Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 12:08

Ăn húng quế mỗi ngày có tác dụng gì?

Húng quế là loại rau gia vị được sử dụng phổ biến trong các món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người chưa rõ tác dụng của cây húng quế với sức khỏe.

BSCK2. Trần Ngọc Quế, Phó Viện trưởng Viện Dược liệu toàn cầu cho biết, húng quế còn có tên khác là húng giổi, rau é, é tía, é quế, hương thái, tên khoa học là Ocimum basilicum L, thuộc họ hoa môi (Labiatae).

Húng quế là cây thân thảo mọc quanh năm, mọc hoang dại hoặc được trồng, thân hình vuông, cao khoảng 40 - 60 cm, có khi cao hơn tùy chất đất và khoảng cách trồng. Lá hình xoan, mọc đối, các chồi thường hay đâm ra từ các nách lá nên cành húng quế thường xum xuê. Lá màu lục xanh có loại màu tím đen nhạt.

Húng quế được cho là mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, từ việc làm đẹp da cho đến trị sỏi thận

Hoa nhỏ màu trắng hay tía, mọc thành chùm đơn hay phân nhánh với những hoa mọc thành vòng có từ 5 đến 6 hoa.

Quả chứa hạt đen nhánh khi ngâm vào nước có chất nhầy màu trắng bao quanh. Rễ mọc nông, ăn lan trên mặt đất.

Húng quế được cho là mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, từ việc làm đẹp da cho đến trị sỏi thận. Nó có công dụng như một loại thuốc bổ giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể.

Ngừa bệnh tiểu đường

Lá húng quế chứa nhiều chất chống oxy hóa và các tinh dầu giúp sản xuất ra các chất như eugenol, methy eugenol và caryphyllene. Đây đều là những chất có tác dụng hỗ trợ cho các tế bào beta của tụy tạng (những tế bào có chức năng dự trữ và phóng thích insulin) hoạt động bình thường. Điều này giúp làm tăng khả năng nhạy cảm với insulin, làm giảm mức đường huyết nên có thể điều trị bệnh tiểu đườnghiệu quả.

Giàu chất chống oxy hóa

Rau húng quế rất giàu chất chống oxy hóa có khả năng chống lại các gốc tự do, bảo vệ cấu trúc DNA và tế bào. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa flavonoid có trong rau húng quế giúp bảo vệ các tế bào bạch cầu, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.

Ngăn ngừa ung thư

Trong rau húng quế có chứa chất phytochemical, có thể ngăn ngừa ung thưda, gan, phổi do hóa chất gây ra.

Đồng thời, rau húng quế còn làm thay đổi các biểu hiện gen một cách tích, làm chết các tế bào ung thư và ngăn chặn các khối u lan rộng.

Ngăn ngừa stress

Lá húng quế có công dụng chống căng thẳng. Một kết quả nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ cho thấy, húng quế giúp duy trì mức bình thường của cortisol - hormon gây stress trong cơ thể. Chúng làm dịu thần kinh, điều chỉnh khả năng tuần hoàn máu và đánh bại các gốc tự do vốn là một yếu tố quan trọng gây stress.

Những người làm các công việc căng thẳng có thể nhai khoảng 12 lá húng quế hai lần mỗi ngày để ngăn ngừa stress.

Phân hủy sỏi trong thận

Húng quế là một trong những loại thuốc lợi tiểu và khử độc rất tốt cho thận. Chúng làm giảm lượng axit uric trong máu (một trong những lý do chính gây bệnh sỏi thận là do tình trạng dư thừa của axit uric trong máu), giúp làm sạch thận.

Để chữa sỏi thận, bạn có thể uống nước ép từ lá húng quế với mật ong mỗi ngày trong vòng 6 tháng.

Chống lại bệnh trầm cảm

Rau húng quế được dùng như một loại thuốc chống trầm cảm. Điều này là do rau húng quế có những tác động tích cực đến chức năng vỏ não, giúp kích thích chất dẫn truyền thần kinh, điều chỉnh các hormone làm cho con người vui vẻ và tràn đầy năng lượng.

Trị đau đầu

Theo trang Healthmeup cho biết, húng quế có thể làm dịu các cơn đau đầu do bệnh viêm xoang, dị ứng, cảm lạnh hay chứng đau nửa đầu gây ra.

Điều này xuất phát từ khả năng giảm đau nhức và làm thông mũi của loại lá này, giúp xoa dịu các cơ đau và giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Nếu đang bị đau đầu, bạn chỉ cần giã nát lá húng quế, cho vào nước đun sôi, để đến khi nước còn ấm thì dùng khăn nhúng vào nước, vắt hơi khô và đắp lên trán.

Ngoài ra, cũng có thể cho vài giọt tinh dầu húng quế vào nước ấm, dùng khăn nhúng nước và đắp lên trán.

Bảo vệ sức khỏe cho da và tóc

Lá rau húng quế có khả năng thanh lọc cơ thể rất hiệu quả. Khi ăn sống loại gia vị này, chúng sẽ lọc sạch máu cung cấp cho da, mang lại cho bạn một làn da sáng bóng và ngăn ngừa hiệu quả sự xuất hiện của mụn.

Bên cạnh đó, hung quế còn có tác dụng làm dịu cảm giác ngứa rát trên da đầu, chống rụng tóc. Ăn lá húng quế, uống nước ép hoặc đắp mặt nạ từ hỗn hợp lá húng quế giã nát đều có tác dụng tốt cho da và tóc.

Chữa những bệnh về đường hô hấp

Điều chỉnh khả năng miễn dịch, chống ho (giúp kiềm chế trung tâm ho, hạn chế số lượng các cơn ho) và làm long đờm (giúp tống đẩy đờm ra khỏi ngực). Đây là những công dụng giúp húng quế trở thành phương thuốc dân gian hiệu quả cho những căn bệnh như ho, cảm lạnh hay bệnh liên quan đến đường hô hấp bao gồm viêm phế quản cấp tính và mãn tính.

Một tác dụng khác của húng quế là khả năng kháng khuẩn và chống nấm, giúp đánh bại tình trạng nhiễm khuẩn có liên quan đến các rắc rối ở đường hô hấp.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Chăm sóc sức khỏe

Tin cùng chuyên mục

Cẩn trọng với tình trạng kháng kháng sinh

Thuốc lá gây ra 28 nhóm bệnh khác nhau

Người trẻ tranh thủ 'làm mát cơ thể' trước mùa deadline cuối năm

Không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100% khi khám sức khỏe lái xe

Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Quảng cáo thổi phồng 'trị đái tháo đường bằng 1 liệu trình' lừa dối người bệnh

Hà Nội: Thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg vì vi phạm chất lượng sản phẩm

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thầy thuốc trẻ ứng dụng AI tư vấn, khám bệnh cho hơn 1,1 triệu người dân

Thủ tướng yêu cầu 6 tháng tới hoàn thành Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh