Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Sự trở lại của Nghị quyết 02 và kỳ vọng của doanh nghiệp về cải cách môi trường kinh doanh

Sau hơn 1 năm vắng bóng, đầu năm 2024, Nghị quyết 02 về cải cách môi trường kinh doanh được khôi phục lại sẽ khơi dậy động lực, tinh thần cải cách.
Nghị quyết 02/NQ-CP: "Gói hỗ trợ" cần thiết cho doanh nghiệp Tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn cho doanh nghiệp trong năm 2024 Tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư kinh doanh

Trong bối cảnh nguồn lực doanh nghiệp chưa được khơi thông hiệu quả, gánh nặng chính sách vẫn tiềm ẩn với hàng loạt rủi ro, Nghị quyết số 02/NQ-CP được ban hành đem đến nhiều kỳ vọng…

Nghị quyết 02/2024 nêu rõ gần đây, cải cách thể chế và môi trường kinh doanh có xu hướng chậm lại, thậm chí có lĩnh vực còn tạo thêm thủ tục không cần thiết, khiến doanh nghiệp đối mặt với rủi ro. Những khó khăn liên quan quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, thực hiện dự án đầu tư... tiếp tục là rào cản lớn.

Chia sẻ về những khó khăn trong lĩnh vực thực phẩm, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh cho biết, một trong số các quy định ảnh hưởng kéo dài và nặng nề nhất đến doanh nghiệp thực phẩm đó là vướng mắc tại Nghị định 09/2016/NĐ-CP của Chính phủ về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.

Sự trở lại của Nghị quyết 02 và kỳ vọng của doanh nghiệp về cải cách môi trường kinh doanh
Doanh nghiệp kỳ vọng cải cách môi trường kinh doanh từ Nghị quyết số 02

Theo bà Chi, bất cập này đã kéo dài dai dẳng gần 7 năm, kể từ năm 2017 đến nay và các doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm đã và đang từng ngày phải chịu đựng rất nhiều khó khăn, tổn thất từ việc yêu cầu bắt buộc tất cả các doanh nghiệp phải bổ sung iot vào muối và bổ sung sắt, kẽm vào bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm. Yêu cầu này đang đi ngược lại nguyên tắc quản lý rủi ro, không đúng với các khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, thiếu hiệu quả và không phù hợp với quốc tế. Đặc biệt, quy định này thậm chí gây nguy hiểm sức khỏe khi bắt tất cả những người đủ hoặc thừa vi chất phải ăn thực phẩm bổ sung vi chất, gây tốn kém và nhiều khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất - chế biến thực phẩm.

Tại Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định 09 theo hướng: Bãi bỏ quy định “muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường iốt” và bãi bỏ quy định “Bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm”. Thay vào đó, chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng. Ngày 26/6/2018, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch số 618 sửa đổi Nghị định 09, nhưng đến nay, Bộ Y tế vẫn chưa triển khai việc sửa đổi Nghị định này.

Vì vậy, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh cho rằng, đã đến lúc cần thay đổi cách thức thực hiện cải cách, bổ sung thêm cơ chế giám sát, xử lý người thực hiện cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh quốc gia để tạo ra kết quả đột phá. Bởi thực tế, các quy định về kỷ luật công vụ và trách nhiệm người đứng đầu bộ, ngành trong việc thực thi nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng giao còn khá hời hợt, chưa cụ thể dẫn đến nhiều quy định bất cập, tác động rất lớn đến doanh nghiệp.

Tại nhiều diễn đàn và ở nhiều nơi, doanh nghiệp chia sẻ ngày càng nhiều vướng mắc, bất cập song rất ít khó khăn được giải quyết, khiến sức khỏe của doanh nghiệp “bị bào mòn và niềm tin sụt giảm”.

Có thể thấy nếu như việc ban hành các chính sách đúng đắn là điều kiện cần, thì nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách mới là điều kiện đủ để môi trường kinh doanh thực sự thuận lợi, thân thiện với doanh nghiệp.

Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp ngành thực phẩm kỳ vọng, việc khôi phục lại Chương trình cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh bằng việc ban hành Nghị quyết số 02 ngày 5/1/2024 sẽ khơi dậy động lực, tinh thần cải cách của các bộ, ngành, địa phương. Từ đó, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ.

Thực tế, việc Chính phủ ban hành trở lại Nghị quyết số 02/NQ-CP sẽ giúp môi trường kinh doanh được cải thiện đáng kể. Nghị quyết không chỉ dừng lại ở các kế hoạch cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia mà còn tạo nền tảng phát triển cho giai đoạn tiếp theo dựa vào chuyển đổi số, kinh tế số với những kế hoạch dài hạn.

Chính phủ cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các đầu mối thực hiện và yêu cầu phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ được đặt thành mục riêng. Như vậy yêu cầu cải cách đang được đặt ra mạnh mẽ hơn, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phải vào cuộc một cách thực chất.

Hà Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hồ Chí Minh

Tin cùng chuyên mục

Sẽ trình ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp DPPA trong tháng 5

Sẽ trình ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp DPPA trong tháng 5

Lâm Đồng: Đà Lạt trong

Lâm Đồng: Đà Lạt trong ''cơn bão'' biến đổi khí hậu

Làm phiền cả lúc ông Thích Minh Tuệ tắm, những Tiktoker “tặc” muốn gì?

Làm phiền cả lúc ông Thích Minh Tuệ tắm, những Tiktoker “tặc” muốn gì?

Đồ ăn đường phố lọt top món ngon và trăn trở từ những vụ ngộ độc thực phẩm

Đồ ăn đường phố lọt top món ngon và trăn trở từ những vụ ngộ độc thực phẩm

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Thí điểm cần thực chất, không chạy theo số lượng

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Thí điểm cần thực chất, không chạy theo số lượng

Đấu thầu vàng giá ngang ngửa thị trường thì kéo giảm kiểu gì?

Đấu thầu vàng giá ngang ngửa thị trường thì kéo giảm kiểu gì?

“Câu like, câu view” bẩn: Dừng lại trước khi quá muộn

“Câu like, câu view” bẩn: Dừng lại trước khi quá muộn

Lời giải nào cho bài toán thiếu nguyên liệu sản xuất da giày?

Lời giải nào cho bài toán thiếu nguyên liệu sản xuất da giày?

Thực phẩm bẩn bủa vây trường học: Không dừng ở ngộ độc

Thực phẩm bẩn bủa vây trường học: Không dừng ở ngộ độc

Lập nhóm thông tin chốt kiểm tra nồng độ cồn: Cách “né” tốt nhất là… tuân thủ pháp luật!

Lập nhóm thông tin chốt kiểm tra nồng độ cồn: Cách “né” tốt nhất là… tuân thủ pháp luật!

Thiếu kho dữ liệu sạch và công cụ phân tích, thị trường bất động sản sẽ mãi “lập lờ”

Thiếu kho dữ liệu sạch và công cụ phân tích, thị trường bất động sản sẽ mãi “lập lờ”

“Sập bẫy” lừa đảo trên mạng xã hội: Do cả tin hay lòng tham khó chế ngự?

“Sập bẫy” lừa đảo trên mạng xã hội: Do cả tin hay lòng tham khó chế ngự?

McDonald

McDonald's 'câu khách' từ câu chuyện thương tâm của Mèo Béo, nghĩ về văn hóa kinh doanh

Lan truyền clip nhạy cảm trên mạng xã hội: Xin đừng vô cảm!

Lan truyền clip nhạy cảm trên mạng xã hội: Xin đừng vô cảm!

Du lịch "lột xác" và câu chuyện từ xứ Thanh

Du lịch "lột xác" và câu chuyện từ xứ Thanh

Góp tiền tổ chức lễ tri ân thầy cô: Đừng "biến tướng" chạy theo hình thức, lãng phí

Góp tiền tổ chức lễ tri ân thầy cô: Đừng "biến tướng" chạy theo hình thức, lãng phí

‘Hành quân xuyên Việt’ hay câu view bán hàng?

‘Hành quân xuyên Việt’ hay câu view bán hàng?

Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Những nỗi đau không thể bù đắp

Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Những nỗi đau không thể bù đắp

Nỗi oan bà bán dứa và hệ luỵ từ những thông tin

Nỗi oan bà bán dứa và hệ luỵ từ những thông tin ''một nửa sự thật''

Ai sẽ hưởng lợi khi cổ xuý trào lưu xuyên tạc ‘điện mặt trời 0 đồng’?

Ai sẽ hưởng lợi khi cổ xuý trào lưu xuyên tạc ‘điện mặt trời 0 đồng’?

Xem thêm