Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Trong bối cảnh căng thẳng chính trị tiếp tục leo thang, các doanh nghiệp xuất khẩu lại một lần nữa đứng trước nguy cơ đứt gãy đơn hàng.
Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng Biến động tỷ giá khiến doanh nghiệp thủy sản e ngại vay vốn

Từ đầu năm đến nay, thị trường toàn cầu dần hồi phục, hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp khởi sắc khi có thêm nhiều đơn hàng được ký kết. Tuy nhiên, bối cảnh phức tạp và xung đột địa chính trị đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thương mại. Doanh nghiệp đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và rủi ro.

Theo đó, ngay từ đầu năm, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đã trở nên đắt đỏ hơn do xung đột ở Trung Đông và các hạn chế hoạt động trên Kênh đào Panama. Các cuộc tấn công đã làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động thương mại quốc tế trên tuyến đường quan trọng giữa châu Âu và châu Á, nơi chiếm khoảng 15% lưu lượng vận tải biển trên thế giới.

Thực tế cho thấy, tình trạng căng thẳng leo thang ở biển Đỏ làm cho các hãng tàu phải di chuyển đường vòng, kéo theo đó, cước phí vận chuyển đi và đến một số thị trường xuất nhập khẩu tăng cao. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp Việt, nhất là doanh nghiệp làm ăn với các đối tác tại thị trường Mỹ, Canada, EU, Anh.

Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt
Doanh nghiệp xuất khẩu đứng trước nỗi lo "cạn đơn hàng"

Ghi nhận từ nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cho thấy, từ quý II/2024 tình hình đơn hàng bắt đầu khó khăn hơn. Những gián đoạn ở Biển Đỏ đã gây rủi ro với các nền kinh tế ASEAN. Sau 3 tháng diễn ra căng thẳng ở Biển Đỏ, số lượng tàu hàng qua kênh đào Suez đã giảm hơn 50% so với hồi tháng 12/2023. Giá cước vận tải giao ngay đã tăng gấp ba lần trong hoạt động thương mại từ châu Á sang châu Âu.

Việt Nam - nền kinh tế có độ mở lớn đang chịu tác động trực tiếp từ những khó khăn trên. Thời gian vận chuyển hàng trên biển bị kéo dài thêm cả chục ngày, khiến cả nhà xuất khẩu lẫn bên mua hàng đều lo ngại. Đồng thời mức ảnh hưởng càng lớn khi căng thẳng không chỉ ở Nga – Ukraine mà đang lan rộng sang cả Iran – Isarel…

Chưa dừng lại ở đó, nhiều doanh nghiệp sản xuất còn gặp khó khăn khi nhập khẩu nguồn nguyên liệu đầu vào bị chậm. Giá các mặt hàng đầu vào cũng tăng lên. Thậm chí nông nghiệp – ngành vốn được coi là trụ đỡ của nền kinh tế - ngành xuất khẩu có nhiều điểm sáng trong những năm qua thì các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cũng lao đao trong những tháng đầu năm. Nguyên nhân là bởi giá nguyên liệu đầu vào và giá cước vận tải cùng tăng sốc.

Chưa thoát khỏi những cú sốc về giá nguyên liệu, giá cước vận tải, doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với thách thức về “tỷ giá tăng”. Đặc biệt, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất kéo dài có thể khiến các nền kinh tế thế giới tiếp tục bị ảnh hưởng. Lãi suất cao hơn ở Mỹ cũng sẽ lan ra các nền kinh tế khác khi đồng bạc xanh tăng giá sẽ làm gián đoạn hoạt động thương mại và vay mượn bằng đồng USD. Các nền kinh tế dựa vào nhập khẩu hàng hóa, chẳng hạn như Nhật Bản, phải đối mặt với sức ép kép từ đồng bạc xanh mạnh hơn và giá dầu tính bằng USD tăng. Giá dầu hiện đã tăng khoảng 20% kể từ đầu tháng 12 và có thể tăng thêm nếu xung đột ở Trung Đông trở nên tồi tệ hơn.

Với Việt Nam, đồng USD tăng mạnh kỷ lục so với VND kể từ đầu năm nay khiến các doanh nghiệp có đầu vào phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu phải đau đầu bởi chi phí vốn để nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị… đều tăng. Nhiều doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu trước đó nên khi biến động tỷ giá theo chiều hướng tăng sẽ đẩy chi phí nhập khẩu tăng thêm. Thậm chí, USD tiếp tục tăng trong thời gian tới sẽ khiến tiền đồng mất giá, lạm phát tăng cao kéo theo nhiều hệ lụy tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

Thực tế ghi nhận tại nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, đa số doanh nghiệp mới chỉ có đơn hàng cho quý II/2024 trong khi triển vọng đơn hàng cho những tháng tiếp theo không mấy sáng sủa.

Ông Nguyễn Văn Khánh - Chủ tịch Hội da giày TP. Hồ Chí Minh thừa nhận, đa số doanh nghiệp trong ngành vẫn đang gặp nhiều khó khăn về đơn hàng. Nhiều nhà máy vẫn cắt giảm công nhân do đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh. Qua khảo sát mới đây của hội, chỉ khoảng 40% doanh nghiệp trong hiệp hội có đơn hàng đến tháng 5, tháng 6. Đa phần các đơn hàng xuất khẩu qua châu Âu và Mỹ. Còn lại, từ quý 3 đến cuối năm vẫn chưa có đơn hàng.

Và trong bối cảnh căng thẳng chính trị tiếp tục leo thang, các doanh nghiệp xuất khẩu lại một lần nữa đứng trước nguy cơ đứt gãy đơn hàng. Đáng lo hơn, với những ngành xuất khẩu thâm dụng lao động như dệt may, da giày, gỗ… hàng nghìn công nhân lại đứng trước nguy cơ mất việc làm.

Hà Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bộ Chính trị khiển trách Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH; đề nghị khai trừ Đảng cựu Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ

Bộ Chính trị khiển trách Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH; đề nghị khai trừ Đảng cựu Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Thiếu vốn đầu tư dây chuyền công nghệ đáp ứng nhu cầu sản xuất là một trong những rào cản khiến doanh nghiệp đang bỏ lỡ cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Chưa đầy một năm, Chính phủ đã liên tiếp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc quản lý thị trường vàng, nhằm ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người mua.
Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Kinh doanh vàng có nguồn gốc rõ ràng, không nhái thương hiệu như PNJ thì không phải đóng cửa, không phải lo việc bị lực lượng chức năng kiểm tra.
Bộ Công Thương cụ thể hóa Nghị quyết về phát triển ngành đường sắt

Bộ Công Thương cụ thể hóa Nghị quyết về phát triển ngành đường sắt

Bộ Công Thương vừa ban hành chương trình hành động nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Chính phủ về định hướng phát triển ngành đường sắt đến năm 2030.
Sữa sản xuất trong nước mới đáp ứng 40% nhu cầu

Sữa sản xuất trong nước mới đáp ứng 40% nhu cầu

Sữa nguyên liệu tại Việt Nam hiện chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ trong nước nên đây vẫn là ngành có nhiều tiềm năng phát triển.
Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị

Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị

Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị, nhưng để chuỗi này vận hành “trơn tru” thì cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó, cần thái độ và quy mô hợp tác đủ lớn
Ai sẽ giải oan cho thịt gà?

Ai sẽ giải oan cho thịt gà?

Sau khi liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, nhiều người dân ở TP. Nha Trang lo ngại, hạn chế sử dụng các món ăn chế biến từ thịt gà.
Hiệu trưởng trường tiểu học bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú: Đừng để "con sâu làm rầu nồi canh"

Hiệu trưởng trường tiểu học bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú: Đừng để "con sâu làm rầu nồi canh"

Câu chuyện nữ hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Thọ (tỉnh Thanh Hóa) bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú, dư luận mong sớm có kết luận từ cơ quan Công an.
Lãnh đạo Tập đoàn TKV làm việc với tỉnh ủy Lâm Đồng

Lãnh đạo Tập đoàn TKV làm việc với tỉnh ủy Lâm Đồng

Tập đoàn TKV luôn xác định tỉnh Lâm Đồng là địa bàn chiến lược để tiếp tục đầu tư thăm dò phát triển tài nguyên và đầu tư các dự án bô xít - alumin mới.
Giảm thiểu rủi ro khi giá cà phê tăng bất thường

Giảm thiểu rủi ro khi giá cà phê tăng bất thường

Giữa bối cảnh giá cà phê tăng cao, doanh nghiệp nên hạn chế "mua xa, bán xa" còn ngân hàng nên tăng hạn mức cho doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê.
Gạo ST25 bị làm giả và câu chuyện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Gạo ST25 bị làm giả và câu chuyện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Gạo ST25 bị mạo danh, làm giả xuất hiện tràn lan một lần nữa báo động thực trạng giả mạo thương hiệu thông qua nhãn mác, bao bì, thậm chí là giả mạo gạo ST25.
Sản xuất công nghiệp: Để niềm vui trọn vẹn hơn

Sản xuất công nghiệp: Để niềm vui trọn vẹn hơn

Quý I/2024, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%, khu vực này tiếp tục trở thành động lực dẫn dắt tăng trưởng.
Phổ biến Nghị định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học

Phổ biến Nghị định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học.
Sự thật chứng minh không có cơn sốt đất nào cả!

Sự thật chứng minh không có cơn sốt đất nào cả!

Nhà đất ở Hà Nội tăng giá theo ngày chỉ là ảo. Thống kê số lượng giao dịch thực tế từ cơ quan chức năng cho thấy không có cơn sốt đất nào cả!
Để những kỳ nghỉ lễ dài ngày không còn là nỗi lo

Để những kỳ nghỉ lễ dài ngày không còn là nỗi lo

Những kỳ nghỉ lễ kéo dài sẽ mang đến những tác động tích cực nhưng đồng thời cũng là những điểm hạn chế. Vậy giải pháp cho những vấn đề này là gì?
Tiếp tục cảnh báo về an toàn thực phẩm học đường

Tiếp tục cảnh báo về an toàn thực phẩm học đường

Sau việc 23 học sinh lớp 4 ở Quảng Trị vừa bị ngộ độc; 1 học sinh ở Nha Trang tử vong mới đây, câu chuyện về an toàn thực phẩm học đường tiếp tục được cảnh báo.
Phát triển dịch vụ logistics: 5 kiến nghị từ Sở Công Thương Phú Thọ

Phát triển dịch vụ logistics: 5 kiến nghị từ Sở Công Thương Phú Thọ

Vẫn còn những vướng mắc nhất định trong công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực dịch vụ logistics của ngành Công Thương tại các địa phương cần được tháo gỡ.
Ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng du lịch: Không thể chủ quan!

Ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng du lịch: Không thể chủ quan!

Các vụ ngộ độc thực phẩm liên tiếp xảy ra tại các thành phố, địa phương du lịch nổi tiếng không chỉ ảnh hưởng đến cư dân bản địa mà còn đến khách du lịch...
Từ chuyện Shopee cho trả hàng trong 15 ngày: Khi bán hàng online không còn là “miếng bánh” dễ ăn

Từ chuyện Shopee cho trả hàng trong 15 ngày: Khi bán hàng online không còn là “miếng bánh” dễ ăn

Những ngày qua cộng đồng người bán hàng trên Shopee "dậy sóng" khi sàn thương mại điện tử này thay đổi chính sách trả hàng/hoàn tiền lên đến 15 ngày.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động