàn cầu đang chững lại, đầu tư của Đài Loan (Trung Quốc) vào Việt Nam lại tăng lên trong vài năm gần đây. Ông đánh giá như thế nào về xu hướng này?

Luật sư Nguyễn Hồng Chung: Trong bối cảnh thế giới bất định, khó lường, cạnh tranh chiến lược gay gắt, kinh tế thế giới phân mảng làm suy giảm và định hình lại dòng vốn đầu tư quốc tế; Việt Nam vẫn là thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư Đài Loan (Trung Quốc) nói riêng, là điểm đến đáng đầu tư nhất trong thời gian tới bởi những thế mạnh của nền kinh tế nước ta.

Thứ nhất, tình hình an ninh, chính trị ổn định là điều kiện quan trọng để quyết định đặt nền móng hoạt động đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã tích cực cải thiện môi trường đầu tư trong những năm gần đây, đưa ra nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài hấp dẫn như: Chính sách thuế, tiếp cận đất đai, mặt bằng sạch, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Thứ hai, Việt Nam có vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi, cửa ngõ giao thương hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Việt Nam hiện được đánh giá là một trong những mắt xích quan trọng trong xu thế dịch chuyển chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như tại khu vực châu Á, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử và công nghệ cao. Cơ sở hạ tầng và công nghệ ngày càng đồng bộ cũng là lợi thế và hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư.

Trong năm 2023, nguồn vốn đầu tư từ Đài Loan (Trung Quốc) vào Việt Nam đạt 2,2 tỷ USD (tăng gấp 4 lần so với năm 2022).

Tính lũy kế, Đài Loan (Trung Quốc) hiện đứng thứ 4/105 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, với gần 3.200 dự án và tổng vốn đăng ký hơn 39,5 tỷ USD.

Đài Loan (Trung Quốc) cũng là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam.

Thứ ba, văn hóa tương đồng. Điều này giúp các doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) hòa nhập tốt hơn với xã hội địa phương.

Thứ tư, lực lượng lao động dồi dào. Việt Nam vẫn đang “tận hưởng” cơ cấu dân số trẻ với lực lượng lao động chiếm tỷ lệ cao trong một thập kỷ tới.

Thứ năm, định hướng chuyển đổi số và xây dựng kinh tế xanh của Chính phủ Việt Nam cũng là một trong những yếu tố tích cực để các nhà đầu tư Đài Loan (Trung Quốc) phát huy được thế mạnh khi đầu tư vào Việt Nam.

Bên cạnh đó, hệ thống luật pháp chính sách về đầu tư nước ngoài liên tục được sửa đổi bổ sung không những tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động lâu dài mà còn giúp các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu một cách thuận lợi.

PV: Ông nhận định như thế nào về dòng vốn đầu tư từ Đài Loan (Trung Quốc) "chảy" vào Việt Nam đến thời điểm này, đặc biệt là dòng vốn đổ vào lĩnh vực công nghệ cao?

Luật sư Nguyễn Hồng Chung: Đầu tư của Đài Loan (Trung Quốc) tại Việt Nam trong 35 năm qua đã có sự thay đổi về chất, khi chuyển từ những ngành nghề sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày da, đồ gỗ sang những ngành nghề điện tử công nghệ cao.

Hiện hầu hết các tập đoàn điện tử lớn của Đài Loan (Trung Quốc) như Foxconn, Wistron, Qisda, Pegatron, Compal, Quanta… đều đã đến Việt Nam để thành lập nhà máy hoặc mở rộng năng lực sản xuất. Trong tương lai, sẽ có thêm nhiều doanh nhân và doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) lên kế hoạch thành lập nhà máy tại Việt Nam.

Đài Loan (Trung Quốc) có ngành công nghiệp bán dẫn hàng đầu thế giới trong khi Việt Nam cũng định hướng phát triển công nghiệp bán dẫn và tham gia vào chuỗi cung ứng công nghệ khu vực vực và toàn cầu. Vì vậy, cơ hội hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực này là hết sức to lớn.

Việt Nam trở thành
Nhiều doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) có kế hoạch mở rộng đầu tư ở Việt Nam (Ảnh: AFP)

PV: Theo ông, để tiếp tục "hút" vốn từ nhà đầu tư nước ngoài nói chung và nhà đầu tư Đài Loan (Trung Quốc) nói riêng trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, Việt Nam cần phải có những thay đổi như thế nào để thích ứng với sự đòi hỏi cao từ nhà đầu tư?

Luật sư Nguyễn Hồng Chung: Việt Nam được đánh giá còn nhiều dư địa để cạnh tranh nguồn vốn FDI trong xu hướng chuyển dịch sản xuất toàn cầu hiện nay. Tuy nhiên để tiếp tục thu hút và "giữ chân" những tập đoàn công nghệ lớn, ngoài việc giữ ổn định kinh tế vĩ mô, chính sách ưu đãi thuế, phí, đất đai phù hợp, Việt Nam cần chuẩn bị đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, nhà xưởng, điện, nước, hạ tầng xã hội.

Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ đồng bộ cho việc thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực có tiềm năng, tạo sự bứt phá như công nghệ cao, bán dẫn, đổi mới sáng tạo, hydrogen xanh,…; tạo điều kiện tối đa và khuyến khích các doanh nghiệp triển khai hoạt động R&D (hoạt động nghiên cứu và phát triển trong các doanh nghiệp nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và thị trường) hoặc hợp tác chuyển giao công nghệ tại Việt Nam.

Đặc biệt, nhân lực nội địa cũng là vấn đề quan trọng hiện nay. Trong tất cả các ngành kinh tế - xã hội, nhất là đối với lĩnh vực công nghệ cao, Việt Nam đang thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là ở các ngành nghề mới, thu hút đầu tư nước ngoài.

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần có sự phối hợp hết sức chặt chẽ giữa các bộ, ngành, các cơ sở nghiên cứu, các cơ sở đào tạo. Bên cạnh dạy kỹ năng nghề, cần đào tạo nâng cao kỷ luật lao động, các kỹ năng mềm, khả năng hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm để lao động Việt Nam vừa có kỹ năng nghề cao và có tính chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0.

PV: Vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Đài Loan (Trung Quốc) và Triển lãm quốc tế Xúc tiến đầu tư và thương mại Việt Nam - Đài Loan (Trung Quốc) 2024. Ông đánh giá như thế nào về chuỗi sự kiện này?

Luật sư Nguyễn Hồng Chung: Chuỗi sự kiện góp phần thúc đầy quan hệ đầu tư thương mại Việt Nam - Đài Loan (Trung Quốc) tiếp tục phát triển và đặc biệt tạo cơ hội để các doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) tìm hiểu cơ hội, môi trường, chính sách mới về đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Sự kiện cũng giúp các địa phương của Việt Nam quảng bá, giới thiệu tiềm, năng thế mạnh đến các doanh nghiệp nhà đầu tư Đài Loan (Trung Quốc).

Đặc biệt với gần 1.500 đại biểu thuộc 176 Hiệp hội thành viên ở 72 quốc gia trên toàn thế giới đến tham dự trong 2 ngày hội nghị là cơ hội giới thiệu, kết nối doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các doanh nghiệp kinh doanh nhà xưởng, ngân hàng, tổ chức tài chính, các nhà cung cấp, cơ sở sản xuất của địa phương và các nhà phân phối, doanh nghiệp xuất khẩu... đã gặp gỡ, tìm hiểu thông tin thị trường; kết nối cung cầu hàng hóa, xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp tại Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!

Chí Tâm (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Luật sư Nguyễn Hồng Chung

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tạo động lực, khơi tiềm năng, mở rộng không gian tăng trưởng xuất khẩu vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Tạo động lực, khơi tiềm năng, mở rộng không gian tăng trưởng xuất khẩu vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Trung du và miền núi phía Bắc có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển nhanh, bền vững nhưng các địa phương chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của vùng.
Brazil khởi xướng điều tra chống bán phá giá xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste

Brazil khởi xướng điều tra chống bán phá giá xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste

Ủy ban Ngoại thương (SECEX), Bộ Phát triển, Công nghiệp, Thương mại và Dịch vụ Brazil khởi xướng điều tra chống bán phá giá sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo.
Chile đang có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam

Chile đang có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam

Chile đã nhập khẩu gần 3 triệu USD các sản phẩm cá ngừ từ Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2024, tăng 58% so với cùng kỳ năm 2023.
Tọa đàm kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024

Tọa đàm kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024

Sáng 12/4, tại TP. Hồ Chí Minh, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) tổ chức tọa đàm kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024.
Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, Robusta lập kỷ lục lên tới 3.900 USD/tấn

Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, Robusta lập kỷ lục lên tới 3.900 USD/tấn

Giá Arabica tăng lên mức cao nhất trong 30 tháng trước lo ngại về nguồn cung vụ mới. Giá Robusta thiết lập mức đỉnh mới, có lúc lên tới 3.900 USD/tấn.

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ: Nâng cao kiến thức phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Cần Thơ: Nâng cao kiến thức phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Thị trường xuất nhập khẩu ngày càng cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rào cản, trong đó có các rào cản về phòng vệ thương mại.
Nguồn cung chỉ còn 300.000 tấn, giá cà phê tiến đến mốc 120.000 đồng/kg

Nguồn cung chỉ còn 300.000 tấn, giá cà phê tiến đến mốc 120.000 đồng/kg

Thông tin về nguồn cung sắp cạn cùng nhu cầu thế giới ở mức cao đã đẩy giá cà phê trong nước hôm nay cán mốc trên 108.000 đồng/kg và có thể còn tăng.
Tổng cục Hải quan yêu cầu “làm chặt” quản lý hàng hóa có chứa các chất được kiểm soát

Tổng cục Hải quan yêu cầu “làm chặt” quản lý hàng hóa có chứa các chất được kiểm soát

Doanh nghiệp phải ghi rõ thông tin về chất được kiểm soát khi thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT.
Bộ Công Thương sẽ tổ chức tọa đàm "Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024"

Bộ Công Thương sẽ tổ chức tọa đàm "Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024"

Viet Nam International sourcing 2024 sẽ diễn ra từ ngày 6 – 8/6/2024. Sự kiện thu hút sự quan tâm của nhiều tập đoàn phân phối và các đầu mối thu mua quốc tế.
Sơn La: Xây dựng chuỗi giá trị xuất khẩu nông sản bền vững

Sơn La: Xây dựng chuỗi giá trị xuất khẩu nông sản bền vững

Xây dựng các chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất đến tiêu thụ; tích cực tham gia xúc tiến thương mại… là giải pháp xuất khẩu nông sản Sơn La bền vững.
Giá cà phê tăng gấp 3 lần, nhiều hợp đồng giao kết bị phá vỡ

Giá cà phê tăng gấp 3 lần, nhiều hợp đồng giao kết bị phá vỡ

Giá thu mua cà phê đã tăng gấp gần 3 lần so đầu vụ cà phê trước, đặt các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vào tình trạng đổ vỡ hợp đồng, mất uy tín.
Sắp diễn ra Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Sắp diễn ra Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 từ ngày 15 - 21/4 trên phạm vi cả nước với các hoạt động quảng bá các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu điều lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm, đạt 39.142 tấn, trị giá hơn 208 triệu USD, tăng về lượng và kim ngạch.
Khô hạn đẩy giá cà phê trong nước vượt mốc 105.000 đồng/kg

Khô hạn đẩy giá cà phê trong nước vượt mốc 105.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay trong khoảng 106.200 - 107.100 đồng/kg. Cà phê 2 sàn có phiên cùng tăng trước những lo ngại về vụ mùa cà phê ở Brazil và Việt Nam.
Vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia từ tháng 6/2024

Vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia từ tháng 6/2024

Từ 1/6, người tiêu dùng có thể tra cứu nguồn gốc, hạn sử dụng của sản phẩm trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc hàng hóa quốc gia.
Lạng Sơn: Đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu duy trì thông suốt

Lạng Sơn: Đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu duy trì thông suốt

Thêm thời gian thông quan, tăng cường điều tiết phương tiện, lực lượng chức năng tại các cửa khẩu nỗ lực đảm bảo hàng hóa lưu thông suốt.
Ngành dệt may hướng về chuyển đổi xanh, bắt kịp xu hướng toàn cầu

Ngành dệt may hướng về chuyển đổi xanh, bắt kịp xu hướng toàn cầu

Triển lãm quốc tế chuyên ngành công nghiệp dệt may SaigonTex & SaigonFabric 2024 đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, chú trọng đến các giải pháp chuyển đổi xanh.
Hàng nghìn sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến hội tụ tại Triển lãm Vietbuild TP. Hồ Chí Minh 2024

Hàng nghìn sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến hội tụ tại Triển lãm Vietbuild TP. Hồ Chí Minh 2024

Hàng nghìn sản phẩm mới, thiết bị máy móc tiên tiến, vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất hội tụ tại Triển lãm quốc tế Vietbuild TP. Hồ Chí Minh 2024.
Quý I/2024, xuất khẩu phân bón tăng mạnh so với cùng kỳ

Quý I/2024, xuất khẩu phân bón tăng mạnh so với cùng kỳ

Hết quý I/2023, xuất khẩu phân bón đã thu về hơn 207 triệu USD với 499.786 tấn, tăng 23,3% về lượng và tăng 13,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Quý I/2024, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 585.000 tấn

Quý I/2024, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 585.000 tấn

Quý I/2024, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt 585.696 tấn, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch đạt gần 1,93 tỷ USD, tăng mạnh 56,7%.
Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Để hoàn thành nhiệm vụ cả năm, ngành thuế sẽ đẩy mạnh truy thu nợ thuế, gia tăng quản lý thuế trên các sàn thương mại, kinh doanh trực tuyến, livestream...
Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hoàng hôn tháp gió nhập khẩu từ Việt Nam

Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hoàng hôn tháp gió nhập khẩu từ Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thông báo khởi xướng rà soát hoàng hôn lần thứ hai đối với lệnh áp thuế chống bán phá giá sản phẩm tháp gió nhập khẩu từ Việt Nam.
Xuất khẩu mực, bạch tuộc dự kiến giảm 2% trong quý I/2024

Xuất khẩu mực, bạch tuộc dự kiến giảm 2% trong quý I/2024

Xuất khẩu mực, bạch tuộc trong quý I/2024 dự kiến đạt khoảng 136 triệu USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhờ giá cao, kim ngạch xuất khẩu cà phê quý I/2024 tăng vọt 57,3%

Nhờ giá cao, kim ngạch xuất khẩu cà phê quý I/2024 tăng vọt 57,3%

Trong 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đi các thị trường đạt kim ngạch 1,93 tỷ USD, tăng mạnh 57,3% chủ yếu nhờ giá cà phê tăng.
Giá cà phê leo đỉnh, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lo không có hàng để bán

Giá cà phê leo đỉnh, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lo không có hàng để bán

Mặc dù giá cà phê xuất khẩu cũng như trong nước đang ở mức rất cao song lại xuất hiện tình trạng nhiều doanh nghiệp tạm ngưng bán vì lo hết hàng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động