Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Việt Nam sẵn sàng làm chủ và đón làn sóng đầu tư vào bán dẫn

Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai nhiều công việc, thể hiện sự sẵn sàng cho việc đón nhận làn sóng đầu tư mới trong ngành bán dẫn tại Việt Nam.
Dự án 1.000 tỷ sản xuất linh kiện bán dẫn chọn Ninh Bình đặt nhà máy Việt Nam – Hoa Kỳ: Nhiều tiềm năng hợp tác trong ngành công nghiệp bán dẫn Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam mong muốn phát triển đột phá ngành bán dẫn

Trả lời phỏng vấn của Báo Điện tử Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng các yếu tố như hạ tầng cứng, hạ tầng mềm, cơ chế chính sách, nghiên cứu phát triển, chiến lược và nguồn nhân lực để làm chủ và đón làn sóng đầu tư vào ngành bán dẫn tại nước ta.

Việt Nam sẵn sàng làm chủ và đón làn sóng đầu tư vào bán dẫn
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới đang rất quan tâm đầu tư vào phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam. Nước ta đã chuẩn bị những gì để đón làn sóng đầu tư này, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Chính phủ đã giao các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) triển khai nhiều công việc, thể hiện sự sẵn sàng cho việc đón nhận làn sóng đầu tư mới trong ngành bán dẫn tại Việt Nam.

Cụ thể, Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Chiến lược phát triển ngành bán dẫn Việt Nam đến năm 2030. Theo như tôi biết, Bộ Thông tin và Truyền thông đang hoàn thiện giai đoạn cuối việc xây dựng Chiến lược và sẽ sớm trình Chính phủ thông qua.

Đồng thời, Chính phủ và Thủ tướng đã giao cho Bộ KH&ĐT chủ trì, xây dựng Đề án Phát triển nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn tại Việt Nam đến năm 2030 với mục tiêu rất cụ thể là đào tạo 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn.

Liên quan đến thiết kế chip, chúng ta đã thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và ký hợp tác với 2 tập đoàn thiết kế chip lớn nhất của Hoa Kỳ là Synopsys và Garden để thành lập trung tâm nghiên cứu, thiết kế chip trong các cơ sở của NIC.

Bên cạnh đó, dù đã có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cho các ngành công nghệ cao nhưng tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết giao Chính phủ xây dựng một Nghị định, theo đó sẽ thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư cho các ngành công nghệ cao, trong đó có ngành bán dẫn.

Tiếp theo, về hạ tầng, các địa phương đã chuẩn bị sẵn sàng. Thứ nhất là hạ tầng đất đai, các địa phương đã đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, hình thành các mặt bằng sạch để có thể cung cấp cho các doanh nghiệp bán dẫn. Thứ hai, hạ tầng giao thông chiến lược kết nối các trung tâm kinh tế, cảng biển, sân bay cũng đang được tăng cường. Ngoài ra, các địa phương cũng chuẩn bị sẵn sàng các vấn đề về công nghệ thông tin, điện, nước, hạ tầng xã hội cho công nhân trong ngành bán dẫn.

Như vậy, các yếu tố như hạ tầng cứng, hạ tầng mềm, cơ chế chính sách, nghiên cứu phát triển, chiến lược và đặc biệt là nguồn nhân lực đều thể hiện rằng sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng là rất đúng đắn, kịp thời để chúng ta có thể làm chủ và sẵn sàng tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị trong ngành bán dẫn toàn cầu.

Các chuyên gia cho rằng để phát triển ngành bán dẫn thì vấn đề lớn nhất hiện nay là nhân lực. Bộ KH&ĐT là cơ quan được giao chắp bút xây dựng Đề án Phát triển nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam. Xin Bộ trưởng chia sẻ rõ hơn về việc này?

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nhân lực là vấn đề quan trọng nhất hiện nay, không chỉ trong ngành bán dẫn mà trong tất cả các ngành kinh tế - xã hội, nhất là đối với lĩnh vực công nghệ cao. Quá trình xây dựng Đề án đang được Bộ KH&ĐT triển khai ở giai đoạn cuối cùng. Chúng tôi đã khảo sát, nghiên cứu, hoàn thiện một cách bài bản, xin ý kiến chuyên gia trong và ngoài nước, các bộ, ngành. Chúng tôi sẽ trình Chính phủ Đề án trong thời gian sớm nhất, có thể là trong tháng tới.

Theo đó, nước ta sẽ đào tạo khoảng 50.000 kỹ sư, 1.000 thạc sĩ và 100 tiến sĩ - những người nghiên cứu chuyên sâu ngành này; có thể đào tạo trong nước hoặc nước ngoài, kết hợp trao đổi sinh viên, giáo viên. Ngoài ra, không chỉ đào tạo mới, mà chúng ta có thể đào tạo lại những người làm việc trong những ngành gần với ngành công nghiệp bán dẫn để rút ngắn thời gian và bảo đảm chỉ tiêu. Như vậy, cần có sự phối hợp hết sức chặt chẽ giữa các bộ, ngành, các cơ sở nghiên cứu, các trường đại học. Chúng tôi đã phối hợp với khoảng 30 trường đại học lớn trong nước để triển khai chương trình này.

Nhằm cụ thể hóa mục tiêu đề ra, được sự giới thiệu của Chính phủ Hoa Kỳ, chúng tôi cũng đã ký kết hợp tác với Đại học Arizona, nơi đào tạo lớn nhất của Hoa Kỳ về ngành bán dẫn.

Cùng với đó, chúng tôi sẽ tìm kiếm, huy động các nguồn lực đa dạng như Nhà nước, tư nhân, hỗ trợ không hoàn lại để thực hiện Đề án và báo cáo Chính phủ với mục đích tổng hòa các nguồn lực, thực hiện ngay các nhiệm vụ được giao.

Thưa Bộ trưởng, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút FDI đang ngày càng gia tăng và năm 2024, thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng, nước ta có những giải pháp gì để hỗ trợ doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng bán dẫn tại Việt Nam?

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Thực tế đang diễn ra tình trạng cạnh tranh rất khốc liệt giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới về thu hút FDI và đặc biệt là đối với ngành bán dẫn vì các quốc gia đều thấy lợi ích, tiềm năng và quy mô của ngành này là rất lớn, đến năm 2030 có thể lên tới hơn 1.000 tỷ USD. Nước nào nhanh nhạy, có những chính sách phù hợp, quyết liệt thì sẽ làm chủ và tranh thủ được làn sóng mới.

Việt Nam không nằm ngoài trào lưu đó. Chính phủ và Thủ tướng đang rất quyết liệt chỉ đạo Bộ KH&ĐT và các bộ, ngành liên quan chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để đón nhận được làn sóng đầu tư này. Trước hết, chúng ta phải có lộ trình chiến lược, hướng đi bài bản, căn cơ. Thứ hai, nhanh chóng triển khai để đáp ứng được ngay nhu cầu về nguồn nhân lực. Thứ ba, bổ sung, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách.

Các doanh nghiệp đề xuất rất nhiều kiến nghị rất có giá trị như các loại thuế ưu đãi cho ngành bán dẫn; chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho ngành công nghệ mới; cơ chế đối với các trung tâm nghiên cứu R&D; phát triển hạ tầng số... Chúng tôi sẽ cùng với các bộ, ngành tổng hợp, nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới để làm sao chúng ta đưa ra những chính sách có tính cạnh tranh cao.

Tôi hy vọng và tin tưởng chúng ta có hướng đi đúng, quyết sách kịp thời để làm chủ và đón nhận được làn sóng lớn trong ngành bán dẫn hiện nay.

Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng./.

Theo baochinhphu.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng: Bài học và cơ hội cho Việt Nam

Công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng: Bài học và cơ hội cho Việt Nam

Theo chuyên gia, Việt Nam có cơ hội học hỏi và được hưởng lợi từ tốc độ phát triển công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Định hướng phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2045: Hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh

Định hướng phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2045: Hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh

Mặc dù ngành thép có bước phát triển mạnh mẽ, nhưng thời gian qua, do chưa có quy hoạch một cách bài bản nên các địa phương, doanh nghiệp còn khá lúng túng.
Ninh Bình: Triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất công nghiệp

Ninh Bình: Triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp của Ninh Bình tháng 3 ước đạt 7.573,4 tỷ đồng, tăng 1,3%. Ninh Bình đang triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp.
Đồng Nai: Lộ trình di dời Khu công nghiệp Biên Hoà 1 như thế nào?

Đồng Nai: Lộ trình di dời Khu công nghiệp Biên Hoà 1 như thế nào?

Trước tháng 12/2025, 76 doanh nghiệp đang sản xuất tại Khu công nghiệp Biên Hoà 1 (TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) phải hoàn tất di dời để phục vụ dự án mới.
Khu vực công nghiệp đóng vai trò dẫn dắt trong GRDP của tỉnh Hà Tĩnh

Khu vực công nghiệp đóng vai trò dẫn dắt trong GRDP của tỉnh Hà Tĩnh

Khu vực công nghiệp đóng vai trò dẫn dắt trong GRDP của tỉnh Hà Tĩnh với mức tăng 11,61%, chiếm 31% trong cơ cấu kinh tế và đóng góp 4,02 điểm tăng trưởng.

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ấn tượng trong quý I/2024

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ấn tượng trong quý I/2024

Theo Sở Công Thương Tuyên Quang, quý I năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh đạt 5.447,3 tỷ đồng, bằng 23% kế hoạch năm, tăng 19,8% so với năm 2023.
Xây dựng chiến lược mới “trợ lực” phát triển ngành công nghiệp ô tô

Xây dựng chiến lược mới “trợ lực” phát triển ngành công nghiệp ô tô

Để ngành ô tô Việt Nam phát triển, việc xây dựng Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là hết sức cấp thiết.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 3/2024 tăng 9,17%

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 3/2024 tăng 9,17%

Sản xuất công nghiệp trong tháng 3/2024 của tỉnh Nghệ An tiếp tục có nhiều khởi sắc với chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 9,17% so với cùng kỳ.
Sản xuất công nghiệp: “Giữ nhịp” tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp: “Giữ nhịp” tăng trưởng

Quý I/2024, sản xuất công nghiệp khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành là 6,18% so với cùng kỳ. Trong đó, sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%.
Thanh Hóa: Khởi công dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Thọ Nguyên

Thanh Hóa: Khởi công dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Thọ Nguyên

Huyện Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa) đã khởi công dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Thọ Nguyên có tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng.
Vĩnh Phúc: Sản xuất công nghiệp dần phục hồi, IIP tháng 3 tăng 25,73%

Vĩnh Phúc: Sản xuất công nghiệp dần phục hồi, IIP tháng 3 tăng 25,73%

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 3/2024 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tăng 25,73% so với tháng trước, nhưng giảm 3,16% so với cùng kỳ năm trước.
Thừa Thiên Huế: Phát triển khu công nghiệp theo hướng xanh, đa ngành

Thừa Thiên Huế: Phát triển khu công nghiệp theo hướng xanh, đa ngành

Tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung mọi nguồn lực đầu tư, xây dựng, trong đó chú trọng phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp theo hướng xanh, đa ngành.
Hà Nội: Đối thoại tháo gỡ 3 nhóm vấn đề tại các khu, cụm công nghiệp

Hà Nội: Đối thoại tháo gỡ 3 nhóm vấn đề tại các khu, cụm công nghiệp

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị hội nghị tập trung thảo luận, trao đổi tập trung vào 3 nhóm vấn đề chính tại khu, cụm công nghiệp.
Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đóng siêu tàu cứu nạn hiện đại nhất Việt Nam

Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đóng siêu tàu cứu nạn hiện đại nhất Việt Nam

Công ty TNHH MTV 189 - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng được giao nhiệm vụ đóng tàu SAR 631 - được mệnh danh là tàu cứu nạn hiện đại nhất Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc đầu tư nhà máy sản xuất ô tô trị giá hơn 800 triệu USD

Doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc đầu tư nhà máy sản xuất ô tô trị giá hơn 800 triệu USD

Liên doanh Geleximco và Omoda & Jaecoo sẽ hợp tác xây dựng một nhà máy sản ô tô tại tỉnh Thái Bình trị giá hơn 800 triệu USD với công suất 200.000 xe mỗi năm.
Sản xuất công nghiệp quý I/2024: Nhìn từ khối địa phương

Sản xuất công nghiệp quý I/2024: Nhìn từ khối địa phương

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tăng, tuy nhiên chưa phản ánh hết tình trạng chung về hiện trạng phát triển của các địa phương.
Lào Cai: 3 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 9.700 tỷ đồng

Lào Cai: 3 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 9.700 tỷ đồng

Theo thông tin từ UBND tỉnh Lào Cai, trong quý I năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương ước đạt 9.719,53 tỷ đồng
Ninh Bình: Đẩy mạnh phát triển các cụm công nghiệp

Ninh Bình: Đẩy mạnh phát triển các cụm công nghiệp

Tỉnh Ninh Bình vừa có chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn; đồng thời kiểm tra, xử lý vi phạm trong đầu tư, xây dựng.
Bình Phước: Quý I/2024, chỉ số công nghiệp nhiều ngành tăng gấp đôi so với cùng kỳ

Bình Phước: Quý I/2024, chỉ số công nghiệp nhiều ngành tăng gấp đôi so với cùng kỳ

Quý I/2024, tại Bình Phước, chỉ số công nghiệp một số ngành như sản xuất xe có động cơ và sản xuất thiết bị tín hiệu âm thanh tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ.
Việt Nam đặt mục tiêu đáp ứng 30% nguyên liệu sản xuất thuốc và chế phẩm y tế vào năm 2045

Việt Nam đặt mục tiêu đáp ứng 30% nguyên liệu sản xuất thuốc và chế phẩm y tế vào năm 2045

Dự thảo Chương trình Phát triển CN hoá dược đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đặt mục tiêu, năm 2045 đáp ứng 30% nguyên liệu sản xuất thuốc và các chế phẩm y tế.
Nam Định: Công nghiệp tiếp tục giữ vai trò động lực tăng trưởng

Nam Định: Công nghiệp tiếp tục giữ vai trò động lực tăng trưởng

Kinh tế tỉnh Nam Định quý I/2024 tăng trưởng 7,07% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng giữ vai trò động lực tăng trưởng.
Hà Nội: Vinaconex làm chủ đầu tư dự án khu công nghiệp 6.338 tỷ đồng

Hà Nội: Vinaconex làm chủ đầu tư dự án khu công nghiệp 6.338 tỷ đồng

Dự án Khu công nghiệp Đông Anh (TP. Hà Nội) có quy mô 299,45 ha, tổng mức đầu tư 6.338 tỷ đồng do Vinaconex làm chủ đầu tư.
Nhà máy có vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng sắp được khởi công tại HANSSIP

Nhà máy có vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng sắp được khởi công tại HANSSIP

Dự kiến, sau quý II/2024, Nhà máy INVENTEC Việt Nam với vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng sẽ được khởi công tại HANSSIP, tạo việc làm cho hơn 20.000 lao động.
PMI dưới ngưỡng 50 điểm trong tháng 3, các nhà sản xuất vẫn lạc quan về sản lượng

PMI dưới ngưỡng 50 điểm trong tháng 3, các nhà sản xuất vẫn lạc quan về sản lượng

Chỉ số PMI của Việt Nam tháng 3/2024 dưới ngưỡng dưới 50 điểm. Tuy nhiên, các nhà sản xuất tin tưởng rằng ngành sản xuất sẽ tăng trở lại trong những tháng tới.
Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2024 của Hòa Bình giảm?

Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2024 của Hòa Bình giảm?

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2024 của Hòa Bình giảm 3,15% so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn ghi nhận công nghiệp chế biến chế tạo tăng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động