Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Những điểm nhấn trong Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Mục tiêu quy hoạch là phát triển Lạng Sơn thành tỉnh biên giới có kinh tế phát triển, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh, môi trường sinh thái được bảo đảm.
Xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh theo hình thức đối tác công tư Lạng Sơn: Xuất nhập khẩu có nhiều chuyển biến tích cực

Dự kiến sáp nhập 3 huyện vào thành phố Lạng Sơn

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 236/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Lạng Sơn, quy mô 831.018 ha, với 11 đơn vị hành chính gồm thành phố Lạng Sơn và 10 huyện trên địa bàn tỉnh. Đáng chú ý, huyện Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc dự kiến trình cấp có thẩm quyền sáp nhập vào thành phố Lạng Sơn.

Những điểm nhấn trong Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Lạng Sơn phấn đấu đến năm 2030 sẽ có quy mô kinh tế và GRDP bình quân đầu người trong nhóm 5 tỉnh dẫn đầu của vùng trung du và miền núi phía Bắc (nh: langson.gov.vn)

Mục tiêu tổng quát của quy hoạch là xây dựng Lạng Sơn trở thành tỉnh biên giới có kinh tế phát triển, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh, môi trường sinh thái được bảo đảm. Lạng Sơn sẽ là trung tâm kinh tế của vùng trung du và miền núi phía Bắc và là "cầu nối" kinh tế, thương mại quan trọng giữa Việt Nam, các nước ASEAN, Trung Quốc và châu Âu.

Lạng Sơn phấn đấu đến năm 2030 sẽ có quy mô kinh tế và GRDP bình quân đầu người trong nhóm 5 tỉnh dẫn đầu của vùng trung du và miền núi phía Bắc. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch trở thành động lực tăng trưởng chính, ngành nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất, ứng dụng công nghệ cao.

Về các nhiệm vụ trọng tâm, tỉnh Lạng Sơn sẽ cải tiến mạnh mẽ thủ tục hành chính theo hướng tinh giản, thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, tạo môi trường kinh doanh hiện đại, minh bạch và nâng cao hiệu quả công tác quản lý.

Cơ sở hạ tầng sẽ từng bước đồng bộ, hiện đại, tập trung vào hạ tầng giao thông, công nghiệp, thương mại, viễn thông, công nghệ thông tin, hạ tầng chống thiên tai, xử lý chất thải và nước thải; Nguồn nhân lực dần được nâng cao thông qua phát triển giáo dục, đào tạo nghề cho người lao động và thu hút nhân tài; Du lịch sẽ trở thành một động lực tăng trưởng kinh tế lớn, ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh vào năm 2030; Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và hợp tác xã, hỗ trợ người dân phát triển du lịch cộng đồng; Tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới; Phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp, nâng cao đạo đức xã hội, ý thức pháp luật, xây dựng văn hóa và con người Lạng Sơn; Tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

4 khâu đột phá phát triển của Lạng Sơn gồm: Chuyển đổi số và cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư và phát triển các thành phần kinh tế; phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là hạ tầng giao thông, đô thị, khu, cụm công nghiệp; đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa của tỉnh; phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại, dịch vụ và du lịch là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, xanh, an toàn và hiện đại để trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Xây dựng Lạng Sơn trở thành trung tâm giao kinh tế, đối ngoại

Theo Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Lạng Sơn sẽ được xây dựng thành trung tâm dịch vụ cấp vùng, trung tâm giao thương kinh tế, đối ngoại giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc, trung tâm dịch vụ logistics cửa khẩu hiện đại của cả nước, thành phố cửa khẩu "xanh" tiêu biểu của Việt Nam.

Những ngành cần được tập trung ưu tiên phát triển gồm: Thương mại và dịch vụ kinh tế cửa khẩu; du lịch; dịch vụ vận tải, kho bãi; dịch vụ tài chính ngân hàng; dịch vụ giáo dục, y tế; các dịch vụ khác như viễn thông, dịch vụ hỗ trợ khoa học công nghệ.

Lạng Sơn sẽ phát triển đa dạng hóa các loại hình dịch vụ gắn với sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế tri thức. Chú trọng đến liên kết vùng trong phát triển ngành dịch vụ nhất là liên kết với các nước ASEAN, Trung Quốc và các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh.

Ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch đặc thù và xây dựng thương hiệu cho du lịch Lạng Sơn. Bên cạnh đó, chú trọng các sản phẩm du lịch chủ đạo gồm: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa, tín ngưỡng; du lịch cửa khẩu; du lịch bổ trợ như khám phá công viên địa chất toàn cầu, vui chơi giải trí, du lịch mạo hiểm, du lịch gắn với kinh tế đêm.

Việc phát triển các khu kinh tế cửa khẩu và các cửa khẩu cũng là điểm nhấn trong quy hoạch lần này. Theo đó, Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn sẽ thành trung tâm kinh tế cửa khẩu hiện đại, năng động, đồng thời là trung tâm du lịch, thương mại, dịch vụ trọng điểm của Lạng Sơn và vùng Đông Bắc.

Phát triển các loại hình dịch vụ qua biên giới gắn với kinh tế cửa khẩu. Hình thành và phát triển các kho bãi có sức chứa lớn, đa dạng về công năng tùy theo đặc tính thương phẩm và quy trình lưu thông của hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu. Hình thành khu dịch vụ trạm nghỉ để phục vụ xe tải đường dài.

Tiếp tục phát triển 12 cửa khẩu, trong đó tập trung phát triển 5 cửa khẩu: Cửa khẩu Hữu Nghị; cửa khẩu Ga đường sắt Đồng Đăng; cửa khẩu Tân Thanh; cặp cửa khẩu song phương Chi Ma (Việt Nam) - Ái Điểm (Trung Quốc); cặp cửa khẩu Bình Nghi (Việt Nam) - Bình Nhi Quan.

Về phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, có sức cạnh tranh cao, phát huy lợi thế đặc sản địa phương, gắn sản xuất nông nghiệp với du lịch.

Trong đó, ưu tiên thúc đẩy phát triển một số chuỗi sản phẩm nông nghiệp đặc trưng như: Na Chi Lăng, Hữu Lũng; hồng Cao Lộc, Văn Lãng; thạch đen Bình Gia, Tràng Định, Văn Lãng; hồi Văn Quan, Bình Gia, Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc, Bắc Sơn; thông Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập. Phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Lạng Sơn sẽ có từ 140 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.

Thế Hoàng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lạng Sơn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lâm Đồng: Tiểu thương tại Khu du lịch Hồ Than Thở Đà Lạt kinh doanh ế ẩm vì sửa chữa kéo dài

Lâm Đồng: Tiểu thương tại Khu du lịch Hồ Than Thở Đà Lạt kinh doanh ế ẩm vì sửa chữa kéo dài

Nhiều hộ kinh doanh trước Khu du lịch hồ Than Thở, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng buồn rầu vì ế ẩm do 2 năm nay Khu du lịch đóng cửa, nâng cấp dẫn đến không có khách.
TP. Vũng Tàu: Hàng nghìn người tham dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

TP. Vũng Tàu: Hàng nghìn người tham dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng 18/4 (tức ngày 10/3 Âm lịch), TP. Vũng Tàu đã trang trọng tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Hùng Vương - Mẫu Cửu Thiên với hàng nghìn người tham dự.
Thành phố Vũng Tàu khai mạc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Thành phố Vũng Tàu khai mạc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Tối ngày 17/4, UBND TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức khai mạc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương với nhiều hoạt động văn nghệ, biểu diễn đặc sắc.
Hà Giang: Hiệu quả từ quy chế phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng và các huyện biên giới năm 2023

Hà Giang: Hiệu quả từ quy chế phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng và các huyện biên giới năm 2023

Ngày 17/4 tại huyện Xín Mần, Đảng ủy BĐBP Hà Giang và Huyện ủy 7 huyện biên giới tỉnh Hà giang tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp năm 2023.
Thái Bình tăng 2 bậc trên bảng xếp hạng Chỉ số SIPAS

Thái Bình tăng 2 bậc trên bảng xếp hạng Chỉ số SIPAS

Trong năm 2023, Thái Bình tăng 2 bậc trên bảng xếp hạng Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (Chỉ số SIPAS)

Tin cùng chuyên mục

Cảng cá Cà Ná được mở rộng gấp 12 lần

Cảng cá Cà Ná được mở rộng gấp 12 lần

Cảng cá Cà Ná (Ninh Thuận) được quyết định đầu tư nâng cấp, mở rộng nhằm đáp ứng lượng tàu cập cảng bán cá và tránh trú bão.
Quảng Ninh: Công bố quyết định bổ nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại các sở, ngành

Quảng Ninh: Công bố quyết định bổ nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại các sở, ngành

Ngày 16/4, UBND tỉnh Quảng Ninh đã công bố các quyết định bổ nhiệm cán bộ tại Sở Du lịch, Sở Tài chính, Thanh tra tỉnh.
Hà Giang: Chợ lùi Sà Phìn - nét văn hóa độc đáo của người vùng cao

Hà Giang: Chợ lùi Sà Phìn - nét văn hóa độc đáo của người vùng cao

Không đơn thuần chỉ là mua sắm, trao đổi hàng hóa, chợ lùi Sà Phìn còn được xem như là một phiên chợ tình độc đáo của tỉnh Hà Giang.
Thừa Thiên Huế: Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 4 làn xe

Thừa Thiên Huế: Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 4 làn xe

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cùng các sở, ban, ngành liên quan đã có chuyến khảo sát chuẩn bị đầu tư mở rộng tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 4 làn xe.
Ninh Thuận: Khơi thông nguồn lực, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư

Ninh Thuận: Khơi thông nguồn lực, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư

Ninh Thuận xác định tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn về cơ chế chính sách, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Thúc đẩy sản phẩm OCOP Hậu Giang

Thúc đẩy sản phẩm OCOP Hậu Giang

Năm 2024, Hậu Giang đặt mục tiêu công nhận ít nhất 8 sản phẩm đạt OCOP 4 sao, thăng hạng ít nhất 25% sản phẩm OCOP từ 3 sao lên 4 sao cấp tỉnh.
Cà Mau: Thu hồi 2 giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao

Cà Mau: Thu hồi 2 giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao

Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau vừa ban hành Quyết định số 730/QĐ-UBND thu hồi 2 giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao trên địa bàn.
Nam Định đề xuất xây dựng tuyến đường cao tốc dài 50,6 km

Nam Định đề xuất xây dựng tuyến đường cao tốc dài 50,6 km

UBND tỉnh Nam Định đã đề nghị Chính phủ cho phép lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nam - Nam Định.
Phú Thọ: Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ Lễ hội Đền Hùng 2024

Phú Thọ: Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ Lễ hội Đền Hùng 2024

Các lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm kiểm soát hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Lễ hội Đền Hùng 2024.
Đầu tư công nghệ chế biến sâu: Mở lối ra bền vững cho nông sản Sơn La

Đầu tư công nghệ chế biến sâu: Mở lối ra bền vững cho nông sản Sơn La

Nhiều doanh nghiệp tại Sơn La đã đầu tư vào ngành chế biến nhằm nâng cao giá trị nông sản Sơn La.
Phú Thọ: Dịch vụ xe điện đảm bảo phục vụ du khách dịp Giỗ tổ Hùng Vương

Phú Thọ: Dịch vụ xe điện đảm bảo phục vụ du khách dịp Giỗ tổ Hùng Vương

Gần 100 chiếc xe điện tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã sẵn sàng phục vụ du khách về Phú Thọ trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương và Lễ hội Đền Hùng năm nay.
Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận được ủy quyền cấp Giấy phép hoạt động điện lực

Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận được ủy quyền cấp Giấy phép hoạt động điện lực

Từ ngày 10/4/2024, Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận được ủy quyền cấp Giấy phép hoạt động phát điện, phân phối điện và bán lẻ điện tại địa phương.
350 gian hàng tham dự Hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP tỉnh Phú Thọ năm 2024

350 gian hàng tham dự Hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP tỉnh Phú Thọ năm 2024

Hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP tỉnh Phú Thọ năm 2024 có 350 gian hàng tiêu chuẩn, gồm nhiều sản phẩm thế mạnh của Phú Thọ và các tỉnh thành trên cả nước.
Hà Giang ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát triển văn hóa

Hà Giang ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát triển văn hóa

Quyền Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Nguyễn Mạnh Dũng vừa ký ban hành Nghị quyết 39-NQ/TU về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hà Giang, giai đoạn 2024-2030.
Lâm Đồng: Siết chặt thông tin quảng cáo các sản phẩm thực phẩm

Lâm Đồng: Siết chặt thông tin quảng cáo các sản phẩm thực phẩm

Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các đơn vị nghiệp vụ tăng cường quản lý thông tin quảng cáo các sản phẩm thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
Lễ hội chùa Thầy trở thành Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ hội chùa Thầy trở thành Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ hội chùa Thầy là lễ hội đặc sắc, mang tính chất tôn giáo tín ngưỡng có sự kết hợp với những nét di sản văn hóa độc đáo.
Hà Nội trao danh hiệu 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP đạt 4 sao

Hà Nội trao danh hiệu 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP đạt 4 sao

Ngày 12/4, UBND thành phố Hà Nội trao bằng công nhận danh hiệu 15 làng nghề và 104 chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao năm 2023.
Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết du lịch, quảng bá văn hoá địa phương tại huyện Thạch Thất

Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết du lịch, quảng bá văn hoá địa phương tại huyện Thạch Thất

Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa địa phương diễn ra từ ngày 11-15/4 tại khu vực chùa Tây Phương, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Ninh Bình tổ chức cuộc thi bàn tay vàng thêu ren năm 2024

Ninh Bình tổ chức cuộc thi bàn tay vàng thêu ren năm 2024

Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình đã ban hành thể lệ cuộc thi bàn tay vàng thêu ren năm 2024, cơ cấu giải thưởng dự kiến có 16 giải.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình

Nhiều hoạt động kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình

Tỉnh Quảng Bình sẽ tổ chức nhiều hoạt động, chương trình ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động