Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thủ tướng: Tận dụng tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội để phát triển Vĩnh Long toàn diện

Thủ tướng nhấn mạnh, cần phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế để phát triển Vĩnh Long toàn diện, văn minh, hiện đại, bền vững.
Vĩnh Long tăng cường xúc tiến đầu tư trong năm 2024 Mục tiêu đến năm 2030, Vĩnh Long trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp của vùng ĐBSCL

Kết hợp sức mạnh của tỉnh với của vùng, với cả nước

Sáng 23/3, tại thành phố Vĩnh Long, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông nghiệp, thương mại, du lịch tỉnh Vĩnh Long.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá việc tổ chức Hội nghị theo phương thức "hai trong một", kết hợp Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và Hội nghị xúc tiến đầu tư; đánh giá cao quyết tâm, nỗ lực và thành quả của tỉnh Vĩnh Long qua nhiều thời kỳ, tạo nền tảng quan trọng cho sự phát triển trong thời kỳ mới.

Thủ tướng: Tận dụng tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội để phát triển Vĩnh Long toàn diện
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao quyết tâm, nỗ lực và thành quả của tỉnh Vĩnh Long qua nhiều thời kỳ, tạo nền tảng quan trọng cho sự phát triển trong thời kỳ mới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo đó, Thủ tướng nhấn mạnh, cần phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh để phát triển Vĩnh Long toàn diện, văn minh, hiện đại, sinh thái, bền vững, có trình độ phát triển khá so với cả nước, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Thủ tướng nêu rõ, với vai trò rất quan trọng, thời gian qua công tác quy hoạch đã được triển khai đồng bộ, bài bản, khoa học từ Trung ương đến địa phương với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược trên tinh thần quy hoạch phải đi trước một bước, sát thực tế, khả thi, xác định và phát huy được tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của từng vùng, miền và địa phương, tìm ra và hóa giải, khắc phục những khó khăn, thách thức, mâu thuẫn, tồn tại; lựa chọn mô hình phù hợp, đúng hướng, huy động được mọi nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững.

Đến nay, chúng ta đã cơ bản hoàn thành công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch (109/111 quy hoạch). Tinh thần là làm quy hoạch kỹ lưỡng nhưng không cầu toàn, không nóng vội, cố gắng thực hiện cho tốt quy hoạch.

Thủ tướng đánh giá Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được chuẩn bị một cách công phu, bài bản, khoa học; xây dựng trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế, cũng như khắc phục những tồn tại, hạn chế. Quy hoạch đã đưa ra được quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu phát triển trọng tâm, đột phá phát triển; phương án phát triển, giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch và nhiệm vụ triển khai thời gian tới:

Xác định các tiềm năng, lợi thế, Quy hoạch chỉ rõ Vĩnh Long là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên hội tụ các yếu tố của Vùng: Có truyền thống yêu nước hào hùng; con người hài hòa, thân thiện, chân thành; văn hóa đặc sắc miền Tây; có vùng sông nước, rừng ngập mặn (có điều kiện để phát triển nông nghiệp)...

Theo Thủ tướng, việc triển khai Quy hoạch của Vĩnh Long có điều kiện rất thuận lợi trên nền tảng chung của cả nước, với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử sau gần 40 năm đổi mới. Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hơn 193 quốc gia, trong đó có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hoặc đối tác chiến lược với tất cả 5 nước Thường trực HĐBA LHQ, 7 nước thành viên G7, 16 thành viên G20; ký 16 FTA với hơn 60 nước).

Thủ tướng: Tận dụng tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội để phát triển Vĩnh Long toàn diện
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao Quyết định phê duyệt quy hoạch cho lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đặc biệt, mặc dù xu hướng FDI trên toàn cầu suy giảm, nhưng Việt Nam vẫn là một điểm sáng trong thu hút FDI. Môi trường đầu tư kinh doanh không ngừng được cải thiện. Xếp hạng môi trường kinh doanh năm 2023 tăng 12 bậc theo đánh giá của Tổ chức EIU. Nhiều tổ chức quốc tế có uy tín đánh giá cao kết quả và triển vọng của nền kinh tế Việt Nam.

Phát triển Vĩnh Long toàn diện, văn minh, hiện đại, bền vững

Định hướng thời gian tới, Thủ tướng cho biết Việt Nam xác định chuyển đổi số và tăng trưởng xanh là yếu tố cốt lõi của quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và phát triển nhanh, bền vững. Đây là xu thế tất yếu và là mục tiêu của mọi quốc gia, là một động lực tăng trưởng mới; không quốc gia nào có thể đứng ngoài tiến trình này.

Thủ tướng yêu cầu tỉnh phải khẩn trương ban hành kế hoạch, triển khai Quy hoạch tỉnh; bảo đảm tính tuân thủ và đồng bộ trong tổ chức thực hiện quy hoạch; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành; với tầm nhìn dài hạn gắn với định hướng phát triển tổng thể, liên kết vùng, phát huy tiềm năng, lợi thế, phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đối khí hậu.

Đặc biệt, cần tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, tự lực, tự cường, đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, mảnh đất của mình, không trông chờ, ỷ lại; tập trung nguồn lực trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó; tập trung vào các ngành mới nổi (chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, chia sẻ, tri thức…), lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo làm động lực chính, tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thủ tướng: Tận dụng tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội để phát triển Vĩnh Long toàn diện

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, từ lãnh đạo tỉnh tới mỗi người dân Vĩnh Long cần quyết tâm, nỗ lực để góp phần thực hiện Quy hoạch tỉnh - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng lưu ý, cần thay đổi mô hình tăng trưởng, cần làm mới lại các động lực tăng trưởng truyền thống (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu), chú trọng các động lực mới, nhất là chuyển đổi xanh, kinh tế xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, chống biến đổi khí hậu… là những xu thế mới, tất yếu trên thế giới hiện nay.

"Trong quá trình phát triển, Vĩnh Long cần coi trọng yếu tố con người là trung tâm, chủ thể, là mục tiêu, động lực cho sự phát triển; không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần" - Thủ tướng nêu.

Yêu cầu phát triển đồng bộ toàn diện công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, Thủ tướng lưu ý Vĩnh Long một số lĩnh vực trọng tâm như chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp; công nghiệp hóa nông nghiệp với các trung tâm phục vụ đầu vào sản xuất nông nghiệp, trong đó có các cơ sở sản xuất công cụ, phương tiện nông nghiệp, tăng cường chế biến sâu nông sản; phát triển công nghiệp văn hóa, trong đó có xây dựng thương hiệu, phát triển ngành gốm sứ Vĩnh Long; tập trung đầu tư, chú trọng phát triển hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, giảm chi phí logistics…; coi trọng phát triển kinh tế ban đêm, thương mại điện tử.

Về nguồn lực, Thủ tướng yêu cầu phải luôn đổi mới tư duy phát triển, khai thác tối đa nguồn lực bên trong, phát huy truyền thống lịch sử - văn hóa; đẩy mạnh hợp tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, khơi thông, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực phát triển; xây dựng cơ chế chính sách thuận lợi, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh…

Thủ tướng: Tận dụng tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội để phát triển Vĩnh Long toàn diện
Thủ tướng thăm khu trưng bày các sản phẩm OCOP của địa phương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan triển khai hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi với phương châm "Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, động lực của sự phát triển".

"Từ lãnh đạo tỉnh tới cả hệ thống chính trị và mỗi người dân, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, làm việc nào dứt điểm việc đó" - Thủ tướng nhấn mạnh, đồng thời tin tưởng Vĩnh Long sẽ triển khai tốt quy hoạch và nhanh chóng trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước, góp phần phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long và xây dựng đất nước ngày càng hùng cường, thịnh vượng.

Nguyên Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Vĩnh Long

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.

Tin cùng chuyên mục

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày mai (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, ùn tắc giao thông tại Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh và trên các quốc lộ trọng điểm đang có xu hướng cải thiện.
Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thời gian qua, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt - Lào có nhiều chuyển biến tích cực. Thương mại song phương trong quý I năm 2024 đạt 476,8 triệu USD.
Quyết tâm gỡ cảnh báo

Quyết tâm gỡ cảnh báo ''thẻ vàng'' IUU trong năm 2024

Chiều 22/4, diễn ra Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU.
Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ máy nghiền số 3 của Nhà máy xi măng Yên Bái đã xảy ra sự cố tai nạn lao động làm 7 người tử vong, 3 người bị thương.
Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Chương trình hành động của Chính phủ chống khai thác thủy sản bất hợp pháp yêu cầu đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa gửi thông báo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.
Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

“Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn với thanh niên các nước ASEAN” là hoạt động mở màn nằm trong khuôn khổ "Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024".
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Chiều 22/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản.
Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật, chưa bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Cần chính sách đột phá phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn

Cần chính sách đột phá phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn

Cần đưa ra những "gói" cơ chế, chính sách đột phá đặc thù để tháo gỡ vướng mắc trong phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn.
Thủ tướng: Tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu

Thủ tướng: Tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu

Tại Chỉ thị 12/CT-TTg, Thủ tướng yêu cầu tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa chuỗi cung ứng...
Xóa bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Xóa bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Sáng 22/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Có quy hoạch tốt mới có dự án và nhà đầu tư tốt

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Có quy hoạch tốt mới có dự án và nhà đầu tư tốt

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, có nhà tư vấn tốt mới có quy hoạch tốt, có quy hoạch tốt mới có dự án tốt, có dự án tốt mới có nhà đầu tư tốt.
Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn

Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn

Chiều 21/4/2024, tại tỉnh Lạng Sơn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và Xúc tiến đầu tư năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động