Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 08/11/2024 04:35

3 ưu tiên chính xuyên suốt tại Năm APEC Malaysia 2020

Malaysia lần đầu tiên đăng cai Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào năm 1998 - cũng là năm 3 thành viên cuối cùng gia nhập APEC gồm: Peru; Liên bang Nga và Việt Nam trước khi APEC tạm dừng kết nạp thành viên mới để ổn định tổ chức và đi sâu vào hợp tác nội khối.

Sau 22 năm, Malaysia tái đăng cai các hội nghị của APEC trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế, thương mại trong khu vực và trên thế giới có nhiều biến động và khó dự đoán: sự bất ổn và trì trệ của hệ thống thương mại đa phương; cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung; khoảng cách phân biệt giàu nghèo ngày càng lớn tại các quốc gia trên thế giới; sự biến đổi tiêu cực của khí hậu tại nhiều lục địa; cũng như sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 (IR4)...

Nhằm tiếp nối thành quả của các Năm APEC Việt Nam (2017), Papua New Guinea (2018) và Chile (2019), Malaysia đã tổ chức Hội nghị chuyên đề và Hội nghị SOM không chính thức (ISOM) nhằm thảo luận và xác định chủ đề chính và các ưu tiên cho Năm APEC 2020, từ ngày 9-10/12/2019 tại thành phố Langkawi, Malaysia với sự tham dự của đại diện các thành viên APEC, các học giả và cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực.

Với tình hình và bối cảnh kinh tế, chính trị như trên, Malaysia đã chọn chủ đề cho Năm APEC 2020 là: “Tối ưu hóa tiềm năng nhân lực hướng tới tương lai thịnh vượng chung”, tập trung vào 3 ưu tiên chính xuyên suốt cả năm 2020.

Khôi phục lòng tin của công chúng vào hệ thống thương mại và đầu tư đa phương

Sau 30 năm thành lập và phát triển, tổng GDP của khu vực APEC đã tăng từ 23,5 nghìn tỷ Mỹ kim lên 66,2 nghìn tỷ Mỹ kim, với mức tăng trung bình là 3,7%/năm. Hơn nữa, năm 2020 cũng là năm APEC hoàn thành mục tiêu Bô-go về Tự do hóa và Thuận lợi hóa thương mại và đầu tư trong khu vực[1] cũng như xác định đường hướng hợp tác cho APEC sau khi mục tiêu Bô-go đã được hoàn thành. Do vậy, có thể nói năm 2020 là năm bản lề quan trọng cho hợp tác APEC thời gian tới.

Trong bối cảnh nền kinh tế khu vực phát triển mạnh mẽ, mức sống của người dân đã được cải thiện rất nhiều, song song với đó, sự mất cân bằng về thu nhập cũng như chất lượng phúc lợi xã hội cũng gia tăng; một số lượng không nhỏ dân số vẫn bị tụt hậu khá nhiều so với phần còn lại tại nhiều nền kinh tế APEC. Do vậy, điều cần thiết trước mắt APEC cần tập trung giải quyết là đặt nhân tố con người, cộng đồng nhân dân như trọng tâm hợp tác cả về kinh tế và xã hội; chú trọng tăng trưởng đồng đều, bảo đảm không có nhân tố nào bị bỏ lại phía sau. Với ý nghĩa đó, hợp tác APEC về thương mại và đầu tư, ngoài nhiệm vụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập còn cần hướng tới việc cải thiện các vấn đề xã hội và phúc lợi của người dân. Đây cũng chính là cách để APEC có thể củng cố lòng tin của người dân vào hệ thống thương mại đa phương và các chương trình hợp tác thương mại, đầu tư trong khu vực APEC.

Tham gia hợp tác kinh tế đồng đều hơn thông qua nền kinh tế số

Trong bối cảnh sự bùng nổ của kinh tế số; sự phát triển mạnh mẽ của “Cách mạng công nghiệp 4.0”, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư cũng có xu hướng thay đổi thông qua việc tận dụng công nghệ tiên tiến. Xét một cách tổng thể, APEC hiện cũng còn yếu và thiếu nguồn nhân lực lao động có kỹ năng tốt về công nghệ số, đặc biệt là nữ giới và các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp vùng sâu, vùng xa. Điều này có nguy cơ dẫn đến gia tăng tỷ lệ thất nghiệp hoặc hợp tác kinh doanh không hiệu quả trong khu vực. Ý thức được điều đó, năm 2017, các nhà lãnh đạo APEC đã kêu gọi việc xây dựng một cộng đồng APEC phát triển cân bằng và đồng đều hơn trong thời đại công nghệ số vào năm 2030 nhằm đảm bảo chia sẻ một cách toàn diện hơn những lợi ích do hội nhập kinh tế mang lại.

Tại hội nghị, Chủ tịch SOM APEC 2020 nhấn mạnh: “Công nghệ có thể mang lại nhiều thay đổi quan trọng, song cũng có thể dẫn đến nhiều bất ổn cho hợp tác kinh tế, xã hội, nếu như chúng không được giám sát và quản lý một cách hiệu quả, hợp lý”. Với lý do đó, Malaysia quyết định chọn chủ đề phát triển kinh tế một cách đồng đều hơn thông qua việc tận dụng các cơ hội do kinh tế số mang lại là một trong những ưu tiên chính của Năm APEC 2020.

Tăng cường sáng tạo nhằm thúc đẩy bền vững thông qua năng lượng tái tạo và quản lý rác thải

Thời gian qua, APEC không thực sự quan tâm nhiều đến những nội dung quan trọng này do có nhiều ý kiến cho rằng những vấn đề này không thuộc nội dung liên quan đến hợp tác kinh tế như bản chất của APEC. Tuy nhiên, trong tình hình khí hậu và môi trường có nhiều thay đổi, gây ảnh hưởng tiêu cực tới hệ sinh thái và quá trình phát triển bền vững trong khu vực, Malaysia cho rằng việc giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu, xử lý rác thải và tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo, các công nghệ thân thiện với môi trường sẽ giúp tạo động lực cho phát triển kinh tế, thương mại và ngược lại. Với ý nghĩa đó, việc triển khai các chương trình hợp tác nhằm thực hiện một cách hiệu quả các mục tiêu phát triển (SDGs) của Liên hợp quốc được Malaysia xác định là một trong những ưu tiên của Năm APEC 2020. Do vậy, Malaysia đề xuất đưa nội dung này thành ưu tiên thứ ba của Năm APEC 2020.

Chủ đề và các ưu tiên chính của năm 2020 sẽ được chính thức chốt lại tại Hội nghị SOM 1 năm 2020 vào tháng 2/2020 tại Malaysia để chính thức triển khai hợp tác trong cả năm, đặc biệt là việc đánh giá kết quả hoàn thành mục tiêu Bôgo.

----------

[1] Mục tiêu Bôgo của APEC được các nhà lãnh đạo APEC thông qua năm 1994, tại Bôgo, Indonesia về việc tiến hành tự do hóa và tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư trong khu vực vào năm 2020.

Bùi Hồng Dương - Vụ Chính sách thương mại đa biên

Tin cùng chuyên mục

Bầu cử Mỹ 2024: Đã hoàn thành toàn bộ công tác kiểm phiếu

Cựu Thủ tướng Australia xóa bài đăng chỉ trích ông Donald Trump

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 7/11/2024: Cuộc xung đột Ukraine sắp tới hồi kết?

Điểm tin nóng thế giới ngày 7/11: Châu Âu chuẩn bị cho thời kỳ Trump 2.0; Nga thắng lớn ở Donetsk

Mỹ 'rót' viện trợ khủng cho Ukraine trước khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Đòn chiến thuật mới từ việc Nga dùng biến thể tên lửa Kh-59

18 năm Việt Nam gia nhập WTO: Bước ngoặt lớn thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, thu hút FDI

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris tuyên bố 'không bỏ cuộc'

Chiến sự Nga-Ukraine 7/11/2024: Ranh giới đỏ cho ông Zelensky và ông Trump; số quốc gia hỗ trợ quân sự cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 7/11: 30.000 lính Ukraine bỏ mạng ở Kursk; Kiev đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Nga

Châu Âu hậu chiến thắng của ông Donald Trump: Hai thái cực khó lường

Chiến sự Nga-Ukraine tối 6/11: Nga pháo kích kinh hoàng, quyết ‘triệt đường lui’ của Kiev ở Kursk

Bầu cử Mỹ 2024: 5 điểm nhấn trong chiến thắng của ông Trump

Chuyên gia nói gì về tác động chiến thắng của ông Trump tới giá dầu

Ukraine 'cấp tốc' chuẩn bị chiến lược mới khi ông Donald Trump tái đắc cử

Tổng thống Ukraine Zelensky gửi lời chúc mừng ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ

Những tuyên bố ‘gây sốc’ của ông Trump về chiến sự Nga-Ukraine

Bầu cử Mỹ 2024: Phản ứng của lãnh đạo thế giới trước việc ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ

Ông Donald Trump tuyên bố 'đại thắng' sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ?

Phương Tây không đủ sức hỗ trợ Ukraine; Kiev sẽ sử dụng UAV mang vũ khí hóa học