Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là đột phá cơ bản về lý luận và được minh chứng tính đúng đắn bằng thành tựu đổi mới...
Bộ Công Thương sẽ tổ chức tọa đàm "Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024" Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam

LTS: Thực tiễn hơn 90 năm thành lập Đảng, hơn 75 năm thành lập nước đã cho thấy “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày hôm nay” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng). Từ một nước nhỏ bé, nghèo nàn lạc hậu, trình độ dân trí thấp… ngày nay Việt Nam không chỉ có mức tăng trưởng khá, có các chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhân văn vì con người. Những thành tựu về kinh tế - xã hội ở nước ta chính là luận cứ đanh thép phản bác mọi xuyên tạc, phủ nhận kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng
Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo nên những thành tựu to lớn cho Việt Nam trong gần 40 năm đổi mới. (Ảnh: Chinhphu)

Từ khi thành lập nước cũng như thời kỳ đổi mới, mỗi thành tựu về phát triển kinh tế của đất nước Việt Nam đều có sự góp phần không nhỏ của giới/ngành Công - Thương và cộng đồng doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam. Ngày nay, chúng ta đã có một nền kinh tế thị trường vận hành ổn định, cơ động, dồi dào hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, xuất khẩu… Các ngành hàng, lĩnh vực trọng yếu, năng lượng luôn đảm bảo cho sản xuất, tiêu dùng, đảm bảo an ninh năng lượng. Hình ảnh đất nước Việt Nam với sản phẩm dồi dào, hàng hóa, dịch vụ ngày một chất lượng được khẳng định qua giá trị Thương hiệu quốc gia luôn tăng về thứ bậc…

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng
Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu với Thương hiệu quốc gia ngày một tăng giá trị, thứ bậc. (Ảnh: CT)

Sự quan tâm, ghi nhận, đánh giá vị thế của ngành Công Thương trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân đã thể hiện trong “Thư gửi các giới công thương Việt Nam” ngày 13/10/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn vẹn nguyên giá trị. Công thương thịnh vượng thì nền kinh tế quốc dân thịnh vượng…

Bài 1: Đột phá cơ bản về lý luận, quá trình cách mạng trong nhận thức

Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đó là kết quả của quá trình tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, vận dụng sáng tạo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp thu có chọn lọc những quan điểm, kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển kinh tế thị trường của các nước trên thế giới vào điều kiện cụ thể của Việt Nam…

Liên quan đến kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh rất rõ, coi đây là đột phá lý luận rất cơ bản, sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng trong 35 năm thực hiện đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm thế giới. Đó là nền kinh tế thị trường chấp nhận đa thành phần sở hữu, chấp nhận đầu tư của tư bản nước ngoài vào Việt Nam. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế hiện đại hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ theo các quy luật của thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng
Việt Nam tạo nên nền sản xuất phát triển, hàng hóa dồi dào, kênh phân phối hiện đại

Tại sao kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được coi là đột phá cơ bản về lý luận? GS.TS Tạ Ngọc Tấn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương phân tích: Kinh nghiệm thế giới, đó là nền kinh tế thị trường chấp nhận đa sở hữu, chấp nhận đa thành phần sở hữu và kể cả chấp nhận đầu tư tư bản nước ngoài… Đây là một quá trình cách mạng trong nhận thức.

Ngành Công Thương tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng
Kênh phân phối giúp hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn đảm bảo. (Ảnh: baodantoc)

GS.TS Tạ Ngọc Tấn nhấn mạnh, kinh tế thị trường không phải do chủ nghĩa tư bản đẻ ra. Một số nước tư bản “họ” tự hào rằng, kinh tế thị trường là 1 trong 3 trụ cột của chế độ dân chủ tư bản chủ nghĩa gồm: Xã hội dân sự, nhà nước pháp quyền và kinh tế thị trường. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng những trụ cột ấy là quy luật của xã hội nhân loại, chứ không phải là chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản là giai đoạn phát triển tất yếu của nhân loại và những cái vấn đề liên quan đến quy luật ảnh hưởng đến nền kinh tế tư bản ấy là những vấn đề quy luật của nhân loại. Không riêng chủ nghĩa tư bản, nền kinh tế thị trường cũng là thành tựu phát triển của nhân loại và chúng ta tiếp thu những giá trị nhân loại ấy giải quyết vấn đề đất nước ta gắn với sự việc đặc thù của ta, đặc biệt là vì lợi ích của người dân đất nước ta…

Hơn nữa, bản thân nền kinh tế thị trường trên thế giới luôn có sự định hướng, không phải là nền kinh tế thị trường duy nhất mà có nhiều biểu hiện khác nhau. Kinh tế thị trường ở Mỹ khác, kinh tế thị trường Bắc Âu khác, kinh tế thị trường ở Đức khác và kinh tế thị trường ở Thụy Sỹ càng khác…

Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước kinh tế chưa phát triển, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nên việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là rất cần thiết, nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, khai thác mọi tiềm năng, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển. Mô hình này là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội…

“Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế và theo pháp luật, kinh tế thị trường là một nền kinh tế có sự quản lý nhà nước, của Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” - GS.TS Tạ Ngọc Tấn nhấn mạnh lại một lần nữa.

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng
An ninh năng lượng đảm bảo, phục vụ sản xuất, tiêu dùng ổn định. (Ảnh: mpi)

Nhiều nhà lý luận đã phân tích, thống nhất nhận thức chung về vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước trong nền kinh tế thị trường như: Các nền kinh tế thị trường hiện đại trên thế giới hiện nay đều có sự kết hợp giữa cơ chế thị trường và vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước. Nhà nước vừa bảo đảm, tôn trọng, tạo môi trường hoạt động cho các quy luật kinh tế thị trường; vừa hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực, tự phát do các quy luật kinh tế thị trường gây ra; giữ môi trường ổn định cho phát triển kinh tế và hướng sự phát triển kinh tế vào các mục tiêu xã hội, bảo đảm công bằng xã hội, quan tâm đến an sinh xã hội…

Từ thực tiễn quá trình đổi mới, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam về cơ bản đã hội đủ các yếu tố của nền kinh tế thị trường hiện đại theo các chuẩn mực quốc tế, như: Đa dạng các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, tự do sản xuất, kinh doanh, lưu thông những hàng hóa mà pháp luật không cấm, các chủ thể kinh tế cạnh tranh bình đẳng, hệ thống các loại thị trường phát triển ngày càng đồng bộ...; vai trò của nhà nước về quản lý kinh tế đã được đổi mới, như quản lý bằng luật pháp, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và sử dụng nguồn lực kinh tế của nhà nước, không can thiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các chủ thể kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, hạn chế, khắc phục khuyết tật của cơ chế thị trường.

Trong điều kiện đó, các quy luật của kinh tế thị trường vận hành đồng bộ, các chủ thể kinh tế cạnh tranh để tồn tại và phát triển; giá cả hàng hóa cơ bản do thị trường quyết định; sản xuất và lưu thông hàng hóa phải chú ý đến tín hiệu giá cả, quan hệ cung – cầu trên thị trường; thị trường đóng vai trò trực tiếp điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa, điều tiết hoạt động của các chủ thể kinh tế, huy động và phân bổ các nguồn lực của sản xuất...

Các yếu tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường gắn với vai trò quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo để hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, ổn định xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Bài 2: Thành tựu kinh tế - luận cứ đanh thép phản bác mọi xuyên tạc

Nguyễn Quang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Khẳng định việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu nông sản Việt “muộn còn hơn không”, do đó, hoàn thiện chính sách pháp luật là việc cần phải làm.
Bài 3: Nghị định 32 và những thay đổi mang tính bước ngoặt cho phát triển cụm công nghiệp

Bài 3: Nghị định 32 và những thay đổi mang tính bước ngoặt cho phát triển cụm công nghiệp

Nghị định 32/2024/NĐ-CP do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo đã đưa ra nhiều điểm mới, tạo không gian thoáng hơn cho cụm công nghiệp phát triển.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chiều 17/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo 35 Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban quý 2/2024.
Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Cà phê Colombia, THAI’S RICE;… là những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biến đến. Kinh nghiệm của các nước cũng là bài học cho Việt Nam.
Bài 2: Bộ Công Thương nỗ lực "xây nền chính sách" cho phát triển cụm công nghiệp

Bài 2: Bộ Công Thương nỗ lực "xây nền chính sách" cho phát triển cụm công nghiệp

Trên cơ sở chủ trương, Nghị quyết của Đảng, là đơn vị trực tiếp quản lý, Bộ Công Thương kịp thời điều chỉnh, ban hành chính sách cho phát triển cụm công nghiệp.
Cục QLTT Thanh Hóa phát huy vai trò của cán bộ đảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Cục QLTT Thanh Hóa phát huy vai trò của cán bộ đảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Phát huy vai trò của cán bộ đảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã được Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa triển khai có hiệu quả trong thời gian qua.
Bài 1: Phát triển cụm công nghiệp: Từ chủ trương đúng đắn của Đảng đến quyết liệt trong triển khai thực hiện

Bài 1: Phát triển cụm công nghiệp: Từ chủ trương đúng đắn của Đảng đến quyết liệt trong triển khai thực hiện

Từ Nghị quyết của Đảng đến sự quyết liệt triển khai trong thực tế, cụm công nghiệp đã và đang góp sức vào công cuộc công nghiệp hóa nông thôn.
Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Từ doanh thu tăng trưởng vượt mong đợi, doanh nghiệp cho rằng, sàn thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm Việt ra quốc tế.
Bài 2 - Tăng năng suất lao động: Yếu tố quan trọng để phát triển bền vững

Bài 2 - Tăng năng suất lao động: Yếu tố quan trọng để phát triển bền vững

Việt Nam từng có tốc độ tăng GDP nhanh nhất thế giới, để duy trì kỳ tích này, chìa khóa cần nắm chắc là tăng năng suất lao động.
Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Xây dựng thương hiệu nông sản có 3 cấp độ gồm: doanh nghiệp; ngành hàng/địa phương; quốc gia. Tuy nhiên, ở cả 3 cấp độ này đều đang rất vướng.
Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Dù Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu nằm trong Top 3 về sản lượng, nhưng tên tuổi hay sự nhận diện thương hiệu gạo Việt vẫn còn khá mờ nhạt.
Bài 1: Năng suất lao động của Việt Nam đứng ở đâu?

Bài 1: Năng suất lao động của Việt Nam đứng ở đâu?

Nâng cao năng suất lao động là con đường ngắn nhất để đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững với tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Xuất khẩu trực tuyến-thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu, là thời cơ 'vàng' để hàng Việt vươn xa.
Kỳ 1: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn xa toàn cầu

Kỳ 1: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn xa toàn cầu

Nhờ tận dụng thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, từ một ngành non trẻ, thương mại điện tử đã trở thành 'trợ thủ' dẫn dắt nền kinh tế số Việt Nam.
Nhiều đóng góp có giá trị vào Đề cương chi tiết Báo cáo Tổng kết 40 năm đổi mới

Nhiều đóng góp có giá trị vào Đề cương chi tiết Báo cáo Tổng kết 40 năm đổi mới

Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN trong 40 năm qua ở Việt Nam đã diễn ra.
Longform | Bài 3: Để doanh nghiệp dân tộc có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng

Longform | Bài 3: Để doanh nghiệp dân tộc có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng

Làm sao để phát triển doanh nghiệp dân tộc, có quy mô lớn, đóng vai trò dẫn dắt một số ngành trọng yếu và có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu?
Bài 4: Tạo bệ phóng cho khoa học và công nghệ tăng tốc

Bài 4: Tạo bệ phóng cho khoa học và công nghệ tăng tốc

Để khoa học và công nghệ thực sự là động lực cho phát triển kinh tế, nhiều ý kiến nhận định, cần tiếp tục khơi thông những vướng mắc về cơ chế, chính sách.
Longform |Bài 2: Doanh nghiệp “chung vai” chia sẻ khó khăn cùng đất nước

Longform |Bài 2: Doanh nghiệp “chung vai” chia sẻ khó khăn cùng đất nước

Không chỉ lớn mạnh về lượng và chất, những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã khẳng định vai trò trong việc “chung vai” chia sẻ khó khăn cùng đất nước.
Bài 3: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong cung cấp điện, xây dựng cơ chế giá điện

Bài 3: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong cung cấp điện, xây dựng cơ chế giá điện

Đảm bảo cung ứng điện, giữ vững an ninh năng lượng quốc gia đóng vai trò quyết định thành công của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động