Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Triển vọng lạm phát trong nửa sau năm 2024

Theo các chuyên gia, những yếu tố như tỷ giá và giá dầu sẽ tác động đến triển vọng lạm phát trong những tháng còn lại của năm 2024.
7 yếu tố tác động và dự báo 2 kịch bản lạm phát 2024 Cải cách tiền lương cần gắn với kiềm chế lạm phát Kiểm soát lạm phát năm 2024: Cần theo dõi sát giá cả các mặt hàng thiết yếu

Lạm phát tăng cao do tác động trễ từ 3 nhóm hàng

Theo Báo cáo vĩ mô tháng 5 của Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), mức tăng giá chung của nền kinh tế có xu hướng đi lên trong các tháng đầu năm 2024 nhưng có thể giảm trong các tháng tới. Trong 3 tháng trở lại đây, lạm phát tính theo năm đều tăng từ 4,0% đến 4,4%, trong đó, mức tăng cao nhất được ghi nhận vào tháng 4/2024 và gần tiệm cận mục tiêu của Chính phủ. Nhóm phân tích của VDSC cho rằng, đóng góp chính vào mức tăng cao của lạm phát các tháng đầu năm nay là do tác động trễ đến từ 3 nhóm: Lương thực, thực phẩm; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng; nhóm dịch vụ y tế và giáo dục.

Xét riêng lạm phát tháng 4/2024, ba nhóm hàng trên đóng góp gần 80% vào mức tăng giá chung. Trong đó, lương thực, thực phẩm chịu ảnh hưởng của đà tăng nhanh của giá gạo từ tháng 8/2023. Xét theo tháng, chỉ số giá gạo đã giảm liên tiếp hai tháng, lần lượt giảm 0,5% và 0,8% so với tháng trước trong tháng 3/2024 và tháng 4/2024. Diễn biến này sẽ thuận lợi cho xu hướng lạm phát trong các tháng tiếp theo do nhóm lương thực và thực phẩm chiếm hơn 33% tổng cơ cấu tính chỉ số giá CPI.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng chiếm 18,8% trong rổ thành phần tính CPI, mức tăng cao của nhóm hàng này là do việc điều chỉnh giá của các mặt hàng điện, nước và gas diễn ra trong năm trước. Chỉ số giá điện tháng 4/2024 ước tăng 10,6% so với cùng kỳ, cao hơn mức điều chỉnh tăng 7,7% của giá bán lẻ điện bình quân trong năm 2023.

Triển vọng lạm phát trong nửa sau năm 2024
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng chiếm 18,8% trong rổ thành phần tính CPI

Quyết định 05/2024 về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân sẽ có hiệu lực từ 15/05/2024. Theo đó, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân sẽ rút ngắn còn tối thiểu 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất so với quy định cũ là 6 tháng. Tính từ lần điều chỉnh gần nhất (tháng 11/2023), giá bán lẻ điện bình quân vẫn chưa có sự điều chỉnh. Đồng thời, giá điện cũng đã được điều chỉnh tăng 4,5% trong tháng 5 năm trước. Điều này dẫn đến quan ngại rằng giá điện có thể sẽ sớm được điều chỉnh.

Trong tháng 5/2024, kỳ điều chỉnh giá điện được rút ngắn và chi phí sản xuất điện tiếp tục tăng do EVN phải huy động nguồn điện chi phí cao để đảm bảo cung ứng điện trong điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài. Tuy nhiên, do hành động điều chỉnh giá điện luôn gắn với cân đối vĩ mô và Chính phủ vẫn đặt ưu tiên là kiểm soát lạm phát, VDSC cho rằng, lần tăng giá điện tiếp theo có thể được trì hoãn cho đến khi lạm phát có dấu hiệu quay đầu giảm trở lại.

Về cấu phần giá dịch vụ y tế và giáo dục, lần lượt tăng 6,7% và 8,8% so với cùng kỳ năm 2023. Chuyên gia của VDSC cho rằng, phần lớn mức tăng giá này phản ánh kết quả của việc điều chỉnh giá trong năm trước. Theo lộ trình học phí mới cập nhật tại Nghị định 97/2023, học phí bậc giáo dục mầm non và phổ thông năm 2023 - 2024 được giữ ổn định, trong khi đó, lộ trình tăng học phí bậc giáo dục đại học, nghề nghiệp công lập sẽ được lùi 1 năm so với lộ trình trước đó.

Với dịch vụ y tế, Luật Khám chữa bệnh mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 với quy định giá dịch vụ cần tính đầy đủ 4 nhóm chi phí. Theo Bộ Y tế, căn cứ tính giá dịch vụ mới trước mắt chỉ bao gồm 3/4 cấu phần (chưa bao gồm chi phí khấu hao) sẽ được ban hành vào tháng 7/2024. Theo đó, mức tăng giá dịch vụ y tế mới so với giá hiện hành dự kiến áp dụng vào cuối năm nay là khoảng 5%, thấp hơn mức điều chỉnh khoảng 9% trong năm 2023. Như vậy, áp lực của các mặt hàng do Nhà nước điều tiết giá lên lạm phát chung vẫn sẽ được kiểm soát.

Triển vọng lạm phát trong nửa sau năm 2024
Các yếu tố sẽ phản ánh lên kỳ vọng lạm phát gồm tỷ giá và diễn biến giá dầu

Lạm phát của Việt Nam năm 2024 có thể ở mức 3,8%

Nhìn về triển vọng lạm phát các tháng còn lại của năm 2024, chuyên gia của VDSC nhận định, các yếu tố sẽ phản ánh lên kỳ vọng lạm phát gồm tỷ giá và diễn biến giá dầu. Bà Nguyễn Thị Yến Hạnh, chuyên gia phân tích VDSC đã nghiên cứu định lượng chỉ ra một số kết quả quan trọng về mối tương quan giữa lạm phát, giá dầu và tỷ giá tại Việt Nam.

Thứ nhất, độ trễ tác động của giá dầu và tỷ giá lên lạm phát là rõ rệt nhất trong khoảng thời gian từ 3 - 6 tháng.

Thứ hai, tác động của giá dầu lên lạm phát sẽ nghiêm trọng hơn tác động của tỷ giá.

Cuối cùng, mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào lạm phát sẽ phụ thuộc và môi trường lạm phát, áp lực mất giá tiền đồng sẽ tác động mạnh đến lạm phát trong điều kiện lạm phát theo tháng ở trên ngưỡng 1,5%.

Chuyên gia của VDSC cho rằng, trừ khi có cú sốc về địa chính trị dẫn đến việc giá dầu tăng tốc trong một thời gian ngắn, giá dầu Brent thế giới được kỳ vọng sẽ dao động trong vùng 85 - 90 USD/thùng từ nay đến cuối năm 2024. Theo đó, giá dầu bình quân năm 2024 ước tăng 5 - 7% so với năm 2023, điều này sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến xu hướng lạm phát.

Ngoài ra, lạm phát trung bình theo tháng từ đầu năm đến nay khoảng 0,3%/tháng cho thấy, Việt Nam vẫn đang trong môi trường lạm phát vừa phải. Đồng thời, áp lực tăng giá các mặt hàng như thực phẩm, xăng dầu và mặt hàng Nhà nước điều tiết giá vẫn được kiểm soát tương đối tốt.

Do đó, VDSC kỳ vọng việc tiền đồng mất giá khoảng 5,0% từ đầu năm đến nay sẽ không tác động quá lớn đến diễn biến lạm phát nửa sau năm 2024. “Chúng tôi điều chỉnh nhẹ mức dự báo lạm phát năm 2024 từ mức 3,5% lên 3,8% sau khi cân nhắc ảnh hưởng của giá dầu và tỷ giá. Mức tăng giá chung kỳ vọng vẫn thấp hơn mục tiêu kiểm soát lạm phát 4,5% của Chính phủ”, bà Nguyễn Thị Yến Hạnh nhận định.

Thuỳ Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: lạm phát

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục phát huy vai trò, vị thế, uy tín thương hiệu Trường Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục phát huy vai trò, vị thế, uy tín thương hiệu Trường Sơn

Thủ tướng yêu cầu Tổng công ty Trường Sơn phải phát triển cả về tầm vóc, tiếp tục khẳng định vị thế, uy tín, thương hiệu Trường Sơn, đóng góp cho đất nước.
100% công trình thuỷ điện vận hành an toàn góp phần đảm bảo điện và cấp nước hạ du

100% công trình thuỷ điện vận hành an toàn góp phần đảm bảo điện và cấp nước hạ du

Đây là báo cáo của Bộ Công Thương tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, triển khai nhiệm vụ 2024.
Tổng thiệt hại kinh tế do thiên tai trên thế giới lên đến 260 tỷ USD

Tổng thiệt hại kinh tế do thiên tai trên thế giới lên đến 260 tỷ USD

Năm 2023, tổng thiệt hại kinh tế do thiên tai trên thế giới ước lên đến 260 tỷ USD. Trong nước ghi nhận 5.331 sự cố, thiên tai, thiệt hại ước 9.324 tỷ đồng.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đội ngũ doanh nhân

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đội ngũ doanh nhân

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm phát triển đội ngũ doanh nhân.
Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng

Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng

Từ ngày 13-15/5, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Phiên họp này sẽ cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.

Tin cùng chuyên mục

Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức quán triệt Nghị quyết số 41-NQ/TW về doanh nhân thời kỳ mới

Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức quán triệt Nghị quyết số 41-NQ/TW về doanh nhân thời kỳ mới

Ngày 10/5, tại trụ sở Bộ Công Thương, Đảng bộ Bộ Công Thương đã tổ chức quán triệt Nghị quyết số 41-NQ/TW về doanh nhân.
Thủ tướng: Mong muốn các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam trở thành đối tác của Samsung

Thủ tướng: Mong muốn các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam trở thành đối tác của Samsung

Chiều 9/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Park Hark Kyu, Tổng giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Samsung nhân dịp tới Việt Nam.
Kiên quyết không để thiếu điện trong thời gian cao điểm nắng nóng

Kiên quyết không để thiếu điện trong thời gian cao điểm nắng nóng

Tại Nghị quyết số 65/NQ-CP, Thủ tướng yêu cầu bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, kiên quyết không để thiếu điện trong cao điểm nắng nóng.
Việt Nam chưa nhận đủ thông tin để đánh giá toàn diện tác động của kênh đào Funan Techo

Việt Nam chưa nhận đủ thông tin để đánh giá toàn diện tác động của kênh đào Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam chưa có đủ thông tin để đánh giá tác động của dự án kênh đào Funan Techo và mong muốn Campuchia chia sẻ đầy đủ.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội: Cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội: Cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội

Ngày 9/5, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì họp giao ban giữa Lãnh đạo Quốc hội và Thường trực các cơ quan của Quốc hội.
Thủ tướng: Không hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng đơn thuần

Thủ tướng: Không hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng đơn thuần

Thủ tướng chỉ ra giải pháp trong triển khai quy hoạch vùng và phát triển, liên kết Vùng đồng bằng sông Hồng với 12 "từ khóa" quan trọng bao trùm và toàn diện.
Rà soát, đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm vùng Đồng bằng sông Hồng

Rà soát, đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm vùng Đồng bằng sông Hồng

Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra sáng 9/5.
Quảng Ninh 7 năm liên tiếp dẫn đầu Chỉ số PCI

Quảng Ninh 7 năm liên tiếp dẫn đầu Chỉ số PCI

Tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023, với kết quả này, đây là năm thứ 7 tỉnh Quảng Ninh giữ vai trò “quán quân” PCI.
Truyền cảm hứng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền cảm hứng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tinh thần bất khuất của nhân dân Việt Nam trong Chiến thắng Điện Biên Phủ đã truyền cảm hứng cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
Việt Nam - Trung Quốc: Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện

Việt Nam - Trung Quốc: Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện

Hai nước đã xác lập ''định vị mới'' cho quan hệ song phương, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.
Thủ tướng: Các nhà thầu

Thủ tướng: Các nhà thầu ''đã nói phải làm, cam kết phải thực hiện'', đảm bảo dự án đúng tiến độ

Chiều 8/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông.
Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng đề nghị Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, hiện tỉ lệ giải ngân của 3 địa phương đạt dưới mức bình quân chung.
Lấy ý kiến về quy định bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giá đất

Lấy ý kiến về quy định bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giá đất

Các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giá đất sẽ được lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng để hoàn thiện.
Chính phủ yêu cầu nghiên cứu giá, phí truyền tải trong xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp

Chính phủ yêu cầu nghiên cứu giá, phí truyền tải trong xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp

Chính phủ yêu cầu xây dựng cơ chế mua bán điện giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng cần nghiên cứu các cơ chế giá, phí truyền tải.
Tập trung rà soát, cấu trúc lại quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Tập trung rà soát, cấu trúc lại quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính sáng 8/5 nhằm rà soát tiến độ đơn giản hoá, cắt giảm điều kiện kinh doanh; phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính.
Bắc Giang: Tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc

Bắc Giang: Tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc

Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng ngân hàng là ngành đi đầu, tiên phong trong chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng ngân hàng là ngành đi đầu, tiên phong trong chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng ngân hàng sẽ là ngành đi đầu, tiên phong trong thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 3 giải pháp cấp thiết gỡ vướng cho Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 3 giải pháp cấp thiết gỡ vướng cho Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Để gỡ vướng cho dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các đơn vị liên quan triển khai ngay 3 giải pháp cấp thiết.
Xe điện 4 bánh hoạt động tự phát, khó quản lý

Xe điện 4 bánh hoạt động tự phát, khó quản lý

Việc xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với xe điện 4 bánh nên áp dụng nguyên tắc hài hòa, công nhận theo nguồn gốc xuất xứ, chất lượng của loại phương tiện.
Tiếp nối hào khí Điện Biên Phủ bất diệt, xây dựng một Việt Nam hùng cường

Tiếp nối hào khí Điện Biên Phủ bất diệt, xây dựng một Việt Nam hùng cường

Những trang sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc ta với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt là nguồn động lực để Việt Nam quyết tâm xây dựng một đất nước hùng cường.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động