Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Quy hoạch khoáng sản thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trọng yếu

Quy hoạch khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản có ý nghĩa quan trọng trong phát triển các ngành công nghiệp trọng yếu của đất nước.
Quy hoạch khoáng sản phải tiết kiệm, hiệu quả, đa mục đích theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn Công nghiệp khoáng sản cần phát triển có định hướng và theo quy hoạch chung của quốc gia

Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, cần huy động mọi nguồn lực, sự chung tay của các cấp, các ngành Trung ương và địa phương để triển khai đúng, hiệu quả quy hoạch này.

Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quy hoạch khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu tổng quát là tài nguyên khoáng sản được quản lý chặt chẽ, khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, gắn với nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Dưới góc độ chuyên gia, ông đánh giá đôi nét về mục tiêu và những điểm tích cực của Quy hoạch?

Quy hoạch khoáng sản được ban hàng theo Quyết định 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 là một bước tiến đúng hướng để quản lý, khai thác tiết kiệm tài nguyên khoáng sản. Đây là những tài nguyên hữu hạn cần được sử dụng có hiệu quả trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh
Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh

Điều quan trọng là khâu tổ chức thực hiện phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý của chính quyền các cấp địa phương có các khoáng sản đó và vai trò của người dân sinh sống trong vùng có khoáng sản cần được quản lý, khai thác có hiệu quả. Rất mong các Bộ liên quan phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương hướng dẫn quy trình quản lý, khai thác khoảng sản hợp lý, bảo vệ lợi ích của nhà nước, địa phương và người dân, trong đó bảo vệ môi trường sống của người dân, nguồn nước, rác thải là những vấn đề cần được quan tâm quy định, thực hiện cụ thể.

Quy hoạch mới này sẽ là động lực cho phát triển công nghiệp cũng như giúp Việt Nam tự chủ nguồn nguyên liệu trong sản xuất các sản phẩm công nghiệp trọng yếu. Ông nhận định ra sao về ý kiến này?

Quy hoạch này cần được quan tâm tổ chức thực hiện nghiêm túc, khoa học, có hệ thống, bao gồm cả các tài nguyên khoáng sản dưới đáy biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đòi hỏi có sự điều hòa, phối hợp giữa các cơ quan có liên quan.

Kinh tế số, Chính phủ điện tử tạo điều kiện thuận lợi để điều hòa, phối hợp việc quản lý và khai thác các tài nguyên này theo mô hình kinh tế tuần hoàn, không có rác thải, mọi tài nguyên đều được khai thác và sử dụng hợp lý. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương cần phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện quy hoạch này.

Các tài nguyên khoáng sản là hữu hạn, một số tài nguyên như lithium, đất hiếm đang trở thành những tài nguyên mũi nhọn, khan hiếm trong công cuộc công nghiệp hóa hiện nay nên cần được quản lý và khai thác đặc biệt chặt chẽ, tránh tình trạng khai thác lãng phí, gây tác động tiêu cực đến môi trường và đời sống của người dân.

Quy hoạch khoáng sản thúc đẩy phát triển công nghiệp trọng yếu
Quy hoạch khoáng sản thúc đẩy phát triển công nghiệp trọng yếu. Ảnh: Cấn Dũng

Quy hoạch khai thác, chế biến và sử dụng một số loại khoáng sản rất quan trọng với ngành công nghiệp nói riêng, nền kinh tế nói chung, theo ông, cả cấp Trung ương và địa phương cần tập trung vào giải pháp cụ thể nào để quy hoạch đạt mục tiêu kỳ vọng?

Các cơ quan ở cấp Trung ương cần ban hành các quy trình hướng dẫn rõ ràng, quy định rõ trách nhiệm, quyền lợi, bảo đảm chia sẻ, bảo vệ lợi ích hợp lý của các cấp địa phương và người dân; hợp tác xây dựng những điển hình tiên tiến khai thác an toàn, có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, đem lại lợi ích thiết thực cho các bên tham gia, đúc rút kinh nghiệm và phổ biến trong toàn quốc.

Riêng với công tác tuyên truyền là rất cần thiết, do đó các cơ quan báo chí, Vuasanca phổ biến rộng rãi các kinh nghiệm tốt và những bài học chưa tốt để rút kinh nghiệm và từng bước hoàn chỉnh các quy định.

Bên cạnh đó, quy hoạch khai thác, chế biến và sử dụng một số loại khoáng sản, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ ban hành các văn bản để đưa những khoáng sản có giá trị này vào khai thác và sử dụng, từ đó tạo ra động lực mới cho phát triển công nghiệp cũng như giúp Việt Nam tự chủ nguồn nguyên liệu trong việc sản xuất các sản phẩm mới.

Trước mắt, các cấp, ngành và địa phương cần làm gì để rà soát, cập nhật chủ trương, định hướng đề ra trong quy hoạch khoáng sản và tích hợp vào quy hoạch tỉnh, bảo đảm tính đồng bộ, liên thông giữa các quy hoạch?

Trước mắt, Bộ Công Thương cần chủ động hợp tác với Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành các quy định hướng dẫn, tổ chức hội nghị phổ biến và chỉ đạo thực hiện xây dựng những điển hình quản lý và khai thác cho các lọai hình khoáng sản khác nhau vận dụng kinh tế số, Chính phủ điện tử, thực hiện công khai minh bạch để đúc rút kinh nghiệm cho cả nước.

Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản, mục tiêu đối với một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược, quan trọng trong giai đoạn 2021 – 2030:

Khoáng sản bô-xít: Việc thăm dò, khai thác phải gắn với chế biến sâu (tối thiểu ra đến sản phẩm alumin.

Khoáng sản titan: Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến với lộ trình và quy mô hợp lý phù hợp với từng giai đoạn, từng bước hình thành các tổ hợp công nghệ mỏ - tuyển, cụm công nghiệp chế biến khoáng sản titan đồng bộ với hạ tầng.

Khoáng sản đất hiếm: Phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng một cách đồng bộ, hiệu quả và bền vững. Đối với các doanh nghiệp được cấp phép mới khai thác khoáng sản đất hiếm phải gắn với dự án chế biến đến sản phẩm tối thiểu là tổng các ôxit, hydroxit, muối đất hiếm có hàm lượng TREO ≥ 95%.

Khoáng sản niken, đồng, vàng: Hoạt động khai thác phải đi kèm dự án đầu tư chế biến một cách đồng bộ, hiệu quả, bền vững và thu hồi tối đa các khoáng sản đi kèm và đảm bảo môi trường.

Việt Anh - Nguyễn Hoà - Việt Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: khai thác khoáng sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu tuabin điện gió made in Viet Nam sang Hàn Quốc

Xuất khẩu tuabin điện gió made in Viet Nam sang Hàn Quốc

Dự kiến cuối tháng 4/2024, các tuabin điện gió được sản xuất tại Việt Nam (made in Viet Nam) sẽ được xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp dệt may đón đầu xu hướng 4.0

Công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp dệt may đón đầu xu hướng 4.0

Ứng dụng công nghệ, cải tiến sản xuất và áp dụng sản phẩm xanh hóa là bước đi tất yếu để dệt may Việt Nam phát triển bền vững.
Bắc Giang: Đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp còn chậm tiến độ

Bắc Giang: Đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp còn chậm tiến độ

Kiểm điểm tiến độ về đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn đánh giá, còn chậm triển khai và sơ suất khi quy hoạch.
Phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam theo hướng hiện đại

Phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam theo hướng hiện đại

Việt Nam chỉ mới đáp ứng 35-40% nhu cầu sữa trong nước, dư địa tăng trưởng thị trường sữa trong nước vẫn còn lớn.
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Thúc đẩy tính tuần hoàn trong các khu công nghiệp có thể giúp Việt Nam không chỉ giảm tác động môi trường mà còn tạo cơ hội đổi mới và tăng trưởng xanh.

Tin cùng chuyên mục

Thực hành ESG: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp dệt may?

Thực hành ESG: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp dệt may?

Tài chính được xem là trở ngại lớn cho doanh nghiệp dệt may thực hành ESG khi vẫn phải “ăn đong” vốn để duy trì sản xuất.
Cần nhân rộng việc thực hiện khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam

Cần nhân rộng việc thực hiện khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam

Hội thảo tổng kết Dự án “Triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” đã diễn ra vào sáng nay.
Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới về cụm công nghiệp

Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành quyết định công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực cụm công nghiệp.
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế về máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp năm 2024

Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế về máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp năm 2024

Triển lãm Quốc tế về máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp Việt Nam 2024 (VINAMAC EXPO 2024) sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 18/5 tại Hà Nội.
Thanh Hóa: Nhà đầu tư chưa “mặn mà” với các Cụm công nghiệp huyện Bá Thước

Thanh Hóa: Nhà đầu tư chưa “mặn mà” với các Cụm công nghiệp huyện Bá Thước

Do đặc thù là huyện miền núi, kinh tế, cơ sở hạ tầng chưa phát triển nên gặp nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư, nhiều nhà đầu tư đã “một đi không trở lại".
Bắc Giang sắp tổ chức hội thảo về giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn

Bắc Giang sắp tổ chức hội thảo về giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn

Ngày 16/4 tới đây, UBND tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức hội thảo về thực trạng, giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp bán dẫn.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào khu, cụm công nghiệp

Ninh Thuận: Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào khu, cụm công nghiệp

Ninh Thuận sẽ phát triển 4 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 1.700ha và 19 cụm công nghiệp với diện tích 770ha.
Bộ Quốc phòng làm việc với Quân chủng Hải quân về đầu tư xây dựng cơ bản và giải ngân quý I/2024

Bộ Quốc phòng làm việc với Quân chủng Hải quân về đầu tư xây dựng cơ bản và giải ngân quý I/2024

Sáng 10/4, tại Lữ đoàn 169 (Vùng 1 Hải quân), Bộ Quốc phòng tổ chức làm việc với Quân chủng Hải quân về đầu tư xây dựng cơ bản và giải ngân quý I/2024.
Thanh Hóa: Phát triển sản xuất công nghiệp làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Thanh Hóa: Phát triển sản xuất công nghiệp làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Phát triển công nghiệp sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Thanh Hóa đặt mục tiêu trong năm 2024 giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 14,9% trở lên.
Phát triển công nghiệp môi trường: Cần quyết liệt để hoàn thành mục tiêu

Phát triển công nghiệp môi trường: Cần quyết liệt để hoàn thành mục tiêu

Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, vấn đề về môi trường đang ngày càng được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng: Bài học và cơ hội cho Việt Nam

Công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng: Bài học và cơ hội cho Việt Nam

Theo chuyên gia, Việt Nam có cơ hội học hỏi và được hưởng lợi từ tốc độ phát triển công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Định hướng phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2045: Hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh

Định hướng phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2045: Hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh

Mặc dù ngành thép có bước phát triển mạnh mẽ, nhưng thời gian qua, do chưa có quy hoạch một cách bài bản nên các địa phương, doanh nghiệp còn khá lúng túng.
Ninh Bình: Triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất công nghiệp

Ninh Bình: Triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp của Ninh Bình tháng 3 ước đạt 7.573,4 tỷ đồng, tăng 1,3%. Ninh Bình đang triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp.
Đồng Nai: Lộ trình di dời Khu công nghiệp Biên Hoà 1 như thế nào?

Đồng Nai: Lộ trình di dời Khu công nghiệp Biên Hoà 1 như thế nào?

Trước tháng 12/2025, 76 doanh nghiệp đang sản xuất tại Khu công nghiệp Biên Hoà 1 (TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) phải hoàn tất di dời để phục vụ dự án mới.
Khu vực công nghiệp đóng vai trò dẫn dắt trong GRDP của tỉnh Hà Tĩnh

Khu vực công nghiệp đóng vai trò dẫn dắt trong GRDP của tỉnh Hà Tĩnh

Khu vực công nghiệp đóng vai trò dẫn dắt trong GRDP của tỉnh Hà Tĩnh với mức tăng 11,61%, chiếm 31% trong cơ cấu kinh tế và đóng góp 4,02 điểm tăng trưởng.
Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ấn tượng trong quý I/2024

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ấn tượng trong quý I/2024

Theo Sở Công Thương Tuyên Quang, quý I năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh đạt 5.447,3 tỷ đồng, bằng 23% kế hoạch năm, tăng 19,8% so với năm 2023.
Xây dựng chiến lược mới “trợ lực” phát triển ngành công nghiệp ô tô

Xây dựng chiến lược mới “trợ lực” phát triển ngành công nghiệp ô tô

Để ngành ô tô Việt Nam phát triển, việc xây dựng Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là hết sức cấp thiết.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 3/2024 tăng 9,17%

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 3/2024 tăng 9,17%

Sản xuất công nghiệp trong tháng 3/2024 của tỉnh Nghệ An tiếp tục có nhiều khởi sắc với chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 9,17% so với cùng kỳ.
Sản xuất công nghiệp: “Giữ nhịp” tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp: “Giữ nhịp” tăng trưởng

Quý I/2024, sản xuất công nghiệp khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành là 6,18% so với cùng kỳ. Trong đó, sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%.
Thanh Hóa: Khởi công dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Thọ Nguyên

Thanh Hóa: Khởi công dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Thọ Nguyên

Huyện Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa) đã khởi công dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Thọ Nguyên có tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động